Ước sản lượng khai thác thuỷ sản quý 1 năm 2019 ước đạt 820,5 nghìn tấn, tăng 4,7 % so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khai thác biển ước đạt 785 nghìn tấn, tăng 4,9
% so với cùng kỳ năm 2018. Khai thác nội địa ước đạt 35,5 ngàn tấn, tăng 0,6% cùng kỳ năm trước. (Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam)
Theo báo cáo của 3 tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ đại dương loại trên 30kg/con ước đạt 4.403 tấn. Trong đó: tại Khánh Hòa sản lượng khai thác cá ngừ mắt to, vây vàng ước được 560 tấn, loại cá ngừ nhỏ khác ước được 4.450 tấn. Tại Bình Định ước sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 2.740 tấn, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2018. Tại Phú Yên ước sản lượng cá ngừ đại dương đạt 1.103 tấn tăng 1,5% so cùng kỳ năm 2018.
Về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủ y sản tháng 3 năm 2019 ước đạt 181,5 nghìn tấn, tăng 7,7% so với tháng 3 năm 2018 do diện tích mở rộng thả nuôi từ cuối
năm 2018 đã đến giai đoạn cho thu hoạch. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, sản lượng nuôi trồng thủ y sản cả nước ước đạt 646,8 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ.
Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:
Đối với cá tra, quý I năm 2019, diện tích nuôi thả cá tra cả nước ước đạt 3.148 ha, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất cả nước (chiếm trên 40% tổng diện tích cả nước). Ước tính 3 tháng đầu năm, diện tích nuôi cá tra tại Đồng Tháp đạt 1.377 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích nuôi cá tra tăng mạnh trong quý I năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 tại một số tỉnh trọng điểm khác, do diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh được mở rộng, cụ thể:
Thành phố Cần Thơ ước đạt 511 ha (tăng 16,7%), Bến Tre ước đạt 390 ha (tăng 85,7%);
An Giang ước đạt 284 ha (tăng 8,8%). Trong khi đó, tại Vĩnh Long, diện tích cá tra 3 tháng đầu năm đạt 453 ha, giảm 2 ha so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng cá tra cả nước quý I năm 2019 ước tính đạt 273.178 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018. Do diện tích thả nuôi mở rộng từ cuối năm 2018 đến nay đã cho thu hoạch, sản lượng cá tra tăng mạnh ở hầu hết các tỉnh, cụ thể: Sản lượng tại Đồng Tháp ước đạt 80.298 tấn, tăng 2,4%; An Giang ước đạt 81.583 tấn, tăng 11,3%; Thành phố Cần Thơ ước đạt 36,440 tấn, tăng 13,1%; Bến Tre ước đạt 43.200 tấn, tăng 21,7%.
Đối với tôm, tôm nuôi nước lợ đang vào vụ thả nuôi chính, hiện tại thời tiết khá thuận lợi đối với nuôi vụ mới. Tình hình nuôi tôm nước lợ 3 tháng đầu năm thuận lợi hơn so với cùng kỳ. Được thời tiết ủng hộ nên một số hộ thả nuôi sớm đã đến kỳ thu hoạch và đạt sản lượng cao.
Lũy kế sản lượng tôm nước lợ cả nước 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt xấp xỉ 90 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, sản lượng tôm sú ước đạt 43,9 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt trên 46 nghìn tấn, tăng 9,0%
so với cùng kỳ. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản lượng tôm sú ước đạt 39,4 nghìn tấn, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm thẻ ước đạt 37.9 nghìn tấn, tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm 2018.
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY
SẢN TRANG 131
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg (Cục thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra.
Hình 2. 16 Chế biến cá basa
Về việc chọn ba đối tượng này, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Qua nhiều hội thảo và tham vấn của các nhà quản lý, chúng tôi đã đề nghị đưa ba đối tượng này vào danh mục đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu. Ba đối tượng này cũng đã được Thủ tướng quy định trong sản phẩm nuôi chủ lực.
Thực tế, đây cũng đều là các mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% trong năm 2018. Trong đó, đặc biệt xuất khẩu cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%.
