Tất cả nhóm răng cửa đều có những đặc điểm chung và nhóm răng cối phía sau đều có các đặc điểm cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ các đặc điểm này được sắp xếp hoặc bố trí như thế nào. Khi đã nắm rõ được giải phẫu và đặc điểm giống nhau của các răng thì bạn không cần phải học đủ hình thể giải phẫu của 32 chiếc răng mà chỉ cần học 16 chiếc răng sau đó sẽ suy ra được phần giải phẫu của 16 răng đối diện còn lại.
Răng ở bên phía này của miệng chính là hình ảnh phản chiếu qua gương của răng tương ứng ở bên phía kia của miệng (hình 4.1)
Ví dụ: Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở bên phải của miệng chính là hình ảnh phản chiếu qua gương của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bên trái của miệng.
Trong cuốn sách hướng dẫn này, chúng tôi sẽ miêu tả các răng bên phải của miệng. Các đặc điểm của răng mà chúng tôi miêu tả cũng giống hệt với các răng đối diện bên trái.
Hình 4.1 - Hình ảnh các răng giống nhau
Giải phẫu nhóm răng phía trước:
Răng phía trước được chia ra làm hai phần chính, đó là:
Nhóm răng cửa (có hai loại:
Răng cửa giữa và răng cửa bên).
Nhóm răng cửa là các răng dùng để cắn và cắt thức ăn. Nhóm răng cửa có bốn chiếc trên mỗi hàm trên và hàm dưới.
Nhóm răng cửa giữa gồm có hai chiếc nằm ở trung tâm, sát đường giữa của miệng
Hình 4.2 - Nhóm răng cửa
Nhóm răng nanh.
I. NHÓM RĂNG CỬA VĨNH VIỄN HÀM TRÊN:
Bốn răng cửa giữa hàm trên có vị trí đặc biệt, phô diễn bộ mặt nhiều nhất.
Răng cửa giữa và răng cửa bên tương tự nhau và bổ sung hài hoà cho nhau về thẩm mỹ và chức năng. Chúng sử dụng để cắn và cắt thức ăn nên có rìa cắn thay vì núm như các răng hàm.
Hình 4.3 - Nhóm răng cửa Hình 4.4 - Răng cửa giữa Kích thước và tuổi mọc
Kích thước(mm) Răng cửa giữa Răng cửa bên
Cao thân răng 10,5 9,0
Gần xa thân răng 8,5 6,5
Ngoài trong thân răng 7,0 6,0
Cao toàn bộ 23,5 22,0
Gần xa cổ răng 6,3 4,4
Ngoài trong cổ răng 6,0 5,0
Tuổi mọc 7 8
1.Răng cửa giữa hàm trên:
Răng cửa giữa hàm trên như một lưỡi cắt cố định của bộ răng, nó có những đặc điểm sau:
Là răng lớn nhất trong nhóm.
Mặt ngoài ít lồi hơn so với mặt ngoài của răng cửa bên. Gần như phẳng ở phần giữa thân răng và rìa cắn.
Góc gần rìa cắn hơi nhọn, góc xa rìa cắn tròn. Mặt men răng nhẵn.
Tuổi thiếu niên có thể thấy rìa cắn có hai rãnh là vết liền của các múi phát triển. Hai rãnh này có thể hằn lên mặt ngoài.
Mặt trong hay mặt lưỡi có hình xẻng.
Có ba hình dạng cơ bản : Vuông hay chữ nhật, tam giác và tròn.
Răng cửa giữa lớn hơn răng của bên. Răng cửa bên, trừ kích thước nhỏ hơn trông tương tự răng cửa giữa. Có thể nói răng cửa bên là răng cửa giữa bị tiêu giảm về hình thể.
a. Mặt ngoài:
- Thân răng hình thang, đáy lớn ở rìa cắn.
- Điểm lồi tối đa gần ở 1/3 cắn điểm lồi tối đa xa ở điểm nối 1/3 cắn và 1/3 giữa.
- Góc cắn gần vuông; góc cắn xa tròn.
- Mặt trước ở 1/3 cổ răng lồi nhiều; 1/3 giữa và 1/3 cắn khá phẳng, có 3 thuỳ, thuỳ gần và xa xấp xỉ nhau và lớn hơn thuỳ giữa; các rãnh phân thuỳ rất cạn, mờ dần và mất hẳn ở 1/3 cổ răng.
- Đường cổ răng là một cung tròn cong lồi đều đặn về phía chóp răng.
- Chân răng hình chóp hơi nghiêng xa, đỉnh hơi tù.
