THỰC HÀNH VẼ RĂNG

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng DLT 002 giai phau rang 10 11 (1) (Trang 68 - 75)

Mục tiêu:

1. Vẽ được các răng đúng tỷ lệ kích thước quy định, đúng hình dáng và các chi tiết giải phẫu.

2. Thực hiện được việc tô bóng răng để tạo hình ảnh không gian ba chiều.

3. Vẽ nhanh được một răng, một loạt răng hoặc cung răng có hình dáng, chi tiết và kích thước tương xứng với nhau.

_______________________________________________________________

1. Giới thiệu:

Vẽ răng là một trong những yêu cầu về kỹ năng trong thực tập giải phẫu răng. Có hai hình thức vẽ: Vẽ nét (còn gọi là vẽ phác thảo) và vẽ có tô bóng. Vẽ nét (phác thảo) một răng là vẽ đường viền ngoài của một răng khi nhìn từ một phía nào đó (ngoài, trong, gần, xa hay phía chức năng), như vậy mỗi răng có năm hình vẽ nét nhìn từ năm phía. Vẽ có kết hợp tô bóng là sau khi vẽ nét, sử dụng những mảng chì đậm nhạt để tạo hình ảnh không gian ba chiều của răng trên mặt phẳng.

Phương pháp vẽ răng có thể là phương pháp hình họa đen trắng (còn được gọi là phương pháp vẽ theo mẫu, khi răng được vẽ theo mẫu vật răng, thường làm mô hình), hoặc vẽ theo hình mẫu. Hiện nay, phương pháp hình họa chưa được sử dụng phổ biến trong các trường Nha, tuy vậy những điểm cơ bản của phương pháp hình họa được nêu dưới đây để vận dụng trong thực hành vẽ răng.

Hình họa là phương pháp vẽ để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối (đậm, nhạt) để tạo không gian, tỷ lệ. Hình hoạ đòi hỏi kết hợp chặt chẽ tư duy trí tuệ với khả năng biểu cảm thẩm mỹ của người vẽ.

Nét (còn gọi là đường viền hay đường chu vi) là ranh giới giữa vật này với vật khác, hay giữa một vật với không gian xung quanh. Mảng là một mặt phẳng có chu vi nhất định. Vẽ là nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng nhưng phải sử dụng những phương pháp về phép đo tỷ lệ, về 1 tác động sáng tối trong không gian để diễn tả được chiều sâu của cảnh, vật, có nghĩa là phải tạo được không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Hình khối là do không gian ba chiều giới hạn, được ánh sáng phân rõ các chiều hướng và bề mặt. Tất cả những gì được nhìn thấy đều có thể tích thật, thể hiện qua các số đo chiều rộng, chiều cao và chiều sâu.

Nghĩa là trên bản vẽ, khối và không gian là những yếu tố ảo, do sắc độ đậm nhạt tạo ra trên mặt phẳng sáng tối và đậm nhạt.

Con người nhận biết được thế giới khách quan thông qua cảm nhận của mắt và ánh sáng. Ánh sáng chiếu rọi vào vật thể làm nổi hình khối, làm vật có màu sắc và đem lại ý nghĩa cho việc ghi lại hình bóng trong giới tự nhiên. Ánh sáng chiếu vào một, hai chiều nào đó của vật thể làm cho vật thể đó nổi hình khối lên, các chiều khác không có ánh sáng sẽ chìm trong mảng tối. Giữa mảng sáng và mảng tối có những mảng trung gian, còn mép bên tối có ánh sáng chiếu gọi là bóng phản quang. Cả một chuỗi sáng, tối, trung gian, phản quang tạo nên một bảng sắc độ đậm nhạt diễn biến từ sáng nhất đến tối nhất, làm cho vật mẫu nổi trên không gian và trên mặt phẳng của bài vẽ. Khác với vẽ những vật thể đơn giản khác, khi vẽ răng, ngoài việc quan sát trực tiếp mẫu (là răng thật hay bản vẽ mẫu) còn đòi hỏi sinh viên nắm vững mô tả lý thuyết về những đặc điểm hình thái của răng đó để có thể tái hiện một cách chính xác những chi tiết giải phẫu đặc trưng của từng răng khi nhìn từ một phía nào đó.

