Bộ máy hành chính địa phương

Một phần của tài liệu Bộ máy hành chính nhà nước nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 57 - 89)

2. Khu vực giải phóng Neo-Lào-hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước)

3.2. Bộ máy hành chính địa phương

Theo Hiến pháp Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1991, đơn vị hành chính lãnh thổ Lào được chia thành 3 cấp: tỉnh (thành phố,đơn vị hành chính đặc biệt), huyện và bản. Như vậy, Hiến pháp 1991 đã xoá bỏ cấp xã. Mục đích của việc xoá bỏ cấp xã là nhằm loại bỏ một cấp đơn vị hành chính trung gian, tạo điều kiện cho đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tiếp cận đến nhân dân một cách nhanh chóng và kịp thời . Tuy nhiên, ở một số khu vực miền núi, vùng sâu vẫn còn duy trì cấp xã.[15 - trl0 8 ,109 ]

Thẩm quyền thành lập mới, điều chỉnh địa giơi đơn vị hành chính tỉnh, thành phố, đơn vị hành chính đặc biệt thuộc Quốc hội theo đề nghị của Chính phủ.

'rhẩm quyền thành lập mới, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, bản thuộc Chính phủ theo đề nghị của Tỉnh trưởng.

Thực hiện đường lối Nghị quyết lần thứ V của Đảng DNCM Lào ngày 27 tháng 3 năm 1991, Hiến pháp 1991 đã bãi bỏ việc thành lập Hội đồng nhân dân ở các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc bãi bỏ này nhằm mục đích tinh giản bộ máy Nhà nước. Vì vậy, những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trước đây của Hội đồng nhân dân được chuyển gỉí LO cho các cơ quan Nhà nước khác. Ví dụ, những nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực kinh tế - xã hội được chuyển sang cho Văn phòng tỉnh đảm nhận; nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội được chuyển giao cho các văn phòng đại biểu Quốc hội đóng tại địa phương.

Theo quy định của Hiến pháp 1991, ở các cấp đơn vị hành chính chỉ thành lập cơ quan hành chính Nhà nước.

Ở tỉnh, Tỉnh trưởng là người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh; ở huyện; Huyện trưởng là người đứng đầu cơ quan hành chính huyện; đứng đầu bản là Trưởng bản.

Tỉnh trưởng (Thị trưởng, Trưởng đơn vị hành chính đặc biệt) do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ; Phó Tỉnh trưởng, Phó Thị trưởng và Phó Trưởng đơn vị hành chính đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Trưởng đơn vị hành chính đặt b iệ t.

Huyện trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tỉnh trưởng; Phó Huyện trưởng do Tỉnh trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Huyện trưởng.

Trưởng Bản do huyện trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Văn phòng huyện trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân bản.

Cơ quan hành chính địa phương thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Quản lý công tác hành chính trong địa phương;

- Lãnh đạo công tác của các cơ quan chuyên môn cùng cấp;

- Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại và đơn tố cáo của công dân;

- Bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.[15 - trl09, 110]

Bộ m ấy hành chính cấp tỉnh

Đứng đầu bộ máy hành chính tỉnh là Tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng là người đại diện cho Chính phủ ở địa phương. Tỉnh trưởng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức việc triển khai thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước tại địa phương;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp;

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ quyết định của cơ quan chuyên môn cùng cấp, cơ quan hành chính cấp dưới trái pháp luật;

- Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong phạm vi quyền hạn của mình theo luật định;

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng tỉnh là cơ quan giúp việc của Tỉnh trưởng. Văn phòng tỉnh tổng hợp ý kiến của các phòng ban, lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trình Tỉnh trưởng xem xét trình Chính phủ phê chuẩn; giúp Tỉnh trưởng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội đã được Chính phủ phê chuẩn; giúp Tỉnh trưởng triển khai việc thực hiện pháp luật tại địa phương; phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị nội dung các cuộc hội nghị tỉnh; soạn thảo các báo cáo của Tỉnh trưởng trình Chính phủ;

Ngoài ra, trong bộ máy hành chính tỉnh còn có các cơ quan chuyên môn trực thuộc Tỉnh trưởng (các sở).

Bộ m áy hành chính cấp huyện

Huyện trưởng là thủ trưởng điều hành cao nhất của cơ quan hành chính huyện . Huyện trưởng có nhi bm vụ:

- Lãnh đạo việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trong phạm vi địa phương;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm việc thực hiện các quyền công dân;

- Quản ]ý công tác xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức đại phương;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của cơ quan hành chính Bản;

- Báo cáo công tác với hoạt động Tỉnh trưởng;

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng huyện

Văn phòng huyện là cơ quan giúp việc trực tiếp của Huyện trưởng.

Văn phòng giúp Huyện trưởng lập kế hoạch công tác; soạn thảo các quyết định của Huyện trưởng; giúp Huyện Trưởng điều hoà hoạt động của các cơ quan tổ chức chuyên môn của huyện.

Bộ m ấy hành chính bản

Bản là nơi làm ăn sinh sống của nhân dân của các bộ tộc Lào, là đơn vị chính quyền cấp cơ sở, nơi trực tiếp tổ chức đưa chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính bản được điều chỉnh bởi quyết định của thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và quản lý bản ngày 7 tháng 8 năm 1993.

Theo Điều 2 của quyết định Thủ tướng chính phủ về tổ chức và quản lý bản ngày 7 tháng 8 năm 1993 đã quy đinh: khu vực dân cư nào có từ 20 hộ trở lên với số dân sinh sống trên 100 người, có thể lập thành một bản. Mỗi bản có Trưởng bản, Phó Trưởng bản và 1 hoặc 2 cán bộ làm nhiệm vụ giúp việc cho Trưởng bản. Trưởng bản do nhân dân trực tiếp báu ra tại cuộc Hội nghị của cử tri bản. Còn Phó trưởng bản và thành viên khác được bầu ra tại cuộc hội nghị của cử tri bản theo đề nghị của trưởng bản . Cuộc Hội nghị cử tri bản do đại diện của Huyện trưởng triệu tập và làm chủ toạ. Kết quả bầu cử Trưởng bản, Phó trưởng bản và các thành viên khác phải được chuyển lên cho Tỉnh trưởng phê chuẩn.

Trưởng bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức triển khai việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi bản; động viên nhân dân các bộ tộc và

các tầng lớp nhân dân thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và luật;

- Lãnh đạo hoạt động của bản;

- Quản lý và bảo vệ đất rừng, sông hồ, thú rừng; bảo vệ môi trường, khu di tich lịch sử, trường học, bệnh viện và những tài sản công cộng khác thuộc quyền quản lý của bản;

- Quản lý hoạt động kinh tế trong phạm vi địa phương;

- Phối hợp công tác với cơ quan Thuế trong việc quản lý, đăng ký, thống kê, thu thuế về đất đai và loại thuế khác trong phạm vi địa phương;

- Lập kế hoạch phát triển Bản; chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân bản thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, phát ttriển trong sản xuất công nghiệp - lâm nghiệp, lao động thủ công, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân;

- 1 ỊO điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng nhân dân khác hoạt động;

- Tiếp nh m, xem xét và giải quyết các tranh chấp trong nhân dân địa phương theo thẩm quyền do luật định;

- Quản lý công tác hộ khẩu, hộ tịch, tư pháp hành chính;

- Báo cáo tình hình hoạt động của bản với Huyện trưởng;

- Triêu tập và chủ toạ các cuộc họp bản và làm chủ tịch của cuộc họp;

Trưởng bản có quyền ban hành quyết định. Quyết định của Trưởng bản không được trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. [29]

Mỗi bản còn thành lập 3 ban chuyên môn: Ban Kinh tế; Ban bảo vệ an ninh; ban văn hoá-xã hội. Mỗi ban gồm có 3 thành viên trong đó trưởng bản và các phó trưởng bản làm trưởng ban .

CHƯƠNG m

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LÀO HIỆN NAY

I. Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước nước CHDCND Lào .

1.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương.

Trong hệ thống hành chính Nhà nước Lào, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Thành phần Chính phủ gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và người đứng đầu cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện nay gồm 13 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và 5 uỷ ban Nhà nước như: Bọ Quốc phòng; Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục đào tạo;

Bộ Thương nghiệp; Bộ Nông - Lâm; Bộ Y tế; Bộ Công nghiệp và thủ công nghiệp; Bộ Văn hoá- thông tin; Bộ Lao động và phúc lợi xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Bưu điện và xây dựng; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Văn phòng chính pLii; Ban tổ chức cán bộ Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước; Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; Uỷ ban Chỉ đạo phát triển tài nguyên thiên nhiên; u ỷ ban Chỉ đạo phát triển nông thôn; Uỷ ban quản lý đầu tư với nước ngoài và Uý ban đầu tư nội bộ.

Trong thời gian vừa qua, các bộ, cơ quan ngang bộ và các uỷ ban đã tiến hành thực hiện một số biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện bộ máy của mình như: rà soát lại chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức lại bộ máy cho gọn nhẹ, hợp lý nhằm hoạt động có hiệu quả, rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường trách nhiệm của mỗi cán bộ viên chức, nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực, nạn tham nhũng quan liêu bao cấp.

Việc thực hiện những biện pháp này đã đem lại một số kết quả đáng kích lệ sau:

+ Củng cố lại một bước chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của các bộ và cơ quan ngang bộ. Ngoài ra, các bộ và cơ quan ngang bộ cũng đã tiến hành công tác củng cố lại tổ chức của các cục, vụ, văn phòng, xắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan đó; bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với khả năng trình độ của mỗi người nhằm phát huy tối đa khả năng của họ.