- Điểm tiếp giáp răng 1.1 với răng 2.1 thấp hơn tiếp giáp răng 2.1 và răng 2.2
- Điểm tiếp giáp răng 2.2 và răng 2.3 càng nhích lên cao hơn.
Hình 4.5 - Mặt ngoài
Hình 4.6 Điểm tiếp giáp các răng cửa hàm trên
Hình 4.8 Mặt lưỡi và mặt cắn răng cửa giữa hàm trên bên phải
CL.Đường viền cổ răng;
A. Gót răng;
B. MMR. Bờ viền bên gần;
LIE(1). Bờ cắn ngoài;
LIE(2). Bờ cắn trong;
LF. Hố lưỡi;
DMR. Bờ viền bên xa.
Mặt lưỡi có chỗ lồi là gót răng. Rìa bên gần và xa vồng nối với gót răng.
Giữa các rìa bên và dưới gót răng có chỗ lõm gọi là gót răng.
Mặt lưỡi thân răng thon hơn so với mặt ngoài.
b. Mặt gần:
- Thân răng hình tam giác, đáy ở phía cổ răng.
- Đường viền ngoài cong lồi đều dặn; Đường viền trong có dạng chữ S. Điểm lồi tối đa ngoài và trong ở 1/3 cổ răng.
- Mặt gần lồi nhất ở 1/3 cắn và hơi lõm ở phía cổ răng.
- Đường cổ răng là một cung nhọn lõm về phía chóp, có độ cao lớn nhất so với các răng (3 - 4mm).
- Chân răng khá dày.
Hình 4.7 - Mặt gần răng cửa giữa a.Mặt trong:
- Thân răng hình xẻng, giữa trũng.
- Các gờ bên giảm dần độ cao từ cổ răng đến rìa cắn.
- Cingulum nhô cao ở 1/3 cổ răng.
- Giữa cingulum và gờ bên có các rãnh cạn.
- Đường cổ răng có bán kính nhỏ hơn.
- Mặt ngoài, đỉnh đường cong hơi thiên về phía xa.
- Chân răng hẹp hơn. Trên thiết đồ ngang chân răng có hình tam giác, đáy ở ngoài, đỉnh ở trong.
Hình 4.6 - Mặt trong
c. Mặt xa:
- Giống mặt gần lật ngược lại.
- Đường cổ răng ít cong hơn.
- Gờ bên xa dày hơn, che khuất phần mặt trong và gờ bên gần.
Hình 4.8 - Mặt bên răng cửa giữa hàm trên
d. Rìa cắn:
- Đường viền có hình tam giác, đáy ở phía ngoài, đỉnh ở phía trong hơi thiên về phía xa. Mặt ngoài lồi đều đặn từ gần đến xa, nhìn rõ 3 thùy và hai rãnh cạn.
- Mặt trong thấy rõ các gờ bên, Cinglum, các rãnh và hõm lưỡi.
Hình 4.9 - Rìa cắn răng cửa giữa hàm trên
2. Răng cửa bên hàm trên:
Răng cửa bên hàm trên gần giống răng cửa giữa hàm trên vì nó bổ sung chức năng và hình thái thẩm mỹ cho răng cửa giữa. Kích thước chân răng nhỏ hơn. Chiều dài chân răng của hai răng này bằng nhau. Các kích thước khác của răng cửa bên đều nhỏ hơn răng cửa giữa.
Răng cửa bên hàm trên rất hay dị dạng (tỷ lệ dị dạng và không có răng cửa bên chỉ xếp sau răng khôn).
Răng cửa bên hàm trên hình chốt nhọn.
Răng cửa bên hàm trên rộng bản, xoay ngang.
Răg cửa bên hàm trên có rãnh kéo dài từ thân xuống chân răng.
Răng cửa bên hàm trên vặn ngả trước.
a. Mặt ngoài:
- Mặt ngoài có hai rãnh dọc chia mặt này thành 3 thùy.
- Chân răng cong về phía xa nhiều hơn.
- Nhỏ hơn răng cửa giữa theo chiều gần xa và chiều nhai nướu.
- Thân răng trông tròn hơn thân răng cửa giữa.
- Bờ cắn cong lồi nhẹ.
Hình 4.10 - Mặt ngoài
- Góc cắn gần hơi tròn, góc cắn xa tròn rõ. răng cửa giữa hàm trên b. Mặt trong:
Tương tự răng cửa giữa nhưng các gờ bên thường kém rõ hơn, hõm lưỡi kém sâu hơn.
Hình 4.11 - Mặt trong răng cửa giữa hàm trên
c. Mặt gần:
- Tương tự mặt gần răng cửa giữa nhưng nhỏ hơn.
- Kích thước nhỏ hơn và hình dạng tròn hơn, thân răng cửa bên có đường cổ răng kém cong so với răng cửa giữa.
- Khoảng rộng ngoài trong kém 1mm so với răng cửa giữa.
- Đường cong cổ răng lõm về phía rìa cắn nhưng ít mở rộng hơn.
- Nhìn từ mặt bên ta thấy rìa cắn răng này dày hơn răng cửa giữa.
- Chân răng có hình côn, đầu tù ở chóp.
Hình 4.12 - Mặt gần
d. Mặt xa:
- Độ rộng chân răng nhìn từ phía xa dày hơn nhìn từ phía gần.
- Tương tự mặt gần nhưng gờ bên xa kém nổi rõ hơn.
Hình 4.13 - Mặt xa e. Mặt nhai:
- Trông tròn hơn răng cửa giữa.
- Mặt ngoài lồi hơn răng cửa giữa, đều đặn từ gần đến xa, khá đối xứng. Mặt trong giống răng cửa giữa.
Hình 4.14 - Mặt nhai
TÓM TẮT
Đặc điểm chung của răng cửa hàm trên:
- To hơn các răng cửa dưới tương ứng.
- Răng cửa giữa lớn hơn răng cửa bên.
- Gờ bên và cingulum rõ hơn răng cửa dưới.
- Hõm lưỡi rõ hơn sâu hơn răng cửa dưới.
- Các chân răng tròn hơn hoặc tam giác hơn trên thiết đồ ngang với kích thước bằng nhau theo chiều ngoài trong và gần xa.
- Mặt ngoài tròn hơn khi quan sát từ phía cắn.
- Thân răng lớn theo chiều gần xa hơn ngoài trong.
Đặc điểm riêng các răng cửa hàm trên:
Thân răng Răng cửa giữa Răng cửa bên
Nhìn từ phía ngoài
Nhìn phía trong
Nhìn phía gần
Kích thước gần xa rộng.
Góc cắn gần khá vuông( gần 90º) Góc cắn xa hơi tròn.
Đường viền gần khá thẳng.
Đường viền xa.
Điểm lồi tối đa gần ở phần ba cắn.
Điểm lồi tối đa xa ở phần ba cắn nối phần ba giữa.
Mặt ngoài khá phẳng.
Gờ bên và cingulum nổi rõ.
Hõm lưỡi sâu.
Đường cổ răng cong nhiều.
Vùng tiếp xúc ở phần ba cắn.
Cingulum lồi nhiều.
Đường viền hình tam giác.
Mặt ngoài hơi lồi.
Các thùy nổi rõ.
Góc gần ngoài, xa ngoài khá rõ.
Hẹp hơn.
Hơi tròn.
Tròn rõ.
Hơi tròn.
Tròn rõ.
Phần ba cắn nối phần ba giữa.
Phần ba giữa.
Tròn hơn.
Khá sâu.
Ít cong hơn.
Phần ba cắn nối phần ba giữa.
Khá lồi.
Hình trứng.
Lồi rõ.
Hơi thấy đến không thấy.
Tròn.
II. RĂNG CỬA VĨNH VIỄN HÀM DƯỚI:
Răng cửa hàm dưới khác nhiều về kích cỡ và độ nghiêng so với răng cửa hàm trên:
- Mặt cắn lại nghiêng phía môi trong khi mặt cắn răng cửa hàm trên lại nghiêng phía lưỡi.
- Răng cửa giữa hàm dưới khi cắn chỉ chạm 01 răng là răng cửa giữa hàm trên - Răng cửa giữa nhỏ hơn răng cửa bên.
Kích thước và tuổi mọc
Kích thước(mm) Răng cửa giữa Răng cửa bên
Cao thân răng 9,0 9,5
Gần xa thân răng 5,0 5,5
Ngoài trong thân răng 6,0 6,5
Cao toàn bộ 21,5 23,5
Gần xa cổ răng 3,5 3,8
Ngoài trong cổ răng 5,3 5,8
Tuổi mọc 7 8
1. Răng cửa giữa hàm dưới:
Răng cửa giữa hàm dưới là lưỡi cắt di động của bộ răng, chúng thực hiện chức năng cắt khi răng cửa giữa hàm dưới ở tư thế đối đầu với răng cửa hàm trên.
Răng cửa giữa hàm dưới bé, bề rộng (5,0mm) chỉ nhỉnh hơn một nửa răng cửa giữa hàm trên (8,5mm).
Tuy vậy bề dày ngoài trong lại chỉ kém răng cửa giữa hàm trên khoảng 1mm vì khi nhai lực tập trung nén xuống theo chiều môi - lưỡi nên răng cần khoẻ về bề dày.
Chân răng dẹt bề gần – xa nhưng rộng bề ngoài – trong và dài không kém các răng cửa trên để đảm bảo chịu lực.
a. Mặt ngoài:
Mặt ngoài răng cửa giữa hàm dưới phẳng đều, rìa cắn thẳng đều và vuông góc với trục răng ở hai góc bên gần và xa, rìa cắn hơi sắc nhọn ở phía lưỡi, trục răng thẳng, chạy thẳng xuống phía chóp chân răng.
- Từ rìa cắn tới hai cạnh bên chạy xuống có hình thang ngược tới 1/3 trên thân răng để tiếp xúc với răng lân cận, ở nơi tiếp xúc răng lân cận, ở nơi tiếp xúc chân răng có xu hướng tiếp xúc rộng theo chiều ngoài trong tới cổ răng.
- Chân răng tiếp xúc thẳng xuống tới 1/3 chóp rồi cong lượn ít về phía xa.
- Từ rìa cắn xuống 1/3 thân răng, mặt ngoài răng cửa giữa phẳng. Từ 1/3 giữa đến 1/3 cổ mặt ngoài hơi vồng sau đó thắt lại ở cổ răng.
Hình 4.15 - Mặt ngoài - Ít thấy các rãnh hay khấc ở mặt ngoài, trừ răng của thanh thiếu niên.
- Thân răng rất hẹp theo chiều gần xa và đối xứng hai bên.
- Góc cắn gần và góc cắn xa bằng nhau và gần vuông.
- Điểm lồi tối đa gần và điểm lồi tối đa xa ở 1/3 cắn, sát rìa cắn.
- Đường cổ răng là một cung tròn cong lồi đều đặn về phía chóp và đối xứng.
- Chân răng hình chóp mảnh, đỉnh chóp nhọn và uốn nhẹ về phía xa.
b. Mặt trong:
- Mặt trong không có hình xẻng. Các gờ bên, Cingulum hõm lưỡi kém rõ hơn răng cửa trên. Cingulum đều đặn, không bị chia cắt bởi các rãnh, không có hố.
- Đường cổ răng có độ cong như ở phía ngoài.
- Rìa cắn vồng cao khi chạy đến rìa cắn, chạy xuống cổ răng thì thắt lại.
c. Mặt gần:
Hình 4.17 - Mặt gần Hình 4.16 - Mặt
lưỡi và rìa cắn răng cửa giữa hàm dưới
IR. Rìa cắn
DMR. Bờ viền bên xa
LF. Hố lưỡi CL. Đường viền cổ răng
C. Gót răng MMR. Bờ viền bên gần
- Thân răng hình tam giác. Đường viền ngoài lồi nhiều.
- Đường cổ răng là một cung lõm về phía chóp, có độ cao khoảng 3mm.
- Chân răng rộng và phẳng, thon lại ở 1/3 chóp. Chóp răng tù. Có một lõm cạn chạy dài trên phần giữa chân răng. Trên thiết đồ ngang. Chân răng hình trứng mà trục lớn theo hướng ngoài trong.
d. Mặt xa:
- Giống mặt gần lật ngược lại.
- Đường cổ răng ít cong hơn. Lõm dọc ở chân răng thường rõ hơn.
Hình 4.18 - Mặt xa e. Mặt nhai:
- Đường viền thân răng có hình quạt phía ngoài là cung; phía gần và xa là các bán kính giới hạn hội tụ về phía trong để tạo thành đỉnh quạt.
- Kích thước ngoài trong lớn hơn gần xa.
- Nhìn từ phía nhai:
Mặt ngoài lồi nhiều ở 1/3 cổ răng, phẳng ở 2/3 cắn.
Các thuỳ không nổi rõ.
Mặt trong khá phẳng và lõm ở nửa phía cắn, lồi ở phía cổ răng. Cingulum không chia múi và hẹp theo chiều gần xa.
Hình 4.19 - Mặt nhai
2. Răng cửa bên hàm dưới:
Răng cửa bên hàm dưới rất giống răng cửa giữa hàm dưới về hình thái, chỉ khác là nó to hơn. Chúng có chức năng và thẩm mỹ như nhau.
a. Mặt ngoài:
- Giống mặt ngoài của răng cửa giữa.
- Răng cửa bên lớn hơn răng cửa giữa và không có đối xứng hai bên.
- Góc cắn gần khá vuông, góc cắn xa hơi tròn.
- Đường viền gần khá thẳng, đường viền xa hơi tròn.
