Răng cối nhỏ. Gọi là răng cối nhỏ - premolars vì vị trí giải phẫu của chúng gần với răng cối lớn - molars (Đôi khi gọi chúng là bicuspids vì hầu hết nhóm răng này có hai núm trên bề mặt nhai). Có 8 răng cối nhỏ, mỗi nửa cung có 2 răng với chức năng nhận và nghiền nát thức ăn. Ta chia nhóm răng cối nhỏ thành răng cối nhỏ thứ nhất và răng cối nhỏ thứ 2 (trên mỗi nửa cung hàm), răng cối nhỏ thứ nhất nằm ngay sau răng nanh. Răng cối nhỏ chiếm vị trí giữa răng nanh và răng cối lớn trên cung răng.
Về mặt hình thái học chúng được xem là sự chuyển tiếp giữa răng nanh và răng cối lớn. Chúng ta đã biết răng nanh có một múi hình chêm thích hợp với chức năng cắn xé.
Trong khi răng cối lớn có nhiều múi và mặt nhai rộng thích hợp với chức năng nghiền thức ăn. Răng cối nhỏ có ít nhất một múi lớn và sắc, các múi trong thích hợp với chức năng làm dập thức ăn.
Nó có các đặc điểm:
- Có ít nhất hai múi.
- Có một múi ngoài và một hoặc hai múi trong.
Răng cối lớn. Răng cối lớn là răng lớn nhất trong cung hàm, nằm ngay sau răng cối bé với chức năng nghiền nát thức ăn trong quá trình nhai. Dưới điều kiện thông thường thì có 6 răng cối lớn trên mỗi cung hàm (3 răng trên mỗi nửa cung hàm). Chúng được chia theo răng cối lớn thứ nhất, cối lớn thứ hai và cối lớn thứ ba. Răng cối lớn có vai trò lớn trong việc nghiền nát thức ăn và chức năng giữ kích thước tầng dưới mặt.
Tóm tắt các đặc điểm nhóm:
- Răng cối lớn có mặt nhai lớn nhất trên cung răng.
- Có từ ba đến năm múi lớn.
- Là nhóm răng duy nhất mỗi răng có ít nhất hai múi ngoài.
- Có hai hay ba chân lớn.
- Mặt nhai có nhiều múi, chân răng vững chắc.
I. RĂNG CỐI NHỎ TRÊN:
- Các răng cối nhỏ 1 và 2 trên giống nhau nhiều hơn là răng cối nhỏ 1 và 2 dưới.
- Các răng cối nhỏ trên có hai múi lớn, nhô cao, kích thước tương đối bằng nhau.
- Khi nhìn từ phía nhai, các răng cối nhỏ trên có kích thước ngoài trong lớn hơn gần xa rõ rệt.
- Khi nhìn từ phía bên, các răng cối nhỏ trên có đường viền ngoài chỉ nghiêng nhẹ về phía trong.
- Khi nhìn từ phía bên, các răng cối nhỏ trên có điểm lồi tối đa trong ở phần ba giữa.
- Răng hàm nhỏ có hai múi phát triển nên bờ viền bên nằm ngang và là một phần của diện nhai.
Kích thước và tuổi mọc:
Kích thước (mm) Răng cối nhỏ 1 Răng cối nhỏ 2
Cao thân răng 9,3 8,8
Gần xa thân răng 7,5 7,2
Ngoài trong thân răng 9,7 9,5
Cao toàn bộ 22,5 22,2
Gần xa cổ răng 5,3 5,3
Ngoài trong cổ răng 8,7 8,8
Tuổi mọc 9 10
1. Răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên:
- Có hai núm, núm ngoài cao hơn núm trong khoảng 1mm. Thân răng có các đường góc, cạnh. Mặt ngoài lồi hơn mặt trong.
- Thân răng 4 hàm trên ngắn hơn răng 3 khoảng 1,5 – 2 mm. Diện tiếp xúc với răng 3 và răng 5 hàm trên ngang mức nhau.
