III. Thực tế triển khai chính sách huy động vốn tại VCB ĐN
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm huy động vốn tại VCB ĐN
2.2. Xác định danh mục các sản phẩm huy động vốn tối ưu
2.2.2. Xác định quy mô vốn huy động và lãi suất huy động
Qua việc xác định biến động nhu cầu khách hàng và khả năng bán chéo của các sản phẩm ngân hàng có thể xác định một danh mục các sản phẩm triển khai trong chính sách sản phẩm. Tuy nhiên liệu danh mục sản phẩm đó có thể triển khai và nếu các sản phẩm tiền gửi là sản phẩm chính thì để đảm bảo lợi nhuận cho cả danh mục yêu cầu ngân hàng cần định giá tiền gửi cũng như lãi suất tiền gửi một cách phù hợp.
2.2.2.1.Định giá tiền gửi.
Có nghĩa mỗi dịch vụ liên quan tới tiền gửi thường được định giá sao cho khoản thu bù đắp tất cả hoặc phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. Có thể xác định theo phương pháp tổng hợp chi phí – thu nhập như sau:
Như vậy ngân hàng cần xác định:
* Việc xác định như trên đòi hỏi ngân hàng phải xác định được chi phí cho mỗi dịch vụ tiền gửi. Các cách tiến hành đó là:
- Xác định tỷ lệ chi phí đối với từng nguồn vốn(Được điều chỉnh theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chi phí bảo hiểm tiền gửi và ngân quỹ).
- Tổng hợp chi phí theo từng nguồn vốn.
* Sau đó xác định chi phí trung bình của tất cả cả nguồn vốn huy động.
* Minh họa:
Giả sử ngân hàng huy động thêm 4 tỷ đồng trong đó: 1 tỷ đồng Tg giao dịch; 2 tỷ Tg có kỳ hạn và Tg tiết kiệm; 500 triệu trên thị trường tiền tệ; 500 triệu vốn cổ phần.
Giá khách hàng Chi phí hoạt động Chi phí quản lí chung Định mức lợi phải trả cho 1 đơn vị = cho một đơn vị dịch vụ + dự tính phân bổ cho bộ phận + nhuận từ 1 đơn vị tiền gửi tiền gửi nhận tiền gửi dịch vụ tiền gửi
Giả sử phí suất trả lãi và ngoài lãi chiếm: 10% giá trị đối với Tg thanh toán; 11% đối với Tg tiết kiệm và các khoản vay từ thị trường tiền tệ; 22% đối với vốn cổ phần huy động.
Giả sử dự trữ bắt buộc, lệ phí bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi không thể sử dụng chiếm:15% giá trị đối với tiền gửi giao dịch, 5% đối với Tg tiết kiệm và 2% đối với các khoản vay trên thị trường tiền tệ. Như vậy chi phí trung bình trước thuế của nguồn vốn là:
= 0,1288 hay 12,88% tổng vốn huy động.
Như vậy, cách tính này đảm bảo ngân hàng có được lợi nhuận trước thuế và lãi vay ít nhất 12,88% trên danh mục cho vay và tài sản sinh lời khác. Nếu ngân hàng đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên 12,88% thì kết quả kinh doanh nói chung và việc bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đều tăng.
2.2.2.2.Xác định lãi suất tiền gửi.
* Vì sự thay đổi lãi suất liên tục làm chi phí trung bình trở nên không chính xác trong việc định giá tiền gửi. Do vậy nên sử dụng chỉ tiêu chi phí cận biên – chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới trong việc định giá tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng. Cụ thể để xác định cần quan tâm tới 2 đại lượng:
+ Sự thay đổi chi phí do việc lãi suất tiền gửi thay đổi.
Sự thay đổi chi phí = (Lãi suất mới x Tổng vốn huy động tại mức lãi suất mới) – (Lãi suất cũ x Tổng vốn huy động từ mức lãi suất cũ).
Thay đổi chi phí + Tỷ lệ chi phí cận biên =
Số vốn huy động tăng thêm
* Minh họa:
Chẳng hạn một ngân hàng dự tính sẽ huy động 25 tỷ đồng tiền gửi khi lãi suất 7%. Nếu nâng lãi suất lên 7,5 %, 8% , 8,5% thì lượng tiền gửi sẽ tăng tương ứng là 50 tỷ đồng, 75 tỷ đồng và 100 tỷ đồng. Và ngân hàng tin việc đầu tư sẽ mang lại tỷ lệ thu nhập 10%. Vậy nếu ngân hàng tăng lãi suất Tg từ 7,0% lên 7,5% từ bảng 16 ta có thể tính được tỷ lệ chi phí cận biên như sau:
Bảng 18: Sử dụng chi phí cận biên để lựa chọn lãi suất tiền gửi.
