2. Khu vực giải phóng Neo-Lào-hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước)
2.1. Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ)
Theo quy định của Điều 2, Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. Thành phần của Hội đồng Bỏ trưởng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Bộ trưởng và các Chủ tịch Uỷ ban Nhà nước. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng do Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước. [18]
Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về mọi mặt, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hội đồng Bộ trưởng đầy đủ thẩm quyền trong việc giải quyết mọi vấn đề quan trọng của Nhà nước trong việc quản ly điều hành đát nước .
Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị quyết và nghị định. Các nghị quyết, nghị định do Hội đồng Bộ trưởng ban hành có hiệu lực trong phạm vi cả nước, đối với mọi địa phương[33]
Cơ cấu tổ chức của Hộ đồng Bộ trưởng
Theo quy định của điều 4, Luật tổ chức H ội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Bộ trưởng gồm các bộ, uỷ ban Nhà nước.
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1991 cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bộ trưởng gồm các cơ quan sau: Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Văn hoá; Bộ Nông, thủy lợi và hợp tác xã nông nghiệp; Bộ Thương mại; Bộ Cồng nghiệp, thủ công nghiệp và lâm nghiệp; Bộ Vận tải và Bưu điện; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Cung ứng vật chất - kỹ thuật; Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; Uỷ ban Ngân sách Nhà nước;
Uỷ ban Tuyên truyền báo chí; Đài Phát thanh và truyền hình Nhà nước; Ban Tổ chức cán bộ; Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; u ỷ ban dân tộc. [4 - tr 39]
Nhiệm vụ và quyền hạn của H ội đồng Bộ trưởng.
Theo quy định của Điều 9 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1978, Hội đồng Bộ trưởng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Lãnh đạo công tác của các bộ, uỷ ban Nhà nước, ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi toàn quốc;
- Bảo đảm việc thi hành pháp luật trong các cơ quan Nhà nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, các uỷ ban Nhà nước; thực hiện các biện pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc của hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước;
- Bảo đẫm thực hiện pháp chế và tăng cường kỷ luật trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước;
- Thống nhất quản lý việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân;
bảo đảm thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, áp dụng lợi nhuận, tăng cường chế độ tiết kiệm trong mọi lĩnh vực; bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận tổ quốc và các tổ chức quần chúng nhân dân khác hoạt động có hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội;
- Quản lý lao động, tiền lương, tài chính, tiền tộ, tín dụng, thị trường và thống nhất về gía cả; quản lý hoạt động ngoại thương của Nhà nước thực hiện độc quyền của Nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu thương mại;
- Quản lý hoạt động đối ngoại của Nhà nước; thực hiện các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật với các nước xã hội chủ nghĩa;
- Tăng cường sự đoàn kết của các bộ tộc Lào trong cả nước để xây dựng xã hội chủ nghĩa đến sự thành công; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch H ội đồng Bộ trưởng.
Đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo hoạt động của các thành viên trong Hội đồng Bộ trưởng;
- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng;
- Thay mặt Hội đồng Bộ trưởng trong mối quan hệ đối ngoại;
- Chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Văn phòng H ội đồng Bộ trưởng
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng là bộ máy giúp việc của Hội đồng Bộ trưởng. Văn phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng nói chung, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nói riêng. Văn phòng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau :
- Chuẩn bị nội dung các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng;
- Chuẩn bị nghị quyết, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng;
- Tổ chức kiểm tra giám sát tình hình, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng; giữ mối liên hệ với các bộ, uỷ ban Nhà nước, uỷ ban nhân dân tỉnh; hàng tháng tổ chức thông báo tình hình hoạt động của các ngành và các cấp.