- Khi chưa mòn, sườn gần múi ngoài dài hơn sườn xa (ngược với răng nanh). Bề gần xa chân răng 4 hàm trên hẹp hơn răng 3 hàm trên.
- Các đặc điểm sau đây của răng 4 hàm trên khác với nhóm răng trước:
Chiều ngoài trong thân răng lớn hơn chiều gần xa thân răng.
Đường cổ răng ít cong ở mặt gần và mặt xa.
Cao thân răng ngắn hơn răng trước.
a. Mặt ngoài:
- Thân răng hình trứng hay hình chuông. Đỉnh múi khá tròn. Các gờ múi nghiêng khoảng 30° so với mặt phẳng ngang, gờ múi gần dài hơn gờ múi xa.
- Có hai lõm cạn chạy từ hai gờ múi lên khoảng giữa thân răng.
- Chân răng giống chân răng nanh: hình chóp, chóp răng hơi tù.
Hình 5.1 - Mặt ngoài
b. Mặt trong:
- Thấy được đường viền của mặt ngoài. Múi trong thiên về phía gần.
- Mặt trong không có lồi, gờ, lõm hai nửa đối xứng.
- Thấy được hai chóp chân răng.
Hình 5.2 - Mặt trong c. Mặt gần:
- Múi ngoài cao hơn múi trong. Gờ tam giác từ hai đỉnh múi nghiêng 45° về phía trung tâm mặt nhai. Gờ bên gần nhô cao, bị chia cắt bởi rãnh gờ bên gần ở điểm giữa hơi thiên về phía trong. Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ răng; điểm lồi tối đa trong ở khoảng giữa thân răng.
- Đường cổ răng lồi về phía nhai nhưng tại điểm giữa lại uốn thành góc lồi về phía chóp.
- Hai chân răng dính nhau, rãnh liên chân nằm dọc theo chiều dài của thân răng và chân răng, thân chung chiếm 2/3 chiều dài chân răng.
Hình 5.3 - Mặt gần
Các mốc giải phẫu răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên
LR. Chân trong CL. Đường viền cổ.
MMDG. Huyệt phát triển bên gần.
LC. Múi trong.
BC. Múi ngoài.
MCA. Diện tiếp xúc gần
BCR. Đường viền cổ phía ngoài.
MDD. Lõm phát triển phía gần.
BR. Chân ngoài.
MBCR. Rìa múi gần ngoài.
MMR. Gờ bên gần.
MTF. Hố tam giác gần.
CDG. Huyệt phát triển trung tâm.
MLCR. Rìa múi gần trong.
DLCR. Rìa múi xa trong.
DTF. Hố tam giác xa.
DMR. Rìa bên xa. DBCR. Rìa múi xa ngoài.
d. Mặt xa:
- Trông thấy mặt nhai nhiều hơn khi nhìn từ phía gần.
- Không có rãnh gờ bên xa.
- Mặt xa thân răng không lõm như mặt gần.
- Rãnh liên chân răng mờ.
Hình 5.4 - Mặt xa
e. Mặt nhai:
- Đường viền thân răng hình lục giác. Đường viền ngoài hình chữ V; đường viền trong cong lồi đều đặn. Nhìn thấy mặt ngoài và mặt trong thân răng. Gờ ngoài và các lõm hai bên gờ chia mặt ngoài thành 3 .
- Mặt nhai có 2 múi, múi ngoài lớn hơn múi trong, đỉnh múi trong thiên về phía gần. Các gờ bên nổi rõ; các gờ tam giác bị chia cắt bởi rãnh giữa.
- Hõm tam giác gần rộng hơn hõm tam giác xa.
Hình 5.5 - Mặt nhai
2. Răng cối nhỏ thứ hai hàm trên:
a. Mặt ngoài:
- Giống răng cối nhỏ 1.
- Thân răng nhỏ hơn về chiều rộng lẫn chiều cao.
- Góc gần và xa kém lồi hơn.
- Lõm gần rất mờ.
Hình 5.6 - Mặt ngoài b. Mặt trong:
- Ít thấy được đường viền mặt ngoài.
- Răng có 1 chân.
- Chân răng mặt trong tương đương với chân răng mặt ngoài.
Hình 5.7 - Mặt trong
c. Mặt gần:
- Hai múi ngoài, trong cao gần tương đương. Hai gờ bên gần không bị gián đoạn bởi rãnh gờ bên gần.
- Không có lõm gần (ở 1/3 cổ răng).
- Chỉ có 1 chân.
Hình 5.8 - Mặt gần
d. Mặt xa:
- Trông giống răng cối nhỏ 1.
- Múi trong lớn gần tương đương với múi ngoài.
Hình 5.9 - Mặt xa e. Mặt nhai:
- Đường viền ngoài có hình bầu dục. Đường viền gần và đường viền xa gần như song song.
- Mặt ngoài lồi từ phía gần đến phía xa.
- Đường viền của mặt nhai là hình chữ nhật, múi trong gần như tương đương với múi ngoài.
- Rãnh giữa ngắn hơn.
- Không có rãnh gờ bên gần, mặt nhai có nhiều rãnh phụ hơn.
- Có 1 hay 2 rãnh trong khá sâu.
Hình 5.10 - Mặt nhai
TÓM TẮT
Răng cối nhỏ 1 trên Răng cối nhỏ 2 trên Nhìn phía ngoài
Nhìn phía trong Nhìn phía gần
Nhìn phía nhai
Các lồi vai nhìn rõ
Nhìn thấy toàn bộ đường viền của mặt ngoài
Có rãnh gờ bên gần cắt gờ bên gần Thường có hai chân
Lõm gần ở phần ba cổ thân răng
Đường viền ngoài của thân răng hình lục giác.
Hai góc gần ngoài, xa ngoài khá rõ Đường viền gần và xa hội tụ về phía lưỡi Bản nhai hình thang.
Gờ múi ngoài có hướng gần - trong từ đỉnh múi làm thân răng có dạng xoay.
Hẹp, không lồi nhiều Không thấy
Không có
Chỉ có một Hình bầu dục Tròn hơn
Song song hoặc ít hội tụ Hình chữ nhật
Múi ngoài lớn hơn múi trong Rãnh giữa dài
Rất ít rãnh phụ
Có gờ ngoài, có ba thùy
Không có dạng xoay Hai múi tương đương Ngắn
Có nhiều rãnh phụ Không có
3. Răng cối nhỏ hàm dưới:
Cũng tương tự như răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới là răng chuyển tiếp từ nhóm răng trước sang đầu nhóm răng sau nên răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới có đặc điểm giống răng số 3 và răng số 5.
Răng cối nhỏ 1 dưới theo quan điểm thuần túy chức năng có thể xem là một răng nanh.
Trong khi răng cối lớn hai như một răng cối lớn thu nhỏ. Hai răng này không giống nhau nhiều như răng cối nhỏ hàm trên.
Đặc điểm:
- Kích thước múi ngoài lớn hơn múi trong rất nhiều.
- Thân răng có kích thước ngoài trong xấp xỉ kích thước gần xa.
- Nhìn từ phía bên, đường viền ngoài nghiêng trong rất nhiều.
- Điểm lồi tối đa trong ở khoảng phần ba nhai.
- Rãnh giữa cong lồi vào trong.
Kích thước và tuổi mọc:
Kích thước (mm) Răng cối nhỏ 1 Răng cối nhỏ 2
Cao thân răng 9,5 9,0
Gần xa thân răng 7,8 7,8
Ngoài trong thân răng 8,5 9,0
Cao toàn bộ 24 24
Gần xa cổ răng 5,0 5,2
Ngoài trong cổ răng 7,3 7,7
Tuổi mọc 9 10
3.1. Răng cối nhỏ 1 hàm dưới:
a. Mặt ngoài:
- Múi ngoài lớn, dài và nhọn. Gờ múi gần ngắn hơn gờ múi xa, hai gờ múi nghiêng
- Khoảng 30° so với mặt phẳng ngang.