Vẽ răng thường được thực hiện trước khi tiến hành điêu khắc răng tương ứng vì trong quá trình vẽ nét và tô bóng, sinh viên vừa đồng thời ôn tập lại phần lý thuyết mô tả răng, vừa luyện tập khả năng vẽ lại chính xác các chi tiết giải phẫu của răng cũng như vận dụng khả năng tư duy trừu tượng để hình dung đến chiếc răng sẽ điêu khắc trong không gian ba chiều.

Trong thực hành, răng thường được vẽ phóng to gấp hai, gấp ba hay gấp bốn lần so với răng thật để giúp người vẽ có cảm nhận sâu hơn về răng đang được vẽ. Việc vẽ răng không chỉ là bắt chước một hình vẽ mẫu để vẽ cho đúng mà còn cần kết hợp quan sát răng mẫu có kích thước lớn. Một hình thức vẽ khác cũng thường được ứng dụng trong giảng dạy nha khoa là vẽ nét nhanh một răng, một nhóm răng hoặc cung răng nhìn từ một phía nào đó.

Hình thức vẽ này đòi hỏi sinh viên phải vẽ nét các răng nhuần nhuyễn để nêu được những đặc trưng quan trọng nhất về hình thể của một răng, đồng thời tránh vẽ nhầm từ răng này sang răng khác.

2. Vẽ nét răng:

Một răng được thể hiện theo phương pháp vẽ nét gồm năm hình, nhìn lần lượt từ các phía: Ngoài, trong, gần, xa và phía chức năng (phía rìa cắn đối với các răng trước và phía nhai đối với các răng sau). Để vẽ một mặt răng nhìn từ một phía nào đó trước tiên, cần xác định tỷ lệ định vẽ so với răng thật và tính toán các kích thước tương ứng. Vẽ một khung chữ nhật ngoại tiếp mặt răng cần vẽ có các kích thước tương ứng. Sau đó, xác định chiều cao thân răng và chia thân răng thành các phần ba (do các chi tiết giải phẫu được mô tả theo các phần ba), xác định kích thước cổ răng, xác định vị trí các điểm lồi tối đa. Sau đó, dựa theo phần mô tả giải phẫu chi tiết của từng răng để vẽ đường viền ngoài của thân răng cũng như chân răng, phác thảo những chi tiết giải phẫu của răng (mẫu hố rãnh, cingulum...).

3. Vẽ răng có tô bóng:

Sau khi vẽ nét, răng được chuyển từ hình phẳng thành hình khối ba chiều bằng cách dùng những mảng màu đậm nhạt. Cơ sở của việc tô bóng là khi ánh sáng chiếu vào một hay nhiều phía (có một nguồn sáng chính) vào vật thể nào đó sẽ làm cho vật thể đó sáng và nổi hình khối lên, các phía không được chiếu sáng sẽ chìm trong mảng tối, giữa hai mảng sáng -tối có sự chuyển tiếp màu trung gian. Tất cả chuỗi màu từ sáng chuyển dần đến tối làm cho vật có hình ảnh nổi. Bút chì mềm (2B đến 4B) thường được sử dụng để tô bóng các hình vẽ răng.

Trong quá trình tô bóng răng, sinh viên cần diễn đạt được bằng bản vẽ hình ảnh nổi của răng, ứng với các chi tiết lồi sẽ là các vùng sáng hơn và ứng với các chi tiết lõm sẽ là các vùng tối hơn. Cần lưu ý là tô bóng không phải là tô màu đơn thuần bằng bút chì mà là sử dụng tác động sáng tối thích hợp để diễn tả được chiều sâu của sự vật. Quá trình tô bóng

răng cũng giúp sinh viên hình dung được răng tương ứng sẽ điêu khắc trong tương lai.

Trong khi tô bóng, cần có răng mẫu được chiếu sáng thích hợp, không nên chỉ dựa vào hình vẽ màu.

4. Vẽ nhanh:

Đây là một hình thức vẽ nét cần thiết trong học tập môn giải phẫu răng nói riêng và các môn khác trong nha khoa nói chung. Vẽ nhanh một răng hay một loạt các răng khi nhìn từ một phía nào đó không cần thiết phải vẽ thật chính xác các kích thước nhưng cần có sự cân đối giữa các kích thước của một răng cũng như giữa các răng với nhau. Trong phương pháp vẽ nhanh, cần lưu ý góc độ nghiêng của các răng, nhất là khi vẽ một loạt răng, ví dụ như vẽ diễn đạt các đường cong cắn khớp, vẽ mặt nhai của cung răng trên hay dưới... Các răng không nằm thẳng đứng và rời rạc nhau như khi vẽ nét hay tô bóng (hình 6-5, 6-5, 6-7).

Các bài tập vẽ nhanh gồm vẽ từng răng, bao gồm chân răng và nha chu, vẽ một nhóm răng, vẽ phần thân răng của một nhóm răng, vẽ cung răng nhìn từ phía nhai.

5. Tổ chức thực hiện vẽ răng:

Chuẩn bị dụng cụ - vật liệu:

 Bút chì mềm 2B, 3B, 4B. . . (ít nhất cần có hai loại bút chì, một để vẽ nét và một để tô bóng).

 Tẩy chì, thước kẻ có vạch đếm, thước đo độ.

 Giấy vẽ khổ A4, với phần trình bày như sau (thí dụ cho bài vẽ có tô bóng răng):

Phần chữ (5 cm đầu trang).

Họ tên (viết bằng chữ in hoa), tổ, lớp.

Tên răng (tên đầy đủ, không dùng ký hiệu răng).

Ngày vẽ.

Phần hình: Trình bày bản vẽ năm hình của một răng nhìn từ năm phía (xem hình 6- 5a).

Các bước tiến hành:

Tính toán kích thước (mm) của răng được vẽ với tỷ lệ x4 hoặc x3, dựa theo các bảng 6-1 và 6-2 (đối với răng vĩnh viễn).

Định hướng răng được vẽ theo năm phía: Ngoài, trong, gần, xa và cắn (hay nhai). Vẽ năm khung chữ nhật ngoại tiếp với đường viền tương lai của răng khi nhìn từ năm phía. Xác định chiều cao thân răng và các phần ba của thân và chân răng theo chiều nhai bướu. Vẽ theo giải phẫu mô tả răng vĩnh viễn (xem “Giải phẫu mô tả răng vĩnh viễn") và hình mẫu của các răng (xem hình 6-8a đến 6-21a, 6-22, 6-23 hoặc hình 6-24 đến 6-33). Vẽ các đường viền (vẽ nét) của răng khi nhìn từ năm phía, xác định đúng vị trí của các điểm lồi tối đa.

Tô bóng để thể hiện các chi tiết giải phẫu trên từng mặt răng và làm nổi rõ hình khối của răng trong không gian.

Kích thước các răng hàm trên (mm)

Răng hàm trên

Chiều cao toàn

bộ

Chiều cao thân răng

Chiều gần xa thân

răng

Chiều ngoài trong thân răng

Chiều gần xa cổ răng

Chiều ngoài trong cổ

rằng

Cửa giữa 25,5 11,3 9,0 7,8 6,5 7,0

Cửa bên 22,5 10,1 7,0 6,7 5,0 6,3

Nanh 29,0 11,4 8,4 8,8 6,0 8,0

Cối nhỏ 1 22,5 9,3 7,5 9,7 5,3 8,7

Cối nhỏ 2 22,2 8,8 7,2 9,5 5,3 8,8

Cối lớn 1 21,5 8,0 11,3 11,8 8,0 11,0

Cối lớn 2 20,5 7,8 10,0 11,5 7,5 10,5

Cối lớn 3 18,5 7,5 9,8 11,2 7,5 10,4

Kích thước các răng hàm dưới (mm) Răng

hàm dưới

Chiều cao toàn

Chiều cao thân răng

Chiều gần xa thân

Chiều ngoài

Chiều gần xa cổ răng

Chiều ngoài

bộ răng trong thân răng

trong cổ rằng

Cửa giữa 22,0 10,0 6,0 6,3 3,8 5,7

Cửa bên 24,0 10,6 6,5 6,7 4,0 6,3

Nanh 29,0 11,5 7,3 8,3 5,5 8,0

Cối nhỏ 1 25,0 9,5 7,8 8,5 5,0 7,3

Cối nhỏ 2 24,0 9,0 7,8 9,0 5,2 7,7

Cối lớn 1 22,0 8,2 11,9 10,8 9,2 9,5

Cối lớn 2 21,0 8,0 11,0 10,3 9,2 9,0

Cối lớn 3 19,0 7,5 10,7 10,0 8,7 9,0

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng DLT 002 giai phau rang 10 11 (1) (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w