+ Hoán chuyển một số vụ của Văn phòng Chính phủ sang cho các bộ và các cơ quan khác, một số cơ quan thuộc bộ hoặc cơ quan ngang bộ sang Văn phòng Chính phủ. Cụ thể, chuyển giao Vụ Hợp tác đối ngoại, Vụ Quản lý đầu tư nước ngoài và Vụ Khuyến khích đầu tư trong nước, Cục Hợp tác Lào-Việt, Cục Họp tác Lào-Trung Quốc từ Văn phòng Chính phủ sang trực thuộc Uỷ ban kế hoạch và hợp tác; chuyển giao Văn phòng Thư ký Uỷ ban sông Mê Kông Quốc gia từ Uỷ ban Kế koạch và hợp tác, Cục Du lịch từ Bộ Thương mại sang trực thuộc Văn phòng Chính phủ.

+ Thành lập mới cơ quan Thanh tra Nhà nước nhằm tăng cường sự quản lý, kiểm tra, đảm bảo ĩính đúng đắn trong việc thực hiện các quyết định quản lý hành chính Nhà nước.

Cơ quan Thanh tra Nhà nước được thành lập theo Nghị định của Chính phủ ngày 30 tháng 05 năm 2001. Thanh tra Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Lập kế hoạch công tác hàng năm trình Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạc công tác đã được phê duyệt;

- Chuẩn bị dự án luật, dự án luật pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định theo những vấn đề được Chính phủ giao;

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức viên trong cơ quan hành chính Nhà nước

cắc Cấp, các đơn vị kinh tế Nhà nước;

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, sử dụng ngân sách của các đơn vị kinh tế Nhà nước, kể cả việc sử dụng nguồn vốn vay và hỗ trợ của nước ngoài;

- Nguyên cứu, phân tích, đánh giá kết quả của kiểm tra; tập hợp các hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm tra gửi cho các cơ quan cấp trên có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật;

- Bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện năng cao trình độ kiến thức và năng lực về chuyên môn cho các cán bộ thanh tra kiểm tra, chú trọng đến việc thực hiện các chính sách đối với các cán bộ thanh tra.

Cùng với việc thành lập cơ quan Thành tra Nhà nước, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo củng cố tổ chức và hoạt động cơ quan Kiểm toán Nhà nước (cơ quan Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 159 của Chính phủ ngày 26 thnág 8 năm 1996). Sau khi được củng cố, Kiểm toán Nhà nước gồm có các đơn vị sau: Cục kiểm toán của cơ quan Nhà nước và các đơn vị kinh doanh; Cục kiểm toán dự án đầu tư và hợp tác đối ngoại; Phòng quản lý hành chính.

+ Xắp xếp, điều chỉnh lại chức năng của một số Uỷ ban Nhà nước, chuyển một số công việc do các u ỷ ban này phụ trách sang các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cho chính quyền địa phương nhằm hạn chế sự chồng chéo lẫn nhau giữa các cơ quan, cụ thể:

- Công việc của Uỷ ban quản lý nguồn nhân lực được chuyển giao cho Vụ Tổ chức cán bộ, công chức trực thuộc Văn phòng Chính phủ;

- Công việc của Ban quản lý đầu tư hợp tác đối ngoại và Ban quản lý đầu tư nội bộ được giao cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước;

- Công việc của Uỷ ban xử lý đất đai, giao đất, rừng cấp Trung ương được giao cho Bộ Tài chính;

- Công việc của Ban phụ trách hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định số 194/TTCP trực thuộc Văn phòng Chính phủ được giao công việc đó cho Bộ Lao động và thương binh xã hội chịu trách nhiệm/N g h ị định s ố 194/TTCP

về C hế độ đãi ngộ của Nhà nước đới với công nhân viên chức hưu trí).

+ Tiếp tục nghiên cứu củng cố chức năng của Uỷ ban Trung ương Chỉ đạo hướng dẫn phát triển nông thôn theo hướng chuyển giao công tác nghiên cứu chỉ đạo chính sách mặt vĩ mô và cồng tác chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nồng thôn cho Bộ Nông nghiệp - lâm nghiệp và địa phương thực hiện. [32 - tr 2, 3]

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước trung ương còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, việc phân cồng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ, ngành, cơ quan tương đương chưa cụ thể và đồng bộ dẫn đến tình trạng trùng lắp, chổng chéo trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước gây ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.

Thứ hai, trong thời gian qua mặc dù số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ không tăng, nhưng bộ máy giúp việc của các bộ, cơ quan ngang bộ lại được tăng lên đáng kể (từ 119 cục, vụ hoặc tương đương tăng lên 161). Điều này làm cho bộ máy cơ quan hành chính trung ương trở nên cồng kềnh, trong khi năng lực quản lý không được cải thiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của Chính phủ nói riêng, bộ máy hành chính Nhà nước nói chung.

Thứ ba, việc pháp luật quy định khồng rõ ràng chức năng quản lý vĩ mô của các Bộ, cơ quan dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn như:

khó xác định công việc nào chịu sự quản lý trực tiếp của bộ hoặc địa phương và công việc nào phải được thống nhất thực hiện giữa trung ương và địa

Một phần của tài liệu Bộ máy hành chính nhà nước nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào (Trang 57 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)