- Đường viền gần thẳng hướng với đường viền chân răng; đường viền xa lồi nhiều ở nửa phía nhai.
- Đường cổ răng là một cung tròn hẹp theo chiều gần xa.
Hình 5.11 - Mặt ngoài
b. Mặt trong:
- Trông thấy đường viền mặt ngoài và gần toàn bộ mặt nhai.
- Gờ tam giác ngoài nổi rõ, băng qua giữa mặt nhai và gặp đỉnh múi trong. Hai gờ bên nghiêng 45° từ ngoài vào trong, gặp các gờ múi tương ứng của múi trong.
- Múi trong nhỏ, thấp và khá nhọn.
- Mặt trong không chia thuỳ, không có gờ, chiều gần xa nhỏ hơn nhiều so với mặt ngoài. Đường cổ răng ít cong.
Hình 5.12 - Mặt trong c. Mặt gần:
- Mặt nhai nghiêng về phía trong và về phía cổ răng.
- Đường viền phía nhai phần lớn được tạo bởi gờ ngang.
- Gờ bên gần và gờ múi trong tạo thành chữ V, đỉnh nhọn chữ V là rãnh gần trong.
- Đường viền ngoài lồi ở 1/3 cổ răng; điểm lồi tối đa trong ở khoảng 1/3 nhai.
- Chân răng rộng ở cổ, thu hẹp cả phía chóp, có lõm
sau dọc chân răng. Hình 5.13 - Mặt gần
MLDG. Huyệt phát triển bên gần trong.
LC. Múi trong.
BC. Múi ngoài.
MCA. Diện tiếp xúc gần
BCR. Đường viền cổ phía ngoài.
BR. Chân ngoài.
MBCR. Rìa múi gần ngoài.
MMR. Gờ bên gần.
CDG. Huyệt phát triển trung tâm.
DBCR. Rìa múi gần xa ngoài.
DLCR. Rìa múi xa trong.
DTF. Hố tam giác xa.
DMR. Rìa bên xa.
d. Mặt xa:
- Đường viền giống như khi nhìn từ phía gần nhưng gờ bên xa lồi hẳn, độ nghiêng không rõ như gờ bên gần.
- Gờ bên xa liên tục, không có rãnh chia cắt.
Hình 5.14 -Mặt xa e. Mặt nhai:
- Đường viền thân răng có dạng hình thoi. Đường viền phía ngoài có hình chữ V, đỉnh múi ngoài thẳng hàng với đỉnh chữ V.
- Trông thấy hơn 2/3 mặt ngoài.
- Gờ bên gần bị rãnh gần trong cắt ngang khi chạy từ hố gần ra một bên
- Gờ ngoài và hai lõm cạn hai bên chia mặt ngoài thành 3 thùy.
- Mặt trong không chia thùy.
- Mặt nhai hình tam giác mà đáy là gờ múi ngoài, đỉnh là đỉnh múi trong.
- Gờ ngang chia mặt nhai thành 2 phần: Gần và xa.
Hình 5.15 - Mặt nhai
3.2. Răng cối nhỏ 2 hàm dưới:
Răng 5 dưới chỉ giống răng 4 dưới ở mặt ngoài mặc dù múi ngoài không nhọn và rõ nét bằng, Thân răng 5 dưới to hơn răng 4 dưới, chân răng cũng dài hơn và to hơn. Chân răng ít khi chia 2, có thể có một rãnh khá sâu ở mặt ngoài.
a. Mặt ngoài:
- Giống răng hàm nhỏ 1 dưới nhưng nhỏ hơn và đối xứng qua trục giữa.
- Đường viền gần và xa thẳng hướng với đường viền chân răng.
- Đường cổ răng là một cung tròn đều lồi về phía chóp.
