Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học bài tập chương amin aminoaxit protein, hóa học 12 (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất

Để TN nhằm đánh giá mức độ khó của các dạng bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy của HS, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng 10 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan ở cả 3 mức độ. Sau đó chúng tôi xây dựng đề kiểm tra 15 phút bài Amin (đề kiểm tra số 1) và tiến hành TN ở 2 lớp là 12A1 (lớp TN1) và 12A2 (lớp ĐC1).

* Nội dung đề kiểm tra với 10 câu được phân loại mức độ khó như sau:

Mức độ biết : câu 1, 5, 7 Mức độ hiểu : câu 2, 4, 6

Mức độ vận dụng: câu 3, 8, 10 trong đó câu 9 là câu vận dụng cao

* Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Tỉ lệ % số HS hoàn thành các câu hỏi theo mức độ nhận thức

Lớp Mức độ biết Mức độ hiểu Mức độ vận dụng Mức độ vận dụng cao Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %

TN1 45 100 40 95,56 31 68,89 8 17,78

ĐC1 43 100 36 88,37 21 53,49 4 9,30

Nhận xét:

- Đối với các câu ở mức độ biết là các câu đơn giản, HS chỉ cần nhớ là có thể trả lời được. Ở dạng này 100 % HS trả lời đúng.

- Đối với các câu ở mức độ hiểu là những câu nếu HS học bài cẩn thận, hiểu kiến thức là có thể trả lời đúng. Câu hỏi ở dạng này không đòi hỏi trình độ tư duy cao, có khoảng 88,37 % đến 95,56 % HS trả lời đúng.

- Đối với các câu ở mức độ vận dụng, HS phải thực hiện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp tuy nhiên ở mức độ đơn giản do đó đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau, nắm được phương pháp giải bài tập. Với dạng bài này có từ 53,49 % đến 68,89 % HS trả lời đúng.

- Đối với các câu ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏi HS phải có tư duy ở mức độ cao, linh hoạt, sáng tạo, suy luận để tìm ra cách giải đúng. Với câu này chỉ có 9,30 % đến 17,78 % HS trả lời đúng.

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy việc sắp xếp, phân loại bài tập hóa học theo các mức độ nhận thức và tư duy của HS đã nêu là phù hợp. Bằng hệ thống bài tập này sẽ phân loại, đánh giá được khả năng nhận thức và tư duy của HS để từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp với từng đối tượng nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.

3.4.2. Thực hiện nhiệm vụ thứ hai

Đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học chương Amin- aminoaxit- protein nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS. Để có đánh giá chính xác, chúng tôi tiến hành các giải pháp đã nêu vào dạy học bài tập ở các lớp TN 12A1,12A9, 12A11. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút và 45 phút cho cả 6 lớp 12A1, 12A2, 12A9, 12A10,12A11,12A12 với 2 đề kiểm tra còn lại (đề số 2, 3).

* Kết quả đề kiểm tra số 2

Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra số 2 Lớp Số HS Điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 45 0 0 0 0 3 11 10 13 5 2 1

ĐC1 43 0 0 0 2 5 12 10 10 3 1 0

TN2 44 0 0 0 1 2 10 9 15 6 1 0

ĐC2 45 0 0 1 2 5 13 9 11 4 0 0

TN3 44 0 0 0 1 3 8 9 12 6 3 2

ĐC3 45 0 0 1 1 3 13 10 10 5 1 1

133 0 0 0 2 8 29 28 40 17 6 3

ĐC 133 0 0 2 5 13 38 29 31 12 2 1

Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2

Đề 1

Số học sinh đạt điểm xi

% số học sinh đạt điểm xi

% số học sinh đạt điểm xi trở xuống

Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC

1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

2 0 2 0.00 1.50 0.00 1.50

3 2 5 1.50 3.76 1.50 5.26

4 8 13 6.02 9.77 7.52 15.03

5 29 38 21.80 28.57 29.32 43.60

6 28 29 21.05 21.80 50.37 65.40

7 40 31 30.08 23.31 80.45 88.71

8 17 12 12.78 9.02 93.23 97.73

9 6 2 4.51 1.50 97.74 99.25

10 3 1 2.26 0.75 100.00 100.00

Số HS 133 133 100.00 100.00

TN

Bảng 3.6. Tỉ lệ % số HS đạt điểm YK, TB, K, G bài kiểm tra số 2

%

Lớp YK TB K G

TN 7,52 42,86 42,86 6,77

ĐC 15,04 50,38 32,33 2,26

Bảng 3.7. Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 2

Lớp Điểm TB S2 S V (%) m

TN 6,4 2,03 1,42 22,19 0,123

ĐC 5,81 2,09 1,45 24,96 0,126

Hình 3.1. Đường lũy tích so sánh kết quả bài kiểm tra số 2

0 20 40 60 80 100 120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN ĐC

Hình 3.2. Biểu đồ phân loại HS bài kiểm tra số 2

Kết quả trên cho chúng ta thấy chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Điều đó được thể hiện ở tỷ lệ HS khá - giỏi của lớp TN (49,63 %) cao hơn nhiều so với lớp ĐC (34,59 %) và tỷ lệ HS yếu - kém của lớp TN (7,52%) giảm so với lớp ĐC (15,04 %). Điểm trung bình cộng bài kiểm tra của lớp TN hơn lớp ĐC 0,59 điểm.

Đồ thị đường lũy tích của lớp TN nằm về phía bên phải và phía dưới so với lớp ĐC chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC

Chất lượng của lớp TN cũng đồng đều hơn do mức độ phân tán điểm thể hiện ở giá trị hệ số biến thiên của HS lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC.

* Kết quả đề kiểm tra số 3

Bảng 3.8. Kết quả bài kiểm tra số 3

Lớp Số HS Điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 45 0 0 0 1 2 7 12 13 7 2 1

ĐC1 43 0 0 0 2 3 9 10 12 5 2 0

TN2 44 0 0 0 1 2 13 13 7 6 1 1

ĐC2 45 0 0 0 3 6 13 12 6 4 1 0

TN3 44 0 0 0 1 3 6 11 13 6 3 1

ĐC3 45 0 0 0 2 3 8 15 10 5 1 1

89 0 0 0 3 7 26 36 33 19 6 3

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học bài tập chương amin aminoaxit protein, hóa học 12 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)