Lượng tiền gửi dự tính tăng thêm(Tỷ đồng)
Lãi suất trung bình cho các nguồn tiền gửi mới(%)
Tổng chi phí trả lãi cho các nguồn vốn mới ( tỷ đồng)
Chi phí tăng thêm của tiền gửi mới(tỷ đồng)
Tỷ lệ chi phí cận biên(%)
Thu nhập cận biên dự tính từ nguồn đầu tư bằng
Chênh lệch giữa thu nhập cận biên và chi phí cận
Tổng lợi nhuận ( Sau chi phí trả lãi)(tỷ đồng) Phí suất trả lãi và ngoài lãi
(Tg giao dịch : Tổng vốn huy động) x
100% - Tỷ lệ DTBT & Số dư tối thiểu
Phí suất trả lãi và ngoài lãi + (Tg kỳ hạn và tiết kiệm : Tổng vốn huy động) x
100% - Tỷ lệ DTBT & Số dư tối thiểu
Phí suất trả lãi và ngoài lãi + (Vốn cổ phần : Tổng vốn huy động) x
100%
vốn mới. biên(%).
25 7,0 1,75 1,75 7,0 10 +3 0,75
50 8,5 3,75 2,00 8,0 10 +2 1,25
75 8,0 6,00 2,25 8,0 10 +1 1,50
100 8,5 8,50 2,50 10,0 10 0 1,50
+ Thay đổi chi phí = 50 tỷ đ x 7,5% - 25 tỷ đ x 7% = 2 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ chi phí cận biên = (2/25) x 100 = 8%
Như vậy ngân hàng phải trả 25 tỷ đồng với lãi suất 7,5% và 25 tỷ đồng với lãi suất 7,0%. Do vậy mà có sự chênh lệch giữa chi phí cận biên và chi phí tiền gửi trung bình. Tuy nhiên với dự tính tỷ lệ thu nhập là 10% ngân hàng có thể huy động thêm vốn với mức lãi suất 7,5%. Vì ở đó vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể thu nhập sẽ là 50 tỷ đồng x 10% = 5 tỷ đồng; còn chi phí là 50 tỷ đồng x7,5 % = 3,75 tỷ đồng, vậy lợi nhuận là 1,25 tỷ đồng.
Căn cứ vào bảng trên chúng ta không thể huy động với mức lãi suất trên 8,5 % vì tại đó tỷ lệ thu nhập cận biên bằng tỷ lệ chi phí cận biên. Vì ở mức lãi suất <= 8,5 là mức lãi suất tối ưu. Nếu tăng thêm thì tỷ lệ tăng chi phí cận biên do việc huy động vốn sẽ nhiều hơn thu nhập cận biên.
Tóm lại, tới đây chúng ta có thể tạo ra một danh mục sản phẩm tối ưu dựa trên danh mục sản phẩm có thể bán chéo cho các đối tượng khách hàng như sau:
+ Đối với khách hàng cá nhân ngân hàng có thể bán các sản phẩm đi kèm sau khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Cụ thể:
- Séc cá nhân.
- Các loại thẻ ngân hàng.
- Trả lương trực tiếp vào tài khoản tại ngân hàng.
- Cho vay thế chấp.
- Cho vay thấu chi.
- Bảo hiểm.
- Cho vay trả góp.
- Dịch vụ môi giới.
+ Đối với các khách hàng tổ chức khi có tài khoản tại ngân hàng thì ngân hàng có thể bán chéo các sản phẩm sau:
- Séc công ty.
- Trả lương tự động cho CBCNV.
- Quản lý tiền mặt.
- Quản lý quỹ hưu trí.
- Cho vay thương mại.
- Các phương thức thanh toán trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ thông tin ngân hàng khác.
- Tài trợ xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ pháp lý liên quan tới đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, việc tạo ra một danh mục sản phẩm phải quan tâm tới mối quan hệ gắn kết như đã phân tích ở trên. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng.