Thực tiễn cho thấy rằng, các tranh chấp hợp đồng tín dụngsố lượng các vụ án ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng, gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay; nguyên nhân từ phía bên vay; nguyên nhân từ thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bình ổn kinh tế và nguyên nhân từ việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng vay tiền tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định pháp luật, nguyên nhân một số quy định của pháp luật còn nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc chậm được hướng dẫn áp dụng.
Một trong các nguyên nhân khá phổ biến là bên vay vi phạm điều khoản sử dụng vốn không đúng mục đích từ đó làm nảy sinh tranh chấp. Khi một bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng vi phạm thì bên còn lại có quyền thực hiện quyền yêu cầu chấm dứt hành vi, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc buộc bồi thường thiệt hại theo thực tế. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng chưa được chặt chẽ và thống nhất.
Đặc biệt, vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng tín dụng đã ký kết chưa thực sự khách quan và công bằng cho hai bên đó là mấu chốt gây ra nhiều mâu thuẫn và xung đột về quyền lợi giữa hai bên.
Quá trình thực tế giải quyết vụ án liên quan đến Hợp đồng tín dụng cho thấy các ngân hàng cho vay ồ ạt, thẩm định, định giá các tài sản cao hơn rất nhiều với giá trị thực của tài sản. Có những trường hợp ngân hàng thực tế không tiến hành thẩm định giá tài sản bảo đảm, không xem xét hiện trạng của tài sản bảo đảm mà chỉ lập biên bản tự định giá tài sản và tiến hành ký hợp đồng tín dụng và giải ngân.
Đến giai đoạn sau, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc khách hàng phải thanh toán khoản nợ với ngân hàng, nếu không thanh toán được thì yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, khi Tòa án tiến hành xem xét thẩm định tài sản và xác minh tại UBND cấp xã, phường và UBND quận huyện thì xác minh ra hiện trạng tài sản thế chấp khác với biên bản của ngân hàng. Do đó, việc ra một quyết định, bản án cũng như việc thi hành án liên quan đến hợp đồng tín dụng và tài sản thế chấp đó gặp rất nhiều khó khăn.
Việc xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng rất phức tạp. Có những hợp đồng tín dụng liên quan đến nhiều tài sản thế chấp và hiện nay tài sản thế chấp này đang cho thuê (cụ thể như chung cư, nhà cao tầng), mỗi tài sản có nhiều người đang sinh sống tại thời điểm tòa án thụ lý giải quyết, theo quy định của BLTTDS thì phải đưa tất cả những người hiện đang sinh sống tại địa chỉ đó vào làm người tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tài sản bảo đảm – xử lý ưu tiên tại Tòa án, BLDS năm 2015 đã có thay đổi thứ tự ưu tiên trong xử lý tài sản bảo đảm, tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Đây là một trong những thay đổi rất quan trọng mà doanh nghiệp và ngân hàng nếu không cập nhật sẽ phải chịu thua thiệt.
Thực tiễn cho thấy, việc hợp đồng bảo đảm của các ngân hàng thời gian qua chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Ngân hàng hoàn toàn có thể phải chịu thua thiệt nếu không cập nhật những quy định mới của pháp luật và tìm hiểu kỹ tài sản bảo đảm.Theo Điều 297 của BLDS năm 2015 quy định, “Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”. Do đó, các ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm các khoản vay phải hết sức lưu ý, bởi không chỉ đăng ký mới thiết lập ưu tiên mà sự ưu tiên này còn được xác lập trên cơ sở “bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”.
Bảng 2.1. Số liệu thống kê các vụ án xét xử sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Năm Thụ Lý (Vụ)
Số vụ án đã giải quyết
Số vụ án còn
lại
Tỷ lệ giải quyết
(%) Tạm
đình chỉ
Chuyển hồ sơ
Đình chỉ
Công nhận thỏa thuận
Xét xử
2015 142 11 25 22 31 25 28 80%
2016 111 18 06 16 21 27 23 79%
2017 115 16 03 25 24 27 20 82%
2018 94 17 08 15 13 24 15 84%
7/2019 62 16 03 07 08 05 23 62%
Nguồn:Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Theo số liệu thống kê báo cáo của Tòa án nhân dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng cho thấy chiều hướng giảm số vụ án xuống. Tỉ lệ phần trăm số vụ án còn lại giữa các năm vẫn còn
rất cao. Nguyên nhân cơ bản nhất của tình hình này là do thiếu chuyên môn của các Thẩm phán trong việc đánh giá chứng cứ, củng cố hồ sơ trong việc xác định nơi cư trú của người có quyền nghĩa vụ liên quan khi đương sự đang ở nước ngoài. Ngoài ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự chặt chẽ của các Tổ chức tín dụng khi cho vay. So với giai đoạn trước năm 2011, thì số vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày càng chiếm tỉ lệ ít đi trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Sự giảm xuống này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay rằng HĐTD ngày càng được áp dụng pháp luật chặt chẽ giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, việc thống kê này cũng chưa đầy đủ, trong thực tế do các tổ chức tín dụng và khách hàng không đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa án mà tự thương lượng giải quyết nhằm giảm chi phí và thời gian kiện tụng, vừa giữ quan hệ tốt với nhau. Các tranh chấp nêu trên dù đơn giản hay phức tạp, dù giá trị tài sản nhỏ hay lớn đều để lại những hậu quả nhất định cho các đương sự và gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.
Trong số các tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng hiện nay theo thống kê, số lượng tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn hiện nay còn khá cao so với các loại tranh chấp hợp đồng khác được thụ lý và giải quyết tại Tòa án.