Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

Một phần của tài liệu Bộ máy hành chính nhà nước nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 24 - 29)

Đảng nhân dân cách mạng Lào là trụ cột của hệ thống chính trị nước CHDCND Lào. Điều 3 Hiến Pháp Lào năm 1991 quy định: "Quyền lầm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm bằng hoạt động của hệ thôhg chính trị do Đảng nhân dân cẩch mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo”. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Lào nói chung, bộ máy hành chính Nhà nước Lào nói riêng có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước dân chủ nhân dân Lào.

Ngày 22/3/1955, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng nhân dân Lào, nay gọi là Đảng nhân dân cách mạng Lào được thành lập. Đảng Nhân dân Lào ra đời đã kế thừa trách nhiệm và truyền

thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Đông Dương, lấy nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp nhưng cũng vô cùng vinh quang là lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các bộ tộc Lào. [ 18 - tr 95 ]

Việc thành lập Đảng Nhân dân Lào là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử các bộ tộc Lào. Đây là sự kiện chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cánh mạng.

Kể từ khi ra đời, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đứng lên làm cuộc cách mạng xoá bỏ hoàn toàn chế độ cũ, xây dựng chế độ mới- chế độ dân chủ nhân dân.

Bước vào thời kỳ đổi mới, trong điều kiện tình hình thế giới có sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp, đất nước lại gặp rất nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, sự nghiệp đổi mới đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận:

tốc độ phát triển kinh tế đạt được sự phát triển khả quan, chính trị ổn định, cuộc sống của nhân dân được cải thiện, hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Những kết quả đó càng củng cố sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào . Thực tiễn đã chứng minh rằng, Đảng NDCM Lào xứng đáng là Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện cụ thể thông qua các hình thức hoạt động của Đảng sau đây:

- Đảng lãnh đề ra những đường lố i chủ trương, chính sách về cắc lĩnh vực hoạt động khác nhau của quẩn lý Nhà nước nói chung và quản lý hành

chính Nhà nước nói riêng. Trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Ở đây cần nhấn mạnh là các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về những vấn để có liên quan bao giờ cũng được xác định là cơ sở rất quan trọng để các

^piiạt &ỉiạ Qỉtí cSáe cArlun. ^ỉrưùntỊ (Ị)ại htìe '3ỖỈI QLệi

chủ thể quản lý hành chính Nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định quản lý của mình. Tuy vậy, các nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực - pháp lý, cho nên để hiện thực hoá nội dung của những nghị quyết này, phải thông qua hàng loạt những hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cần bộ. Đây là công việc có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quản lý hành chính Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng về công tác này thể hiện ở chỗ, các tổ chức Đảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước. Tổ chức Đảng có ý kiến vể việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Những ý kiến này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tổ chức cán bộ, tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

- Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước bằng hình thức kiểm tra, kiểm tra của cắc tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Việc kiểm tra này nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra. Thông qua công tác kiểm tra, các tổ chức Đảng nắm bắt được nguồn thông tin hai chiều về tình hình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng. Trên cơ sở đó, Đảng kịp thời đề ra các biện pháp uốn nắn những biểu hiện lệch lạc nhằm làm cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đi theo đúng định hướng phù hợp với lợi ích của dân tộc, của Đảng.

3.2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước

Điều 2 Hiến pháp CHDCND Lào năm 1991 quy định: ''Nhà nước của CHDND Lào là Nhà nước của nhân dân, m ọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân. Cắc bộ tộc bao gồm cắc tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làm nòng cô't". Thấm nhuần nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, từ khi ra đời Nhà nước Lào dân chủ luôn tạo điều kiện để nhân dân lao động thực sự đóng vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính Nhà nước.

Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước không những thể hiện bản chất giai cấp của Nhà nước CHDCND Lào, mà còn tạo điều kiện phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc ghi nhận nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước đã đặt trước Nhà nước CHDCND Lào nhiệm vụ xây dựng những điều kiện cung cấp những phương tiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành chính Nhà nước, đồng thời Nhà nước cũng phải xây dựng cơ chế bảo đảm quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân. Nguyên tắc này thể hiện qua các hình thức tham gia của nhân dân lao động sau:

3.2.1. Nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua cơ quan đại diện.

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHDCND Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào bầu người đại diện của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Cơ quan quyền lực Nhà nước trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong đó

CÓ Vấn đề về quản lý hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó nhân dân các bộ tộc Lào còn tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước với tư cách là những cán bộ công chức của bộ máy hành chính Nhà nước. Vị trí này cho phép họ đem mọi trí tuệ tâm huyết của mình ra phục vụ đất nước mà cụ thể là phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Là những người con ưu tú của nhân dân, hơn ai hết họ hiểu rõ được tình cảnh của đất nước và từ đó họ có thể đưa ra được những giải pháp thích hợp cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

3.2.2- Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước thông qua hoạt động của cầc tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 7 Hiến pháp Lào 1991 quy định: “Mặt trận xây dựng đất nước Lào, Tổng liên đoàn lao động Lào, Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội liên hiệp phụ nữ Lào và các cơ quan tổ chức xã hội là nơi tập hợp đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân dân các bộ tộc tham gia sự nghiệp bảo vộ và xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dán, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình”. Thông qua hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận nhân dân các bộ tộc lào thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, trong đó có hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

3.2.3. Nhân dân tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở

Hoạt động quản lý hành chính là một hoạt động được diễn ra trên một phạm vi rất rộng, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Việc người dân tham gia các hoạt động tự quản tại nơi cư trú sinh hoạt như tham gia tổ dân phố, tham gia đội bảo vệ, trực tiếp bầu trưởng bản để quản lý, điều hành hoạt động tại địa phương...là một trong những hình thức tích cực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Nhà nước thường xuyên tạo mọi điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để người dân phát huy vai trò chủ

động, tích cực của mình trong việc tham gia các hoạt động có tính chất tự quản này. Hình thức hoạt động này cho thấy, các quy định của pháp luật về quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân các bộ tộc Lào thực sự được tôn trọng và được đảm bảo thực hiện.

3.2.4. Nhân dân tham gia hoạt động quản lý hành chính Nhà nước thông qua việc thực hiện cấc quyền công dân.

Hoạt động quản lý hành chính nói chung và hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nói riêng có thể có những vi phạm, sai sót và hậu quả là có thể gây ra những thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho chính những người dân lao động. Để ngăn ngừa và hạn chế những thiệt hại này, pháp luật quy định người dân có quyền khiếu nại tố cáo các vi phạm. Đây cũng chính là một hình thức tham gia rất hiệu quả của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Ngoài ra nhân dân còn có thể tham gia góp ý kiến cho các cơ quan hữu quan khi có trưng cầu dân ý, trong trường hợp này trí tuệ tập thể sẽ được phát huy và như vậy cơ quari quản lý sẽ tìm ra được những giải pháp đúng đắn nhất phục vụ cho hoạt động của mình. Tóm lại đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân các bộ tộc Lào phát huy vai trò làm chủ của mình.

Một phần của tài liệu Bộ máy hành chính nhà nước nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)