1.5.1.1.Về phía học sinh
- Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH.
- Tìm hiểu khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức của HS sau khi giải xong một bài tập hóa học.
- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tố giúp HS phát triển tư duy sáng tạo khi giải bài tập.
1.5.1.2. Về phía giáo viên
- Tìm hiểu về tình hình lựa chọn và sử dụng bài tập của GV.
- Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học hóa học.
- Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT : kĩ năng rèn luyện các thao tác tư duy cho HS thông qua việc giải bài tập, cũng như cách thức truyền đạt của GV giúp HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo
1.5.2. Đối tượng điều tra và phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra trên hai đối tượng: HS và GV hóa học.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 30 GV hóa học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Số phiếu thu hồi được là 30 phiếu.
Chúng tôi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 400 HS ở các trường THPT thuộc Huyện Vũ Thư. Số phiếu thu hồi được là 400 phiếu.
Bảng 1.1. Kết quả điều tra GV STT Nội dung câu hỏi
Trong quá trình dạy học Thầy (Cô) có thực hiện các hoạt động sau đây không?
Phương án lựa chọn
Số ý kiến
%
1. Rèn luyện cho HS nắm vững hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản
Không 0 0,00
Hiếm khi 5 16,67
Thỉnh thoảng 5 16,67 Thường xuyên 20 66,67 2 Chú ý rèn luyện các thao tác tư duy cho
HS: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
Không 1 3,33
Hiếm khi 4 13,33
Thỉnh thoảng 10 33,33 Thường xuyên 15 50,00 3 Chú ý rèn luyện cho HS khả năng dễ
dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, vận dụng linh hoạt các thao tác của tư duy.
Không 1 3,33
Hiếm khi 10 33,33
Thỉnh thoảng 17 56,67 Thường xuyên 2 6,67 4 Chú ý rèn luyện cho HS khả năng tìm ra
nhiều cách giải cho một bài tập, từ đó chọn cách giải tối ưu nhất.
Không 8 26,67
Hiếm khi 18 60,00
Thỉnh thoảng 3 10,00 Thường xuyên 1 3,33 5 Chú ý rèn luyện cho HS khả năng tìm ra
những liên hệ và kết hợp mới, khám phá ra những cách giải mới, độc đáo mà thầy cô chưa hướng dẫn.
Không 8 26,67
Hiếm khi 17 56,67
Thỉnh thoảng 5 16,67 Thường xuyên 0 0,00 6 Chú ý rèn luyện cho HS khả năng lập kế
hoạch phối hợp các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra chứng minh ý tưởng.
Không 9 30,00
Hiếm khi 16 53,33
Thỉnh thoảng 5 16,67 Thường xuyên 0 0,00
7 Chú ý rèn luyện cho HS khả năng nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, phát hiện ra mâu thuẫn, sai lầm, sự thiếu lôgic và chưa tối ưu trong giải BT
Không 10 33,33
Hiếm khi 8 26,67
Thỉnh thoảng 12 40,00 Thường xuyên 0 0,00 8 Yêu cầu HS sau khi giải xong BT thì
kiểm tra lại lời giải, đưa ra những lưu ý cần thiết khi giải BT đó, khái quát hóa hướng suy nghĩ để giải các BT tương tự.
Không 0 0,00
Hiếm khi 8 26,67
Thỉnh thoảng 20 66,67 Thường xuyên 2 6,67 9 Yêu cầu HS đề xuất các BT mới, xây dựng
các BT cùng dạng với các BT đã cho
Không 10 33,33
Hiếm khi 15 50,00
Thỉnh thoảng 5 16,67 Thường xuyên 0 0,00
Bảng 1.2. Kết quả điều tra HS
STT Nội dung câu hỏi Phương án
lựa chọn
Số ý kiến
%
1 Sau khi giải xong một bài tập em có thường xuyên kiểm tra lại và tìm cách ghi nhớ lời giải hay không? ( Kiểm tra tiến trình của lời giải, tìm nhiều lời giải, tìm lời giải hay nhất ).
Không 81 20,25
Hiếm khi 192 48,00
Thỉnh thoảng 107 26,75 Thường xuyên 20 5,00
2 Sau khi giải xong một bài tập em có thói quen đặt ra vấn đề ngược lại ( nếu có thể được) hay không?
Không 56 14,00
Hiếm khi 281 70,25
Thỉnh thoảng 60 15,00 Thường xuyên 3 0,75 3 Khi gặp một BT chưa biết cách giải, em
có xét các trường hợp riêng để suy luận, dự đoán kết quả, tìm lời giải hay không?
Không 108 27,00
Hiếm khi 232 58,00
Thỉnh thoảng 50 12,50 Thường xuyên 10 2,50 4 Sau khi giải xong một BT, em có thói
quen thay đổi các dữ kiện trong giả thiết hoặc thay đổi kết luận của BT để lập ra BT mới và giải BT mới đó hay không?
