ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN NGỮ VĂN (Trang 274 - 295)

LỚP 9 Đáp án này gồm có 4 trang

A. MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Câu 1: Ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào (Lewis L.

Dunnington)

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?

8,0

1. Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội.

Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây:

a) Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0

b) Giải thích ý kiến: Câu nói trên muốn khẳng định thái độ sống quyết định ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người.

- Ý nghĩa cuộc sống là gì? Ý nghĩa của cuộc sống nằm trong thái độ sống của mỗi con người; ở phản ứng của mỗi người đối với sự việc xảy ra với mình (không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta

2,0

ĐÁP ÁN ĐIỂM có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở

chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào) (1,0 điểm) - Vì sao thái độ sống quyết định ý nghĩa của cuộc sống?

Thái độ sống quyết định ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người, vì: Nếu con người có thái độ, hành động tích cực, đúng đắn thì sẽ loại bỏ được cảm xúc tiêu cực, cuộc sống sẽ có niềm vui, hạnh phúc, biết đối mặt và vượt qua khó khăn, ước mơ và hi vọng vào tương lai tươi sáng. Ngược lại, nếu con người có thái độ, phản ứng tiêu cực, cái nhìn bi quan, hoặc phiến diện thì sẽ bị chính thái độ đó chi phối cảm xúc, hành động (1,0 điểm).

c) Bàn luận

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Việc chọn lựa cách sống có ý nghĩa hay vô nghĩa tùy thuộc vào thái độ, phản ứng của con người trước hiện thực xảy ra đối với chính mình (1,0 điểm)

+ Cái nhìn, phản ứng của con người đối với sự việc xảy ra quanh mình sẽ quyết định ý nghĩa cuộc sống của chính người đó. Chẳng hạn như trước những bất công, những bất hạnh; hay trước lỗi lầm của mình hay của người khác… phản ứng có thể là chia sẻ, cảm thông, tha thứ trước sai lầm của người khác, nhận thức lỗi lầm của chính mình và thành tâm sửa chữa,.. hoặc là dửng dưng, vô cảm, chọn thái độ sống vị kỷ, chỉ biết bản thân…. Điều đó sẽ quyết định ý nghĩa cuộc sống của chính người đó.

+ Khi có thái độ, suy nghĩ hướng tới mục đích tốt đẹp, thì con người sẽ có phản ứng tích cực trước mọi việc xảy ra. Một người có thái độ sống tích cực, biết trân trọng hạnh phúc, biết suy nghĩ cởi mở thì dù có bị khuyết tật hay nghèo khó họ vẫn vui vẻ và tự làm mình trở thành người có ích. Vì vậy, cuộc sống của họ không bao giờ là vô nghĩa.

- Thái độ sống tích cực còn thể hiện bản lĩnh của con người. Đó là ý chí, quyết tâm, trước khó khăn không lùi bước, trước chiến thắng không kiêu căng, tự mãn. Nếu có một thái độ sống đúng đắn

3,0

ĐÁP ÁN ĐIỂM và tích cực, thì mọi cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, ghen ghét,

thất vọng,…đều sẽ được loại bỏ. (1,0 điểm).

- Thái độ, phản ứng trước sự việc một cách tích cực sống còn góp phần tạo nên cơ hội cho con người. Người có thái độ sống tích cực, suy nghĩ và việc làm sẽ có cân nhắc cẩn thận và dễ dẫn đến thành công hơn. Nếu có thất bại, thì họ cũng không dễ dàng nản chí, bỏ cuộc mà xem đó là thử thách, rèn luyện và phấn đấu vượt qua thử thách để tiến đến thành công. Ngược lại, người có thái độ tiêu cực sẽ bị thất bại làm nản chí, bi quan, dễ dàng buông trôi, bỏ cuộc, đánh mất cơ hội thành công (1,0 điểm).

(Chọn lựa dẫn chứng phù hợp) d) Rút ra bài học

- Cuộc sống luôn phải đối mặt với thắng – thua, được – mất, hạnh phúc – đau khổ, sự sống hay cái chết. Điều quan trọng là con người phải có đủ niềm tin, đủ nghị lực, phản ứng tích cực trước những biến động của cuộc sống, phải biết làm chủ bản thân mình.

Sự thất bại hay thành công, hạnh phúc hay đau khổ là chính sự chọn lựa thái độ sống quyết định. Nhận thức được điều đó, mỗi người làm sao để điều chỉnh, thay đổi thái độ và làm chủ cuộc đời mình.

- Cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người luôn hướng đến những mục đích tốt đẹp, biết trân trọng những giá trị xung quanh mình (tình thương yêu, sự sẻ chia, ước mơ và hi vọng).

(Tùy thuộc vào năng lực, hoàn cảnh của mình, thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp)

2,0

Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao chính xác, hợp lí. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Tuy nhiên, cần khuyến khích những bài làm có sáng tạo.

ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 2: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết:

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.

12, 0

1. Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh phải có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, kĩ năng phân tích thơ, đồng thời biết cách so sánh, đánh giá vấn đề. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Viếng lăng Bác của Viễn Phương, trong đó, tập trung chủ yếu vào hai đoạn thơ trên, thí sinh biết vận dụng kĩ năng cảm nhận thơ, phân tích, so sánh vẻ đẹp hình tượng thơ. Bài viết có thể được trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên, cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

a) Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn thơ. 1,5 b) Điểm gặp gỡ về ý tưởng của hai nhà thơ qua hai đoạn thơ 2,0

ĐÁP ÁN ĐIỂM - Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết

được hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, cho nhân dân. Ước nguyện khiêm nhường, bình dị, muốn góp phần nhỏ bé vào cuộc đời chung.

- Cả hai nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

c) Vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn thơ

- Hai đoạn thơ nằm trong hai bài thơ viết về đề tài khác nhau, Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên, đất nước và khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời; Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác (1,0 điểm)

- Cách thể hiện của mỗi nhà thơ qua hai đoạn thơ:

(1) Đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (3,0 điểm) + Khát vọng được sống đẹp, sống có ích cho đời: Khát vọng tha thiết muốn hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp, dù rất nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước (Qua những từ ngữ: Ta làm…; Ta làm…; Ta nhập vào….

diễn tả một cách tha thiết khát vọng)

+ Khát vọng ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị và khiêm nhường: Khát vọng, tâm niệm cống hiến cho đời được thể hiện chân thành qua những hình ảnh thơ đẹp giản dị, tự nhiên, gần gũi (làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca… Con chim hót giữa mùa xuân, tạo âm sắc cho mùa xuân;

một cành hoa nở giữa vườn xuân, tô hương sắc cho cuộc đời; một nốt trầm xao xuyến giữa bản hòa ca,…sự đóng góp rất nhỏ bé, ít ỏi, khiêm nhường).

+ Khát vọng ấy tuy nhỏ bé nhưng đầy ý thức về sự đóng góp của mình cho mùa xuân, cho vẻ đẹp của đất nước: Hiểu được mối quan hệ riêng – chung sâu sắc, ý thức mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp

7,0

ĐÁP ÁN ĐIỂM riêng, biết cống hiến những tinh túy của cuộc đời mình, dù là bé

nhỏ để góp phần làm nên vẻ đẹp của cuộc đời chung. Sự dâng hiến, hòa nhập nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.

(2) Đoạn thơ trong Viếng lăng Bác của Viễn Phương (3,0 điểm) - Ước nguyện thật bình dị mà xúc động: muốn hóa thân làm “con chim hót” góp tiếng hát mang niềm vui cho Bác, cho cuộc đời; làm

“đóa hoa tỏa hương” tô điểm cho cuộc sống; làm “cây tre trung hiếu” để được đền ơn đáp nghĩa cho Bác – vị lãnh tụ cả một đời vì nước vì dân. Điệp ngữ muốn làm thể hiện mạnh mẽ ước nguyện ấy.

- Ước nguyện chân thành mà sâu sắc cũng là ước nguyện của hàng triệu con tim người Việt Nam hướng về Bác.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu trong khổ thơ cuối ngoài ý nghĩa biểu tượng còn bao hàm cả lời hứa sắc son của chính nhà thơ: sẽ giữ mãi cốt cách, phẩm chất cao quý của người Việt Nam, trung với nước, hiếu với dân, trung thành với lý tưởng của Bác, với con đường Bác đã đi.

d) Nghệ thuật

- Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với ca dao; hình ảnh thơ đẹp, giản dị mà ấn tượng, khai thác tối đa các thủ pháp nghệ thuật tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ)…

- Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác và khát vọng chân thành, tha thiết muốn ở bên lăng Bác.

1,5

Lưu ý: Học sinh biết cách vận dụng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.

Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Tuy nhiên, cần khuyến khích những bài làm có sáng tạo.

--- HẾT ---

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TIỀN HẢI NĂM HỌC 2016 -2017

MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (8 điểm)

Tình bạn – điều kì diệu của cuộc sống.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.

Câu 2: (12 điểm)

Đọc Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng:

Nhà thơ đã ngợi ca và tôn vinh vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt.

Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

---HẾT---

Họ và tên thí sinh: ………..SBD:………..

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu Nội dung Điểm 1 A. Yêu cầu chung:

HS biết làm một bài NLXH với các kĩ năng, bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi dung từ, đặt câu.

B. Yêu cầu cụ thể:

I. Nội dung trình bày: Sau đây là một số định hướng trình bày:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình bạn – điều kì diệu của cuộc sống.

0,5 2. Làm rõ vấn đề nghị luận:

a. Giải thích:

- Thế nào là tình bạn? Tình bạn là sự kết thân hoàn toàn tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm, chia sẻ…với nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh hoạt vui chơi… không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội…

- Ý nghĩa của cả câu: Đề cao vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

1,0

b. Bàn luận vấn đề:

- Tại sao nói Tình bạn là điều kì diệu của cuộc sống? ( Vai trò và ý nghĩa của tình bạn.)

+ Bạn là người luôn quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với ta mọi niềm vui, nỗi buồn.

+ Bạn là chỗ dựa vững chắc cho ta, luôn bên ta, là phương thuốc quý giúp ta chống lại phong ba bão táp và giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc đời.

+ Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả...

+ Tình bạn đã nuôi dưỡng và làm dịu mát tâm hồn ta.

( Lựa chọn vài dẫn chứng về tình bạn cao đẹp trong văn học cũng như trong cuộc sống để làm rõ.)

1,5

- Phê phán những quan niệm sai lầm về tình bạn:

+ Tình bạn là thứ tình cảm cao quý phải được xuất phát từ trái tim chân thành.

1,0

+ Phê phán những người sống tự cô lập mình, không hòa mình vào bạn bè; thức tỉnh những người chưa thấy được ý nghĩa của tình bạn trong cuộc đời.

+ Tình bạn không dung nạp những ý nghĩ lợi dụng, toan tính thấp hèn cũng như những đố kị hơn thua...

- Cần phải làm gì để giữ được một tình bạn tốt?

+ Phải chân thành, quan tâm đến bạn lúc bạn cần...

+ Thẳng thắn đấu tranh với sai lầm khuyết điểm của bạn mình, giúp bạn sửa chữa lỗi lầm...

+ Biết tha thứ và độ lượng bao dung với bạn, biết đặt niềm tin vào bạn.

+ Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau.

1,5

3. Khẳng định lại vấn đề và đưa ra bài học nhận thức:

- Tình bạn là một trong những điều kì diệu của cuộc sống nên chúng ta phải biết trân trọng, xây dựng và bảo vệ.

- Nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, có thêm nghị lực để đối diện với những khó khăn trong cuộc sống.

0,5

II. Hình thức trình bày:

- Đảm bảo cấu trúc bài NLXH 0,5

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... 0,5 III. Sáng tạo:

- Có những cách diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc...

- Có những phát hiện mới mẻ...

1,0

2 A. Yêu cầu chung:

- Hiểu đúng yêu cầu đề, phân tích và chứng minh để làm nổi rõ

“Vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt”.

- Bố cục mạch lạc, thể hiện được kiến thức sâu về văn học và khả năng khái quát ý nghĩa của tác phẩm đã học.

- Dùng từ, viết câu trong sáng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.

B. Yêu cầu cụ thể:

I. Nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích nhận định:... 0,5 2. Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề:

a. Giải thích: “Vẻ đẹp lặng thầm” là vẻ đẹp lặng lẽ, nhuần nhị,

thầm kín, không ồn ào, khoa trương, là vẻ đẹp có chiều sâu, có 1,0

sức lay động, ám ảnh, mang hồn cốt riêng của người phụ nữ Việt Nam.

b. Chứng minh sự đúng đắn của nhận định bằng cách phân tích vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người bà trong Bếp lửa của Bằng Việt để làm rõ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

* Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ chính là hình ảnh người bà - người phụ nữ tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó.

Bài thơ ra đời khi Bằng Việt mới 22 tuổi, đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, sống ở nơi phồn hoa nhớ về quê nhà, nhớ về bà, yêu thương, kính trọng, biết ơn bà…

+ Đó là người bà suốt cả cuộc đời gắn liền với công việc bình dị “nhóm lửa”. Qua nắng mưa, đói nghèo, giặc giã, bà vẫn bám trụ với bếp lửa, với gia đình, đảm đương gánh vác để nuôi con, giờ lại nuôi cháu lớn khôn.

+ Năm tháng gian khó: Lên bốn tuổi…

+ Trong kháng chiến trường kì gian khổ: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa…

( HS lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích nạn đói năm 1945 đói mòn đói mỏi, tám năm ròng cháu ở cùng bà….)

-> Sự tảo tần lam lũ, chịu thương chịu khó ấy là nét phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng chỉ người phụ nữ Việt mới có.

1,5

* Người phụ nữ giàu tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng:

- Đó là người bà có một tình yêu thương vô hạn đối với con cháu:

+ Trong những năm tháng đói khổ cùng cực, cháu chỉ biết quanh quẩn bên bà, nương náu vào hơi ấm của bà, sớm sớm chiều chiều lẫm chẫm theo bà lui hui nhóm lửa.

+ Người bà yêu con thương cháu, vừa là bà, vừa là cha là mẹ, vừa là người thầy đảm đương trách nhiệm nuôi cháu trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần.

( Tình yêu thương của bà được dồn vào những bữa khoai, bữa sắn, bên khói bếp nhà nghèo, trong những câu chuyện bà kể, những lời dạy bảo đầy yêu thương. Bà tự nguyện nhận lấy những khó khăn không một lời oán thán…)

HS lựa chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và chứng minh.

2,5

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN NGỮ VĂN (Trang 274 - 295)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(448 trang)