Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 21 - 24)

1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng tín dụng 6 1. Khái niệm hợp đồng tín dụng

1.1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Ở nước ta hiện nay, diễn biến tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày càng phức tạp để giải quyết triệt để vô cùng khó khăn, gian nan đối với cơ quan

nhà nước. Nhà nước ta không ngừng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với nhiều phương thức nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia hợp đồng tín dụng. Khi các thỏa thuận của các bên không đạt được và xảy ra xung đột thì có các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng

Thông qua phương thức này, các bên tranh chấp hợp đồng tín dụng áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.. Hiện nay, phương thức giải quyết này pháp luật chưa có bất cứ quy định nào.

Thương lượng là phương thức được các bên tiến hành vì thương lượng thành công thì ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên thậm chí còn được tăng cường về sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau khi kết thúc cuộc thương lượng và còn có các yếu tố như: Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, đỡ mất thời gian, ít tốn về tiền bạc, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp, đảm bảo bí mật, uy tín của các bên.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là các bên có sự hòa giải là hòa giải viên khi các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Hòa giải viên chỉ chứng kiến và ghi nhận lại thỏa thuận giữa các bên không can thiệp sự thỏa thuận giữa các bên. Sau khi hòa giải các bên đạt thỏa thuận có thể giữ lại mối quan hệ để phát triển mối quan hệ làm ăn sau này.

Phương thức trọng tài thương mại sự thỏa thuận các bên trên cơ sở tự nguyện , theo quy định của Luật Trọng tài thương mại được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, để thành lập Hội đồng (hoặc Ủy ban) Trọng

tài giải quyết tranh chấp nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng đưa ra phán quyết có giá trị.

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, nguyên tắc hòa giải, nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham gia, nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

Hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng Tòa án được tiến hành khi các bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận. Việc các bên giải quyết tranh chấp thường gặp nhiều khó khăn cần sự cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án. Vì khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không thuận lơi như thi hành bản án của Tòa mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn.

Việc giải quyết tại Tòa án qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan.

Tòa án xét xử công khai Từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý được pháp luật quy định hoạt động xét xử công khai của Tòa án còn có tác dụng răn đe những hành vi vi phạm pháp luật. để giữ bí mật Nhà nước theo yêu cầu của đương sự mà luật quy định Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên phải nắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng và đặc điểm này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chấp của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn.cho quyết định của Tòa án là chính xác, công bằng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)