Hình 4.20 - Mặt ngoài b. Mặt trong:
Gần giống mặt ngoài.
Hình 4.21 - Mặt trong c. Mặt gần:
- Đường cổ răng kém cong hơn.
- Có thể nhìn thấy phần xa trong của mặt trong. Do thân răng có xu hướng uốn từ ngoài vào trong, từ gần đến xa.
Hình 4.22 - Mặt gần d. Mặt xa:
- Trông thấy rìa cắn nhiều hơn từ phía xa vì góc xa thấp và tròn hơn.
- Đường cổ răng kém cong hơn.
- Vùng tiếp giáp xa ở phần ba cắn nhưng thiên về phía nướu hơn.
- Rãnh dọc chân răng rõ hơn.
- Điểm tiếp xúc mặt xa so với răng nanh thấp hơn về phía cổ răng so với điểm tiếp xúc mặt gần của răng cửa giữa.
Hình 4.23 - Mặt xa e. Rìa cắn:
- Rìa cắn răng cửa là đặc điển nhận dạng răng, phân biệt với răng cửa giữa. Rìa cắn không thẳng góc với đường chia đôi thân răng theo chiều ngoài trong, mà làm thành một góc nhọn
- Rìa cắn không thẳng góc với đường chia đôi thân răng theo chiều ngoài trong như răng cửa giữa dưới.
- Rìa cắn nghiêng theo đường cong Spee cho nên nhìn thân răng có vẻ bị vặn so với đáy chân răng.
- Trục chân răng song song với trục chân răng cửa giữa hàm dưới, còn rìa cắn lại không thẳng hàng với nhau.
Hình 4.24 - Rìa cắn
TÓM TẮT
Đặc điểm chung răng cửa dưới:
- Thân răng hẹp nhất trong các răng cửa.
- Răng cửa bên lớn hơn răng cửa giữa.
- Gờ bên và cingulum không rõ.
- Hõm lưỡi mờ.
- Thân răng có kích thước ngoài trong lớn hơn kích thước gần xa.
- Mặt ngoài phẳng hơn so với mặt ngoài răng cửa trên.
- Chân răng có hình bầu dục trên thiết đồ ngang và chiều ngoài trong lớn hơn so với chiều gần xa.
Đặc điểm riêng các răng cửa hàm dưới:
Răng cửa giữa Răng cửa bên
Nhìn phía Kích thước gần xa rất hẹp. Lớn hơn một chút.
ngoài
Nhìn phía cắn
Đối xứng hai bên.
Nụ gần và xa rõ như nhau.
Góc cắn gần và xa gần 90º.
Gờ cắn tạo thành góc vuông với đường chia đôi.
Không đối xứng.
Nụ xa không rõ.
Góc xa tròn.
Góc cắn uốn từ ngoài vào trong và từ gần đến xa.
III. NHÓM RĂNG NANH:
- Răng nanh hàm trên và hàm dưới khá giống nhau về hình thể và có cùng chức năng.
- Bốn răng nanh bố trí ở các góc hàm. Răng nanh là răng dài nhất trong bộ răng. Thân răng dài bằng thân răng cửa giữa hàm trên (10,5mm) còn chân răng thì không chân răng nào dài bằng răng nanh.
- Răng nanh là răng kế tiếp răng cửa bên, ở mỗi phía răng nanh là răng thứ ba từ đường giữa. Răng nanh có một đỉnh nhọn đơn và tròn (hoặc gọi là múi) sử dụng để xé thức ăn.
- Răng nanh còn được gọi là răng một múi (Hình 5.17). Thuật ngữ “Răng một múi” và
“răng nanh” đều được sử dụng như nhau.
- Thuỳ giữa môi phát triển mạnh, to khoẻ để biến thành múi, cả thân và chân để có tính chất vồng.
- Thân răng có một múi duy nhất nhọn, to, khoẻ, chân răng dài. Ta có thể thấy rõ nhất ở loài thú ăn thịt.
- Răng nanh là răng chắc nhất trên hàm. Thân răng trơn nhẵn rất dễ tự làm sạch, do đó ít bị sâu và thường tồn tại suốt đời người. Nếu nó mất thì cũng thường là mất cuối cùng.
- Do đó, trong răng giả ta cố gắng sử dụng chúng để ổn định các răng khác (phục hồi khớp cắn hướng dẫn bởi răng nanh).
- Ổ răng của răng nanh cũng nổi gồ ở mặt ngoài xương hàm gọi là ụ nanh, ụ nanh góp phần thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Mất răng nanh rất khó phục hồi chúng cả về chức năng và thẩm mỹ.