Xuất khẩu tôm 3,58 tỷ USD, (tôm chân trắng 2,48 tỷ USD, tôm sú 810 triệu USD). Như
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY
SẢN TRANG 132
vậy, tổng giá trị xuất khẩu của ba mặt hàng này đã chiếm gần 65% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, mặt hàng cá tra lần đầu tiên xuất khẩu vượt con số 2 tỷ USD, với tăng trưởng hơn 26%. Đó là thành tích trong bối cảnh chúng ta có nhiều khó khăn về thị trường.
Để có được thành tích này, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, không chỉ một vài năm làm được, mà Việt Nam đã mất nhiều năm tích lũy về thương hiệu, chất lượng, chế biến… và Việt Nam đang nằm trong “top 5” những quốc gia cung cấp thủy sản trên thế giới.
Cùng theo ông Nguyễn Hoài Nam, 10 năm vừa qua, thị trường xuất khẩu luôn có biến động, bên cạnh những thuận lợi thì còn nhiều thách thức cả mới lẫn cũ, khiến cho hệ thống từ cơ quan quản lý Nhà nước tới cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi phải chuyển đổi về mặt ý thức.
Ông Nguyễn Hoài Nam ví dụ: như vấn đề an toàn thực phẩm, đây không phải là chuyện mới, nhưng rõ ràng nếu không duy trì và làm tốt hơn hoặc cải thiện hơn, thì khi đã bị dính cảnh báo sẽ có thể mất điểm của 10 năm nỗ lực trước đó.
Do vậy, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, trong những năm tới, thách thức vẫn còn, gồm các chương trình tại khu vực châu Âu, Mỹ … về kiểm soát nhập khẩu, sẽ tiếp tục là những điểm nhấn mà các doanh nghiệp phải cùng với cơ quan Nhà nước phải chung tay nhiều hơn để vượt qua. Khi vượt qua, đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ được cải thiện hơn.
Hình 2. 17 Đá nh bắt tôm
Hình 2. 18 Chế biến tôm đông lanh
Để vượt qua các thách thức này, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng: Trước tiên, phải triển khai tốt khâu đăng ký quản lý nuôi. Một mặt cân đối cung cầu, mặt khác tiến tới sản xuất có trách nhiệm, truy suất nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng theo yêu cầu của nước nhập khẩu. EU hay Mỹ đều yêu cầu xác định tới vùng nuôi. Bên cạnh đó, có các chính sách hỗ trợ liên quan tới tôm và cá tra.
Cụ thể, ông Trần Đình Luân cho biết, với cá tra, Tổng Cục Thủy sản đang cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá tra phi lê chất lượng cao. Trong đó, nghiên cứu, bổ sung thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng, để chất lượng cá tra phi lê cao hơn, cải tiến quy trình công nghệ chế biến, để sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu chất lượng tương đương như cá hồi Na Uy.
Thứ hai, về nghiên cứu chọn giống, cần thay thế đàn cá bố mẹ để nâng cao năng suất, chất lượng, truy suất nguồn gốc.
Thứ ba là nâng cao các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, tận dụng các sản phẩm còn lại của chế biến để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.
Tương tự đối với tôm, theo ông Trần Đình Luân, Tổng Cục thủy sản đã nghiên cứu và đề nghị các doanh nghiệp cùng phối hợp, chọn giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú để sớm chủ động được đàn tôm bố mẹ, đây là điểm nghẽn còn tồn tại. Thứ hai là cải tiến quy trình nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm.
“Chúng tôi đã nghiên cứu các quy mô nuôi phù hợp cho các tỉnh miền Trung, như nuôi tôm trên cát, quy trình nuôi phù hợp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, ngoài ra phát triển lợi thế của Việt Nam đó là nuôi tôm sú, tôm rừng, tôm lúa… quảng canh với diện tích lớn trên 600.000 ha. Sau này sẽ phát triển những diện tích nuôi này thành tôm hữu cơ của Việt Nam.”, ông Luân nói.
