Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 26 - 30)

Thứ nhất, sự hoàn thiện của các quy định pháp luật

Để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ và bảo vệ lợi ích mà pháp luật đặt ra khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cần có sự hoàn thiện của các quy định pháp luật. Các quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, chồng chéo lẫn nhau trong việc giải quyết tranh chấp hợp đong tín dụng tại Tòa án.

Thứ hai, Năng lực, trình độ và kỹ năng xét xử của Thẩm phán

Năng lực của Thẩm phán là khả năng mà Thẩm phán cần phải có để thực hiện hiệu quả công tác tư pháp, trong đó, bao gồm năng lực hiểu biết (kiến thức) và năng lực thực hành (kỹ năng).

Những yêu cầu đối với Thẩm phán về mặt kiến thức là rất cao. Bao gồm kiến thức chuyên ngành pháp lý và kiến thức xã hội. Trong đó, kiến thức pháp lý toàn diện và chuyên sâu là điều cần thiết. Lý do nó được nêu ra bởi vì kiến thức chuyên môn đã được xem như là yếu tố căn bản nhất. Bằng kiến thức đó, Thẩm phán có thể giải thích các sự kiện pháp lý, những mâu thuẫn, tranh chấp và các yếu tố khách quan, chủ quan để áp dụng pháp luật một cách chính xác.

Bên cạnh đó, Thẩm phán còn phải trang bị và trau dồi kỹ năng. Trong đó, kỹ năng xét xử là kỹ năng xét xử là kỹ năng cốt lõi của Thẩm phán, bao gồm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, kỹ năng điều hành phiên tòa. Những kỹ năng này tuy đã được trang bị cơ bản từ khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, nhưng các Thẩm phán cần tiếp tục tích lũy và mài dũa nhiều hơn.

Trong những kỹ năng trên, kỹ năng diễn đạt, (bằng lời nói và viết) là rất quan trọng, bởi nó gắn với hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của Thẩm phán.

Giao tiếp tinh tế là quan trọng với cả đương sự và đồng nghiệp trong quá trình làm việc và cuộc sống. Thẩm phán phải diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác và đúng ngữ pháp, dù bằng lời nói hay bằng văn bản. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng bao gồm khả năng lắng nghe, hiểu; điều này giúp chia sẻ các phương pháp hay nhất và thông tin tư pháp hữu ích từ đồng nghiệp.

Cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về vấn đề pháp luật và vấn đề trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin

Người khởi kiện, người tham gia tố tụng thực hiện thủ tục gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và việc Tòa án cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo quy định của BLTTDS, thủ tục này gọi là Giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự.

Dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử từ đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, văn bản tố tụng đã được ban hành theo quy định của pháp luật được gọi là Thông điệp dữ liệu điện tử trong tố tụng dân sự.

Xây dựng Cổng thông tin điện tử Tòa án công bố bản án, quyết định Tòa án. Người đọc cũng có thể tương tác bằng cách trực tiếp cho ý kiến về bản án, quyết định được công bố, trong đó có mục “Ý kiến phản hồi đối với bản án, quyết định” . Việc công khai bản án góp phần nâng cao trách nhiệm, kỹ năng viết bản án, kỹ năng công nghệ thông tin của Thẩm phán.

Tiểu kết chương 1

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một hiện tượng tất yếu khách quan, xảy ra trong quá trình thực hiện các nội dung của hợp đồng tín dụng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Làm thế nào có thể nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó để đưa ra các biện pháp khắc phục đến mức thấp nhất việc phát sinh tranh chấp trong hợp đồng tín dụng.

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản như định nghĩa, đặc điểm, đặc trưng và các mối quan hệ về hợp đồng tín dụng, các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án. thấy được sự cần thiết trong việc ban hành các quy phạm pháp luật song song đó là bổ sung, điều chỉnh các quy phạm pháp luật, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng làm cơ sở lý luận đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

của TAND Quận 9, Tp.HCM.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)