Hình 5.16 - Mặt ngoài b. Mặt trong:
- Kích thước gần xa lớn hơn mặt ngoài nên không thấy đường viền ngoài (đặc điểm riêng) mặt phẳng nhai thẳng góc với trục chân răng nên chỉ thấy một phần nhỏ mặt nhai.
- Múi gần trong lớn, có chiều cao gần tương đương múi ngoài và chiếm 2/3 kích thước gần xa của mặt trong thân răng.
- Múi xa trong nhỏ, được ngăn cách với múi gần trong bởi một khuyết, đáy khuyết là nơi kết thúc của rãnh trong.
Hình 5.17 - Mặt trong
c. Mặt gần:
- Mặt phẳng nhai thẳng góc với trục răng.
- Đường viền phía nhai là gờ tam giác gần trong và gờ tam giác ngoài.
- Múi gần trong lớn, mặt phẳng nhai thẳng góc với trục răng, có chiều cao gần tương đương múi ngoài (đặc điểm riêng).
Hình 5.18 - Mặt gần
d. Mặt xa:
- Thấy rõ 2 múi trong.
- Múi xa trong như một chỗ nhô lên ở góc xa trong của thân răng.
Hình 5.19 - Mặt xa e. Mặt nhai:
Mặt nhai răng 5 có 2 dạng:
Dạng 3 múi phát triển mạnh có hình vuông.
Dạng 2 múi có hình tròn.
- Có 3 múi, múi ngoài lớn nhất rồi đến múi gần trong. Múi xa trong nhỏ nhất. Hai gờ bên tương đương nhau về kích thước.
- Có 3 gờ tam giác. Rãnh gần ngăn cách gờ tam giác ngoài với gờ tam giác gần trong; rãnh trong ngăn cách 2 gờ tam giác của 2 múi trong; rãnh xa ngăn gờ tam giác ngoài và gờ tam giác xa trong 3 rãnh gặp nhau tạo thành chữ Y tại hố giữa.
Hình 5.20 - Mặt nhai
TÓM TẮT
Răng cối nhỏ dưới 1 Răng cối nhỏ dưới 2 Nhìn phía ngoài
Nhìn phía trong
Thân răng không đối xứng hai bên Thấy được toàn bộ đường viền của mặt ngoài
Thấy được gần toàn bộ mặt nhai
Đối xứng Không thấy
Nếu thấy được cũng rất ít Gần tương đương nhau
Nhìn phía gần
Nhìn phía nhai
Múi trong thấp hơn nhiều Mặt nhai nghiêng trong
Gờ ngang nối hai múi ngoài và hai múi trong.
Gờ bên gần nghiêng trong khoảng 45º Có rãnh gần trong.
Đường viền mặt nhai hình thoi Cạnh gần và xa hội tụ phía trong Bản nhai hình tam giác
Múi ngoài gần gấp đôi múi trong Gờ bên gần ngắn và ít nổi hơn Không có mẫu Y, rãnh chính kém rõ Không có hố giữa
Gần nằm ngang Không có gờ ngang Nằm ngang
Không có Vuông hay tròn Thẳng và song song Hình vuông
Gần tương đương
Bằng nhau về độ lồi và độ dài
Các rãnh chính tạo thành mẫu Y
Có trũng và hố giữa 4. Răng cối lớn:
Đặc điểm:
- Có ba chân: Hai ngoài (gần ngoài và xa ngoài) và một trong.
- Thường có ba múi lớn và một múi nhỏ hơn (múi xa trong).
- Thân răng có chiều ngoài trong lớn hơn chiều gần xa.
- Múi gần trong và múi xa ngoài có các gờ tam giác nối với nhau tạo thành gờ chéo.
- Các múi gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một mẫu tam giác gồm ba múi.
- Hai múi ngoài có kích thước không tương đương: Múi gần ngoài lớn hơn múi xa ngoài.
- Múi xa thường nhỏ hoặc rất nhỏ và có thể không có.
