Một số loại động vật giáp xác

Một phần của tài liệu Báo cáo công nghệ sản xuất thịt và thuỷ sản hcmute (Trang 22 - 26)

1.3. Phân loại thủy sản

1.3.3. Một số loại động vật giáp xác

Tôm là đối tượng rất quan trọng của ngành thủy sản nước ta hiện nay vì nó chiếm tỷ lệ 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, tổ chức cơ thịt rắn chắc, có mùi vị thơm ngon đặc trưng rất hấp dẫn. Nghề chế biến tôm mà đặc biệt là tôm đông lạnh đang được phát triển để đáp ứng cho nhu cầu về xuất khẩu và một phần cho thực phẩm trong nước.

Từ nhu cầu trên nghề khai thác tôm và nuôi tôm ở nước ta đang được đẩy mạnh. Ở Việt Nam có khoảng 70 loài tôm được phân bố ở vùng biển xa bờ, vùng biển ven bờ và các thủy vực trong nội địa. Theo điều tra sơ bộ thì ở vùng biển xa bờ của Việt Nam đã xác định được 39 loài thuộc 22 giống trong 8 họ. Trong đó họ tôm he Penaeidae chiếm tới 26 loài, họ tôm vỗ Scyllaridae có 4 loài, họ tôm rồng Palinuridae 2 loài, họ tôm hùm Homaridae 1 loài, các loài còn lại có giá trị kinh tế thấp (Nguyễn Tiến Lực, năm 2016).

Các loài tôm phân bố theo độ sâu của biển hình thành 3 nhóm khá rõ rệt là ở độ sâu lớn như P. terabi, N. thoinfsori , L. trigonus, P. velatinus… Các loài sống ven bờ ở độ sâu dưới 100m là P. mer guiensis, P. indicus, P. monodon, Th. Orientalis… nhóm thứ 3 vừa gặp ở biển sâu vừa ở nông tiêu biểu là I. Ciliatus.

a. Họ tôm he (Penaeidae).

 Tôm thẻ (Penaeus seinigulcatus).

Tôm có màu đặc trưng xanh thẫm, vằn ngang ở bụng, râu có khoang vàng đỏ nhạt.

Tôm phân bố từ nông ra sâu đến 60 m nhưng tập trung nhiều ở độ sâu 20 - 40 m. Tôm có

nhiều nơi ở Trung Bộ, tập trung nhiều ở vùng biển Phu Khánh - Nghĩa Bình. Mùa vụ từ tháng 2 - 4 và tháng 7 - 9. Tôm có chiều dài khai thác khoảng 120 - 250 mm với khối lượng từ 40-145 g.

 Tôm rảo (Metapennaeus ensis).

Tôm rảo có màu vàng nhạt thân có nhiều chấm nâu đậm hình dáng gần giống tôm bạc nhưng mình tròn, săn chắc và dày vỏ. Có khi tôm có màu trắng xanh hay xanh xám.

Tôm rảo sống ở nước lợ lúc lớn đi ra xa bờ. Tôm có nhiều ở vùng biển nam Trung bộ.

Mùa vụ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và từ tháng 6 - 8. Tôm rảo có kích thước trung bình, chiều dài khai thác từ 100 - 180 mm với khối lượng 20 - 50 g (Nguyễn Tiến Lực, năm 2016).

 Tôm sú (Penaeus monodon).

Còn gọi là tôm cỏ là loài tôm có kích thước lớn, khi còn tươi ở vỏ đầu ngực tôm có vằn ngang (tôm ở biển vằn trắng nâu hoặc trắng xanh xen kẽ, ở đâm đìa nước lợ tôm có văn màu xanh đen). Tôm sú phân bố rộng từ đầm nước lợ ra vùng biển sâu khoảng 40m, tập trung nhiều ở độ sâu 10 - 25m. Tôm có quanh năm nhưng mùa vụ chính từ tháng 2 - 4 và tháng 7 - 10. Tôm có chiều dài khai thác 150 - 250 mm với khối lượng từ 50 - 150 g.

Tôm sú là loài tôm ngon thịt chắc thơm, có giá trị kinh tế rất cao

 Tôm he mùa (Penaeus merguiensis).

Còn gọi là tôm bạc, phân bố khắp nơi những tập trung nhiều ở nam Trung Bộ, Vũng Tàu, Rạch Giá, Vịnh Thái Lan. Tôm thẻ mình dẹt, đầu có răng cưa, đuôi dài không có gai màu vàng nhạt phớt xanh, có nhiều đốm đen đó. Thân màu vàng xanh. Tôm ở biển đi thành đàn lớn, mùa khô tôm vào sông ở gần bờ và mùa mưa thì ra biển sâu. Mùa vụ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau và từ tháng 5- 9. Tôm có chiều dài khai thác 140-200 mm với khối lượng 25 - 80 g.

 Tôm he teraoi (Penaeus teraoi).