Không 210 52,50
Hiếm khi 170 42,50
Thỉnh thoảng 20 5,00 Thường xuyên 0 0,00 5 Sau khi giải xong một BT em có thói
quen xem xét BT tương tự và tìm cách giải của BT tương tự hay không?
Không 30 7,50
Hiếm khi 220 55,00
Thỉnh thoảng 135 33,75 Thường xuyên 15 3,75
1.5.3. Kết quả điều tra
Qua kết quả điều tra với GV và HS tôi nhận thấy:
- Đa số GV ít quan tâm đến việc dạy cách suy nghĩ, phương pháp tư duy để tìm ra lời giải của bài tập, mà thay vào đó là chỉ cố gắng dạy cho HS hiểu lời giải của bài tập đó hoặc cho HS thảo luận bài tập theo cách giải đã được định sẵn.
- Năng lực tự giải bài tập của HS còn nhiều hạn chế, đa số HS hay ỷ lại vào GV khi gặp các bài tập phải tư duy để tìm ra cách giải.
Do đó khi giảng dạy người GV cần phải dạy cho HS cách tư duy, cách suy nghĩ tìm ra lời giải đồng thời giúp cho các em cách đào sâu lời giải của bài tập, cách sáng tạo ra những bài tập mới. Có như vậy các em mới có thể tự học nội dung này một cách có hiệu quả nhất. Trong thực tế khi giảng dạy, vì nhiều lí do, GV chủ yếu vẫn là thuyết trình, đưa ra lời giải và dạy cho HS hiểu lời giải đó hoặc cho học sinh thảo luận nhưng theo hướng giải đã được định sẵn. Chính vì vậy học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong tư duy và còn có tâm lí lười suy nghĩ hay ỷ lại vào thầy cô. Do đó khi gặp những bài tập có nội dung tương tự nhưng có thay đổi về dữ kiện là học sinh sẽ gặp lúng túng khi tìm lời giải
Như vậy nếu HS có năng lực TDST các em sẽ có những cách giải độc đáo, không vận dụng dập khuôn, máy móc những kiến thức đã học vào giải những bài tập mới. Cũng từ đó các em có thể giải được những bài tập tương tự hay vận dụng vào giải các bài tập khác một cách dễ dàng. Trong quá trình giải những bài tập đó, các em sẽ nắm vững kiến thức cơ bản, biết vận dụng vào những bài tập nâng cao hơn, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Như vậy, việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh là cần thiết, và làm cách nào để các em phát triển được năng lực tư duy sáng tạo một cách toàn diện nhất trong khi giải bài tập hóa học nói chung và chương Amin- aminoaxit- protein là nội dung chính của luận văn.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu:
Cơ sở lý luận
- Những cơ sở lý luận liên quan đến : Năng lực, tư duy và tư duy sáng tạo
- Những cơ sở lý luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT: Khái niệm, tác dụng, xu hướng phát triển của bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT.
- Những cơ sở lý luận về sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường THPT:
Quan hệ giữa BTHH với việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS.
Cơ sở thực tiễn
Thông qua điều tra tìm hiểu thực tế việc sử dụng bài tập vào dạy học ở trường THPT nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Và xác định được việc lựa chọn và sử dụng các bài tập hóa học theo hướng phát triển tư duy sáng tạo là cần thiết trong quá trình dạy học, hướng đến hoạt động tích cực của HS trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
CHƯƠNG 2:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG AMIN- AMINOAXIT- PROTEIN,
HÓA HỌC 12
Trong quá trình giảng dạy, nếu GV biết sử dụng PPDH phù hợp, biết cách khai thác các bài tập hóa học nói chung và các bài tập về Amin-aminoaxit-protein nói riêng thì sẽ có tác dụng tốt trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Trong chương này chúng tôi trình bày 4 giải pháp để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo là:
Rèn luyện cho HS bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy
Rèn luyện cho HS có kỹ năng sử dụng thành thục một số thao tác tư duy cơ bản khi giải bài tập Amin- aminoaxit- protein
Bồi dưỡng cho HS một số năng lực cụ thể để phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh cần đặt trọng tâm vào việc rèn luyện khả năng phát hiện vấn đề mới, khơi dậy những ý tưởng mới.
Trong đó ở giải pháp thứ ba chú trọng đến việc rèn luyện một số năng lực cụ thể, cơ bản nhất của năng lực tư duy sáng tạo đó là: năng lực toán học, năng lực tiếp thu kiến thức, năng lực liên hệ vận dụng tổng hợp kiến thức, năng lực quan sát nhận xét tìm con đường ngắn nhất đến kết quả, năng lực suy luận biện luận logic, năng lực kiểm chứng. Còn ở giải pháp thứ tư chỉ chú trọng đến việc rèn luyện khả năng khám phá những cách giải khác nhau và khả năng sáng tạo ra những bài tập mới cho HS.
Sau đây ta đi vào xét từng giải pháp cụ thể: