Ngoài những công cụ vẽ thông thường như bút chì, sáp màu, màu nước, giấy, vải…
bé thậm chí có thể sử dụng chính những ngón tay của mình để tạo nên những bức tranh bằng vân tay rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Tranh bằng vân tay chính là một trong những cách vẽ rất đơn giản mà lại phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ em một cách rất hiệu quả. Đặc biệt đối với các bé nhỏ tuổi chưa biết cầm viết thì tranh bằng vân tay là lựa chọn rất tuyệt vời. Chỉ cần đôi bàn tay, một tờ giấy và mực màu, bé đã có thể tạo ra những bức tranh làm bằng vân tay vui tươi, sống động.
Thông qua hoạt động tạo hình vẽ in vân tay sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc sâu trong tâm trí trẻ. Mỗi giờ hoạt động vẽ in vân tay trẻ rất hứng thú và ham thích sử dụng màu nước để tạo thành các bức tranh sinh động , đầy màu sắc .
Hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động sáng tạo như: In, đồ hình từ bàn tay, ngón tay, bàn chân… để sáng tạo ra các hình ảnh, con vậy của trẻ với màu nước luôn là đề tài hấp dẫn, gây được sự hứng thú và cảm hứng từ trẻ.Thông qua hoạt động này buộc trẻ phải tư duy trước hình thù, đường nét của con vật mà trẻ định in lên giấy trước khi trẻ thể hiện. Do đó trẻ sẽ được tự sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ.
Mục đích chính của việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng ghi nhớ, tư duy, nhận biết môi trường và màu sắc trong tự nhiên. Được hoạt động, sáng tạo theo nhóm cũng là một hình thức giúp trẻ phát huy tinh thần đoàn kết, trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau.
(Hình ảnh minh họa)
(Hình ảnh minh họa)
(Hình ảnh minh họa)
1.3.2. Sự hứng thú của trẻ mầm non với những bức tranh in từ lá cây
Với giờ hoạt động tạo hình không chỉ đơn giản là dạy trẻ vẽ, nặn, cắt, xé dán, chắp ghép...mà trọng tâm vẫn là khơi gợi sự hứng thú ở trẻ, giúp trẻ ham thích hoạt động đồng thời sáng tạo ra những sản phẩm phong phú và đầy màu sắc theo cánh nhìn của tuổi thơ. Không giống như các bức tranh thông thường sử dụng các chất liệu chủ đạo là màu vẽ, những đồ trang trí, bức vẽ hay các chi tiết sử dụng trong bức tranh đều là “cây nhà lá vườn”, thu nhặt từ chính môi trường mà các em học tập hằng ngày sử dụng thêm màu nước và những cánh hồng, chiếc lá ép khô, đất nặn…
được kết hợp độc đáo dưới bàn tay của các họa sĩ nhí. Giúp trẻ cảm nhận được sự kì diệu của thiên nhiên, từ những chiếc lá tưởng trừng như bỏ đi nhưng dưới bàn tay của trẻ lại tạo nên những bức tranh đầy màu sắc. Làm cho trẻ rất thích thú và hăng hái trẻ được tự tay nhặt những chiếc lá với nhiều kích cỡ hình thù khác nhau khiến trẻ rất hứng thú và hăng say trong giờ học tạo hình. Hoạt động tạo hình vẽ in vân tay cũng mang ý nghĩa nhân văn rất lớn giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên môi trường sống xung quanh mình.
(Hình ảnh minh họa)
(Hình ảnh minh họa)
(Hình ảnh minh họa)
* Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu về lý luận hoạt động tạo hình ở trường mầm non ta có thể thấy rõ được khái niện, đặc điểm và sự hứng thú của trẻ mầm non đối với những bức tranh in vân tay và lá cây, sự phong phú của nguyên liệu tạo nên những bức tranh của trẻ. Ngoài ra còn thấy được vai trò của hoạt động tạo hình với trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, được thỏa sức hoạt động, sáng tạo. Hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và lá cây sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc sâu trong tâm trí trẻ.