Là loài tôm he có kích thướt khá lớn. Trong mùa khô chiều dài của tôm khai thác từ 150-240 mm (trung bình khoảng 210 mm) và khối lượng 30-80 g (Nguyễn Trọng Cẩn và cộng sự, năm 1990).

b. Họ tôm hùm (Homaridae)

Tôm hùm có tuổi thọ cao (50 - 100 năm) khối lượng lớn (có thể đạt 13 - 19 kg), tuổi thành thục muộn (4 - 5 năm) và sức sinh sản khá cao. Sản lượng tôm hùm của ta đạt khoảng 1000 tấn/năm .Các loại tôm hùm có thịt thơm ngon hấp dẫn, có giá trị xuất khấu cao nhất trong các loài tôm.

 Tôm hùm sao (Panulirus ornatus) còn gọi là tôm hùm bông.

Có kích thước lớn, phân bố rộng, xuất hiện quanh năm. Chiều dài khai thác trung bình là 250 - 450 mm với khối lượng 1230 - 2320 g.

 Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes)

Phân bố từ biển Bình Trị Thiên đến Thuận Hải, tập trung nhiều ở Cam Ranh. Xuất hiện quanh năm nhưng mùa vụ tập trung là tháng 7– 9. Chiều dài khai thác trung bình 160 - 280 mm với khối lượng 245 - 495 g.

 Tôm hùm sói (Panulirus homarus) còn gọi là tôm hùm ả.

Phân bố rộng, xuất hiện quanh năm và tập trung vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Chiều dài khai thác trung bình 165 - 350 mm với khối lượng 275 - 585 g.

 Tôm hùm Thompsoni (Nephrops thompsoni).

Phân bố nhiều ở phía Bắc, loài tôm có thịt ngon. Chiều dài khai thác trung bình 120-160 mm với khối lượng 45 - 85 g (Đỗ Minh Phụng và cộng sự, năm 1990).

c. Họ tôm vỗ (Scyllaridae).

Họ tôm vỗ có 4 loài trong đó loài có giá trị kinh tế lớn là Ibacus ciliatus và Thenus orientalis.

Tôm có đầu to và dẹt, thân ngắn, tôm có màu vàng xám hay đen xám. Trữ lượng tôm vỗ ở vùng biển Việt Nam khá lớn, khả năng khai ản sau thác có thể tới 28000 tấn/năm, Tôm vô thường ở ngư trường với tôm hùm. Tôm vỗ phân bố khá rộng, độ sâu từ 30-600 m nhưng mùa khô thường tập trung ở độ sâu từ 150 - 250 m và mùa mưa 150 - 300 m. Tôm vỗ phân bố rải rác ở miền Trung và Bắc bộ . Ở Thuận Hải đàn tôm tập trung rất lớn ở vùng cù lao Thủ. Tôm vỗ là loài tôm thịt chắc thơm ngon có giá trị kinh tế.

Chiều dài khai thác từ 140 - 210 mm và khối lượng khoảng 80 - 300 g d. Họ tôm càng (Palaemonidae)

 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

Là đối tượng nuôi và khai thác tự nhiên lớn trong sông, ngòi kênh rạch, đầm, đìa, ao vùng đồng bằng Nam bộ. Tôm sống được ở cả nước lợ và nước ngọt. Mùa vụ quanh năm nhung tập trung từ tháng 10 - 12. Thân tôm tròn, có màu xanh lá đậm, chùy đầu phát triển , nhọn cong vút lên từ 12 bề dài trên.

e. Cua, ghẹ

Trên thế giới và khu vực Đông Nam Á thì cua ghẹ biển giữ vai trò thứ 2 về sản lượng khai thác hàng năm. Ở nước ta đến nay vẫn chưa được phát triển.

Cua, ghẹ có phổ biến khắp bờ biển Việt Nam và có quanh năm nhung tập trung vào những tháng trong mùa mưa. Theo sơ bộ thống kê thì sản lượng khai thác của ta hiện nay đạt khoảng 3.500 tấn/năm. Cua, ghẹ ở nước ta có nhiều loài những loài đánh bắt phổ biến ở ta là portunis, neptunus và Corydis thuộc họ Porturidae. Cua, ghẹ được dùng để ăn tươi, đóng hộp, có nơi làm mắm ( Hồ Thị Thu Hà, năm 2012).

f. Moi biển (Ruốc biển)

Moi là đối tượng đang được chú ý nhiều trên thế giới về sản lượng của nó rất lớn khoảng 160 triệu tấn/năm. Đó là nguồn cung cấp protein tiềm tàng cho loài người. Hiện nay Liên Xô và Nhật là 2 nước dẫn đầu khai thác và chế biến moi, ở khu vực Thái Bình Dương theo thống kê thì ở nước ta mới khai thác được khoảng 20.000 tấn/năm. Moi được chế biến thành măm tôm, phơi khô hay chiết rút protein (Nguyễn Trọng Cẩn, năm 1990).

Một phần của tài liệu Báo cáo công nghệ sản xuất thịt và thuỷ sản hcmute (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w