- Có nhiều đặc điểm riêng để phân biệt các răng cối lớn trên với nhau. Rõ nhất là độ lớn của múi xa trong kích thước của nó giảm từ răng cối lớn 1 đến răng cối lớn 2, và có thể tiêu biến ở răng cối 3. Ngoài ra, răng cối lớn 1 là lớn nhất, và có ít biến thể.
Kích thước và tuổi mọc:
Kích thước (mm) Răng cối lớn 1 Răng cối lớn 2 Răng cối lớn 3
Cao thân răng 7,5 7,0 6,5
Gần xa thân răng 10,0 9,0 8,5
Ngoài trong thân răng 11,0 11,0 10,0
Cao toàn bộ 19,5 18,0 17,5
Gần xa cổ răng Ngoài trong cổ răng
Tuổi mọc 6 12 18+
4.1. Răng cối lớn thứ nhất hàm trên:
a. Mặt ngoài:
- Hai múi gần ngoài và xa ngoài có chiều cao tương đương, múi gần ngoài lớn hơn, múi xa ngoài nhọn hơn. Rãnh ngoài kết thúc ở giữa chiều cao thân răng.
- Điểm lồi tối đa gần ở gần phía nhai (3/4 từ cổ răng đến gờ bên), điểm lồi tối đa xa ở xa phía nhai (3/5 từ cổ răng đến gờ bên).
- Thấy được 3 chân răng. Thân chung của hai chân ngoài chiếm 1/3 chiều dài chân răng. Có một rãnh cạn chạy từ các chân răng đến điểm giữa đường cổ răng. Chóp chân răng gần ngoài thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài. Nhìn thấy chóp chân răng trong qua khe giữa hai chân ngoài.
Hình 5.21 - Mặt ngoài
b. Mặt trong:
- Hai múi trong có kích thước không bằng nhau. Múi gần trong lớn, lồi nhiều, tương đối tròn, chiếm 3/5 kích thước gần xa thân răng; múi xa trong thấp, nhỏ, tròn.
- Rãnh trong kết thúc ở khoảng giữa chiều cao thân răng.
- Đường cổ răng hơi cong lồi về phía chóp (gần như thẳng).
- Rãnh trong chia mặt trong thành hai phần.
Phần có núm Carabelli.
- Thấy cả 3 chân răng. Chân trong rộng ở gần cổ răng, có lõm cạn dọc mặt trong, chóp răng
Hình 5.22 - Mặt trong
tù và thẳng hàng với đường giữa thân răng.
c. Mặt gần:
- Thân răng hình thang, kích thước ngoài trong tối đa ở vùng cổ của thân răng, múi gần trong cao hơn múi gần ngoài (đặc điểm riêng).
Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ; điểm lồi tối đa trong ở khoảng giữa thân răng.
- Mặt gần lồi nhiều, điểm lồi tối đa ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai, hơi thiên về phía ngoài đường giữa mặt gần.
- Đường cổ răng lồi nhẹ về phía nhai. Chân ngoài rộng, chân trong hẹp, hình quả chuối. Chiều ngoài trong tối đa từ chân trong đến chân gần ngoài lớn hơn kích thước ngoài trong tối đa của thân răng.
Hình 5.23 - Mặt gần
d. Mặt xa:
- Múi xa ngoài lớn hơn múi xa trong.
- Thấy được mặt ngoài do phần xa của thân răng thu hẹp.
- Đường cổ răng gần như thẳng.
- Chân xa ngoài ngắn và hẹp hơn, chạy thẳng theo chiều dọc
Hình 5.24 - Mặt xa e. Mặt nhai:
- Đường viền ngoài có hình bình hành, góc gần ngoài và xa trong nhọn.
- Ba múi: Gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành 1 tam giác cân có các gờ múi ngoài là đáy, gờ bên gần là cạnh gần, gờ chéo băng qua mặt nhai là cạnh xa và đỉnh của tam giác là đỉnh múi gần trong.
- Kích thước các múi giảm dần theo thứ tự:
Gần trong – gần ngoài – xa ngoài – xa trong. Rãnh
Hình 5.25 - Mặt nhai