Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 46 - 52)

2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được thì hoạt động của Toà án nhân dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh đối với giải quyết tranh chấp HĐTD vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến quá trình giải quyết còn chưa thực sự có hiệu quả. Những tồn tại, hạn chế đó là:

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, nhiều Thẩm phán nghiên cứu tài liệu, , còn một số sai sót trong quá trình tố tụng, những sai sót này đã được các Báo cáo tổng kết tại Tòa án hàng năm đề cập đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, thậm chí còn xác định sai tư cách tố tụng của đương sự hoặc triệu tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng.

Quá trình giải quyết các tranh chấp còn mất nhiều thời gian, hồ sơ vụ án không đủ, nhiều loại chi phí, đánh giá chứng cứ còn thiếu toàn diện, chưa tuân thủ đúng quy định giải quyết tranh chấp rất nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động trở lại bình thường.

Những bất khuyết điểm:

Một là, Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán trong vai trò Chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến

thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ đi kèm theo đó là phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có được giải quyết, cán bộ Toà án hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu kém về năng lực, có một số cán bộ Toà án có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao làm ảnh hưởng tới kết quả của vụ án.

Hai là, liên quan bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các đương sự bên cung cấp nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình các Tòa án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấpchứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án chính xác.

Ba là, Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng còn bất cập về Pháp luật hiện hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện.

Bốn là, bất cập của các quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể:

Căn cứ nào để xác định tiêu chí đang sống chung chưa có hướng dẫn cụ thể nên môt số Tòa án căn cứ sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký giao dịch bảo đảm để xác định các thành viên Hội gia đình có quyền ký hợp đồng bảo đảm, Tòa án khác lại căn cứ vào sổ hộ khẩu để xác định các thành viên có quyền đối với tài sản bảo đảm hoặc căn cứ vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận để xác định quyền tài sản, thời điểm cấp sổ với thời điểm đề nghị cấp có thể cách xa nhau và trong khoảng thời gian chờ xét cấp sổ thì một số thành viên đã tách khẩu.

Quy định về đại diện, theo quy định của BLDS năm 2015, hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng dân sự, chủ thể ký hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân bộ luật dân sự cũng không có quy định nào giới hạn bên được ủy quyền phải là cá nhân hoặc cấm ủy quyền cho pháp nhân. Tại nhiều văn bản pháp luật khác cũng quy định việc ủy quyền giữa pháp nhân và pháp nhân: Khoản 3 Điều 2 Nghị định 78/2010/NĐ – CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Khoản 1 Điều 141 Luật thương mại năm 2006, Khoản 2 Điều 45 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2015

Các tổ chức tín dụng vẫn thực hiện ủy quyền cho công ty con thu hồi nợ hoặc công ty quản lý tài sản thực hiện ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện thu hồi nợ Hợp đồng cho vay về bản chất là một hình thức cụ thể của hợp đồng vay tài sản, là sự thỏa thuận giữa bên cho vay với bên đi vay, ghi nhận ý chí của các bên phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Ý chí của các bên được thể hiện bằng những cam kết, thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng cho vay. Khi hợp đồng cho vay được ký kết thì ý chí của các bên được xác lập và các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết, thỏa thuận đó trong hợp đồng cho vay. Các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để các bên thương lượng, đàm phám, thể hiện ý chí và ghi trong hợp đồng vay phải đang có hiệu lực tại thời điểm ký kết hợp đồng và hiệu chỉnh nội dung của hợp đồng cho vay.

việc các bên thỏa thuận nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. khi phát sinh tranh chấp liên quan đến yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo cho nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng sau ngày ký hợp đồng thế chấp thì một số Tòa án nhân dân không chấp nhận vì cho rằng hợp đồng thế chấp chỉ được đảm bảo cho phù hợp tín dụng đã được ký kết vào thời điểm ký hợp đồng thế chấp để giải quyết vướng mắc này Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn

thống nhất về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:

Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời gian bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.

Có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết , pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại về phạm vi bảo lãnh Các bên

Về quan hệ giữa các bên bảo lãnh không thực hiện, không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Về xác định nơi cư trú của người bị kiện (bên vay)

Theo quy định của BLTTDS thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết.

Quá trình giải quyết vụ án thì bị đơn đã không còn ở nơi cư trú theo hộ khẩu hoặc nơi cư trú khi ký kết hợp đồng tín dụng và Ngân hàng không xác minh được địa chỉ của bị đơn tại thời điểm giải quyết. Theo đó, để giải quyết được vụ án liên quan đến tranh chấp Hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng cần phải tiến hành các thủ tục liên quan đến tuyên bố người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc tuyên bố mất tích nên việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

Việc thiếu hiểu biết, kiến thức về pháp luật của bên liên quan trong hợp đồng tín dụng. trong nhiều hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng còn quy định về khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng do chậm trả tiền gốc và lãi khiến Tòa án gặp nhiều lúng túng và có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau khi người vay vi phạm hợp đồng và Ngân hàng khởi kiện. Số lượng Thư ký giúp việc cho Thẩm phán còn thiếu nên việc giải quyết công việc chưa đạt được hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 2

Đối với tổ chức tín dụng muốn tồn tại và phát triển các hoạt động tín dụng phải quan tâm đến thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án để thấy được những hạn chế trong vụ án tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án có vai trò hết sức to lớn giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn. Qua đó, giúp cho các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển.

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã nêu ra thực trạng pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong quá trình xét xử từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND Quận 9, Tp.HCM ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)