Ngoài ra, theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục Thủy sản đang nghiên cứu, tận dụng những sản phẩm thừa của ngành chế biến tôm. Với 800.000 tấn tôm chế biến mỗi năm, trước mắt các sản phẩm thừa sẽ được tận dụng làm thức ăn, thực phẩm cho người, tiến tới
làm thành thực phẩm chức năng, dược phẩm cho ngành y tế, sắc đẹp… rất nhiều sản phẩm có thể khai thác.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2018, sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt trên 762.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017. Về diện tích thả nuôi tôm cũng đạt trên 736.000ha, tập trung tại các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Quảng Ninh, với sản lượng tôm trên 762.000 tấn, tăng 3% so với năm 2017.
Những thị trường xuất khẩu chủ lực của con tôm là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc… với kim ngạch thu về gần 3,6 tỷ USD.
Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, dự báo tình hình thời tiết khá thuận lợi, kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đảm bảo môi trường, đề phòng dịch bệnh cùng với ứng dụng công nghệ nuôi tôm hiệu quả… cả nước duy trì diện tích nuôi trên 736.000ha tôm nước lợ, 32.000ha diện tích nuôi tôm sú, tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng đạt trên 780.000 tấn, tăng cao hơn năm 2018 khoảng 18.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 300.000 tấn và tôm thẻ chân trắng 480.000 tấn.
Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, mặc dù sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan hơn 2017, tuy nhiên, năm 2018, ngành tôm Việt Nam chưa phát huy hết tiềm lực và thế mạnh của ngành, đồng thời chưa tạo được thế cạnh tranh với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia… dẫn đến xuất khẩu tôm chỉ đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2017.
Vì vậy, với mục tiêu và tiềm năng lớn sẵn có chưa được phát huy hết, bên cạnh các cơ hội tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khi các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước hiệu lực, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỷ USD.
Theo số liệu điều tra mới nhất, ở vùng biển Việt Nam có tới 25 loài mực ống (mực lá), thuộc bộ Teuthoidea. Đa số mực ống sống ở độ sâu <100m nước, tập trung nhiều nhất ở vùng nước sâu khoảng 30-50m. Ngoài ra còn có một số loài thường sống ở các vùng
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY
SẢN TRANG 130
biển khơi với độ sâu >100m nước. Mực là động vật nhạy cảm với biến đổi của điều kiển thuỷ văn, thời tiết và ánh sáng nên sự di chuyển theo mùa, ngày và đêm. Nhìn chung ban ngày, do lớp nước bề mặt bị ánh sáng mặt trời hun nóng, làm nhiệt độ nước tăng lên, mực ống thường lặn xuống dưới đáy hoặc lớp nước tầng dưới. Ban đêm, khi nhiệt độ nước bề mặt giảm đi, các quần thể mực lại di chuyển từ lớp nước tầng đáy lên bề mặt.
Trong các tháng mùa khô (tháng 12-tháng 3 năm sau), mực di chuyển đến các vùng nước nông hơn, ở độ sâu <30m. Trong các tháng mùa mưa (tháng 6-9), mực ống di chuyển đến các vùng nước sâu 30-50m.
Mực tập trung ở các vùng đánh bắt mực chính là quanh đảo Cát Bà, Cái Chiên, CôTô, Hòn Mê-Hòn Mát và khu vực Bạch Long Vĩ, nhất là vào mùa xuân. Ở vùng biển phía nam, các vùng tập trung mực chủ yếu là ở Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Cà Mau và quanh Côn Đảo, Phú Quốc.
Mực được khai thác quanh năm, tuy nhiên cũng có 2 vụ chính: Vụ Bắc ( tháng 12- 4) và vụ Nam (tháng 6-9) Các loài nghề khai thác mực kết hợp ánh sáng như nghề câu mực, nghề mành đèn, nghề vó, chụp mực. Lợi dụng tính hướng quang dương của mực, ta đưa nguồn ánh sáng mạnh xuống dưới nước, dễ dàng nhận thấy quần thể mực tập trung rất đông trong quầng ánh sáng đó. Do đó, ở Việt nam cũng như các nước khác đều sử dụng các phương pháp khai thác kết hợp ánh sáng.
Sản lượng khai thác mực ống trên toàn vùng biển Việt nam hằng năm khoảng 24.000 tấn, trong đó vùng biển miền Nam có sản lượng cao nhất là khoảng trên 16.000 tấn (chiếm 70%), vịnh Bắc Bộ chiếm sản lượng lớn thứ nhì, khoảng 5000 tấn (20%), còn biển miền Trung có sản lượng thấp nhất khoảng 2.500 tấn (10%).
Mực của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 30 thị trường nước ngoài, với doanh thu hằng năm đạt khoảng hơn 50-60 triệu USD tính trên cả sản phẩm đông lạnh tươi và sản phẩm khô.
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY
SẢN TRANG 137
Hình 2. 19 Mưc đang
đươc chế biến
Mực có thể được chế biến như sau: đông lạnh nguyên con dưới các hình thức đông khối (Block), đông rời nhanh (IQF), hay đông lạnh semi-IQF, hoặc semi-block. Các sản phẩm chế biến gồm phi lê, cắt khoanh, tỉa hoa và được làm thành các sản phẩm chế biến sẵn để nấu, hoặc dưới dạng sản phẩm sushi, sashimi để ăn gỏi, các sản phẩm phối chế khác và chế biến ăn liền như mực nướng, mực khô nghiền tẩm gia vị.
3. Kết luận.
Như vậy, Ngành thủy sản đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người.
Không những vậy ngành công nghiệp thực phẩm đã cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.
Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa, rượu bia, nước giải khát...).
Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Các nước phát triển thường
tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Họ chú trọng làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng ở nhiều nước đang phát triển, ngành công nghiệp
Mặc dù vậy thì những lo ngại về tính bền vững về môi trường rộng lớn hơn của nuôi biển có thể hạn chế sự mở rộng của ngành. Đặc biệt, việc mở rộng nuôi các loài ăn thịt sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn cá trong thức ăn, làm tăng thêm căng thẳng cho nghề đánh bắt cá làm thức ăn chăn nuôi và cả nghề đánh bắt không chọn lọc khác. Mặc dù thay thế thành công bột cá bằng thực vật và các nguồn khác (ví dụ côn trùng, nấm men và tảo) đã được thử nghiệm và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, vẫn còn những thách thức đối với việc sử dụng nguồn thức ăn hoàn toàn từ thực vật, đặc biệt là đối với các loài có giá trị cao như cá hồi Đại Tây Dương. Các thành phần chất lượng cao từ thực vật được sử dụng trong thức ăn cũng phải được thay thế bằng các nguồn tài nguyên không cạnh tranh với nguồn thực phẩm cho con người.
Công nghệ hiệu quả và giá cả phải chăng cũng có thể góp phần vào việc mở rộng sự bền vững của nuôi biển. Những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong các hệ thống trên đất liền được thiết kế để giảm thải chất dinh dưỡng và tình trạng các loài nuôi thoát khỏi các trang trại buôi, cũng như cải thiện việc quản lý dịch bệnh. Trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản các loài cá có vảy và động vật có vỏ ven biển, nhiều loại lồng đang được phát triển để có thể chịu được sóng cao và giảm tình trạng các loài nuôi thoát ra ở các khu vực ngoài khơi; những tiến bộ sẽ là cần thiết để có thể đưa ra các dự đoán về bão trong tương lai.
Đối với động vật giáp xác, những tiến bộ như vậy đang bị chậm lại và một số rào cản đáng kể sẽ cần phải được khắc phục để nghề nuôi động vật giáp xác đi vào hoạt động.
Ngoài ra, các hệ thống nuôi trồng thủy sản đa nhóm tích hợp (IMTA) nơi có các loài như rong biển và hai mảnh vỏ được nuôi cùng với cá có vảy giúp tối đa hóa tái chế chất thải dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ, do đó làm giảm tác động môi trường của các trang trại nuôi biển.
Quản trị môi trường mạnh mẽ cũng là cần thiết để điều tiết và đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi biển. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh bởi luật