CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THỰC NGHIỆM
1. Ổn định tổ chức
-Cô nói: Xúm xít xúm xít
- Hôm nay lớp mình rất vinh dự được đón các cô trong Ban Giám Hiệu trường mầm non công ty may Đáp Cầu cùng các cô gáo trong trường tới thăm lớp mình xem lớp mình có học ngoan và giỏi
-Trẻ quấn quít bên cô - Trẻ chào các cô
không đấy. Chúng mình cùng chào các cô nào.
-Cho trẻ chơi trò chơi ” Bốn mùa”
-Các con có thích mùa xuân không? Vì sao con thích?
-Cô cũng thích mùa xuân vì mùa xuân làm cho không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn là mùa để các loài hoa đua nhau khoe sắc.
-Cô có một số hình ảnh các con có thích xem không nào?
2 Nội dung
a. Quan sát, đàm thoại
*Giới thiệu: Hôm nay là ngày hội khoe sắc của các loài hoa. Bây giờ cô cháu mình cùng nhau ra vườn hoa nào!
-
Cho trẻ hát và vận động bài ” Ra vườn hoa”
* Cung cấp kiến thức:Quan sát, đàm thoại:
- Cho trẻ quan sát mô hình vườn hoa xuân (Các loại hoa cánh tròn, cánh dài) và trò chuyện với trẻ - Cô cho trẻ miêu tả bằng lời về tên gọi, hình dáng, màu sắc, đặc điểm của chúng.
- Cô nói: Trong vườn hoa có rất nhiều loại hoa và mỗi cây có mỗi loại hoa khác nhau, một loại lá khác nhau nhưng lá của chúng đều là màu xanh.
- Các con biết hoa dùng để là gì?
=> Giáo dục: Hoa dùng để trang trí, tặng, bán. Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc và tưới nước cho hoa. Không nên bứt lá bẻ cành. Các con rõ chưa nhỉ
- Trẻ chơi cùng cô - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem và cùng trò chuyện về hình ảnh.
- Trẻ hát bài hát ra vườn hoa
- Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ vâng lời cô
- Các con có thích vẽ những bức tranh về hoa không nào?
- Cho trẻ đọc ” Vè về hoa”
- Trước khi các con vẽ cô sẽ cho các con xem tranh về hoa.
- Các con có nhận xét gì về những bức tranh này ? - Bức tranh của cô có gì đặc biệt nào?
- Đây là những bức tranh hoa được vẽ bằng những ngón tay và màu nước mà không cần đến cây cọ vẽ nào! Cô giới thiệu về những bức tranh.
- Các con có thích vẽ những bức tranh giống cô không?
- Thế con thích vẽ bức tranh về gì?
-Muốn vẽ được bức tranh con phải vẽ như thế nào?
- Khi vẽ các con phải bố cục bức tranh cân đối, phối hợp các màu để vẽ, biết cách sáng tạo cho bức tranh của mình đẹp hơn. Khi sử dụng màu nước các con phải cẩn thận và không để màu lem ra ngoài. Khi muốn đổi màu thì các con phải lau tay thật sạch.
- Bây giờ các con về chỗ ngồi để thể hiện tài năng của mình. Cô chúc các con sẽ có một bức tranh đẹp, màu sắc hài hòa, có những ý tưởng sáng tạo.
- Hát và vận động “Màu hoa”.
b. Trẻ thực hiện
Thời gian thực hiện là 1 bản nhạc - Cô mở nhạc không lời
- Cô quan sát bao quát lớp học - Nhắc trẻ chú ý tư thế ngồi
- Cô gợi ý cho những trẻ còn chưa thực hiện được
- Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ quan sát - Bức tranh rất đẹp
- Bức tranh được vẽ từ dấu vân tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Về bông hoa mà con thấy ở vườn
- con dùng đầu ngón tay chấm vào màu ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ thực hiện
(Cô để trẻ tự chấm màu và in vào tranh, hỏi trẻ về ý tưởng của mình)
- Thấy trẻ thực hiện tốt cô kịp thời động viên để trẻ cố gắng.
c. Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên.
- Cho trẻ lên nhận xét bức tranh.
+ Theo con, con thích bức tranh nào nhất ? + Vì sao con lại thích bức tranh đó?
+ Cô nhận xét , tuyên dương, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo.(Về bố cục, màu sắc, cách sáng tạo của bức tranh)
- Khen ngợi, tuyên dương, thưởng cho cả lớp một chàng pháo taycả lớp
3.Kết thúc
-Để có một vườn hoa đẹp đón chào mùa xuân mới chúng ta phải làm gì?
=> Giáo dục:
Chúng ta phải biết yêu hoa, chăm sóc hoa, không bẻ phá hoa….
Bây giờ cô cháu ta cùng nhau đón một mùa xuân mới nào!
Hát bài ” Mùa xuân ơi”
- Cho trẻ ra ngoài rửa tay
- Trẻ trưng bày tranh - Trẻ nhận xét tranh
- Trẻ lắng nghe - Cả lớp vỗ tay
- Trẻ trả lời đồng thanh - Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và cất dọn đồ dùng cùng cô
b. Phiếu đánh giá kết quả giờ dạy khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập nặn.
TRƯỜNG MẦM NON CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
1. Họ và tên người dạy: Hoàng Hương Giang 2. Độ tuổi: Trẻ 5-6 tuổi
3. Chủ đề: Thực Vật
4. Đề tài: Vẽ hoa bằng vân tay
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Điểm
tối đa
Điểm đạt 1.
Chuẩn bị (3điểm)
1. 1 Giáo án trình bày rõ ràng, đúng nội dung, có tính sáng tạo phù hợp với thực tế.
1 1
1.2. Có đủ đồ dùng cho cô và trẻ, đảm bảo tính sư phạm, thuận tiện, an toàn trong sử dụng
1 1
1.3. Vị trí tổ chức hoạt động phù hợp, sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ hợp lý
1 1
2. Nội dung (6điểm)
2.1. Giáo viên nắm chắc yêu cầu và kiến thức cơ bản của hoạt động
2 2
2.2. Kiến thức đảm bảo chính xác, hệ thống, khoa học theo đặc trưng và đảm bảo hiệu quả của hoạt động.
2 1.5
2.3. Lựa chọn nội dung giáo dục tích hợp hợp lý, phù hợp, hiệu quả, gắn với đời sống thực tế xung quanh trẻ.
2 1.5
3.
Phương pháp
3.1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc trưng và đảm bảo hiệu quả của hoạt động
2 1
3.2. Hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với đối tượng, 1 1
(8điểm)
phát huy tính tích cực của trẻ, quan tâm đến trẻ khuyết tật hoặc hòa nhập (nếu có)
3.3. Bao quát lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ, xử lý các tình huống sư phạm khéo léo, kịp thời.
1 1
3.4. Khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học thiết thực, hiệu quả.
1 1
3.5. Đảm bảo thời gian của hoạt động, phân bố thời gian hợp lý
1 1
3.6. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, không ngọng, không lắp.
1 1
3.7. Tác phong nhẹ nhàng, linh hoạt, tình cảm, yêu thương, tôn trọng trẻ.
1 1
4. Kết quả (3điểm)
4.1. Hoạt động diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý trẻ.
1 1
4.2. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học.
1 1
4.3. Đa số trẻ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của hoạt động.
1 1
Tổng điểm 20 19
Tổng số điểm: 19 Xếp loại: Giỏi
(Loại giỏi: Từ 18 - 20 điểm; Loại khá: Từ 14 - 17,75 điểm ; Loại TB: Dưới 14 điểm) Người được đánh giá Người đánh giá
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) Giang Hòa
Hoàng Hương Giang Nguyễn Thị Hòa
Nội dung Kết quả Tỉ lệ
Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình đạt kết quả tốt 20 80%
Số trẻ hoàn thành sản phẩm đạt kết quả khá 4 16%
Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình đạt kết quả trung bình 1 4%
Số trẻ chưa hoàn thành sản phẩm tạo hình 0 0%
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
* Ưu điểm:
- Tác phong sư phạm tốt. Giọng nói truyền cảm, lôi cuốn.
- Nắm vững kiến thức, yêu cầu của hoạt động.
- Linh hoạt sáng tạo trong cách tổ chức cũng như phương thức giảng dạy.
- Đầy đủ đồ dùng trực quan và sinh động.
- Sử dụng công nghệ thông tin hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
- Phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Trẻ có sự hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô.
- Đã biết áp dụng chương trình giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách có hiệu quả.
- Biết cách bao quát lớp và xử lý các tình huống sư phạm tốt.
- Tích hợp các trò chơi, âm nhạc mang lại hiệu quả cao, lôi cuốn trẻ tập trung chú ý, hứng thú với các hoạt động của giờ học.
* Hạn chế:
- Giọng nói còn hơi bé.
c. Một số hình ảnh minh họa.
(Hình ảnh minh họa)
(Hình ảnh minh họa)
Tiểu kết chương 4
Qua chương 4 chúng ta thấy được hiệu quả khác biệt rõ rệt của giờ tạo hình vẽ in vân tay và lá cây khi chưa áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động với giờ tạo hình khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập vẽ in vân tay và lá cây.
Giờ tạo hình khi chưa áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả đạt được hiệu quả rất thấp. Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình đạt kết quả tốt còn chiếm tỉ lệ rất thấp. Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình đạt kết quả khá, trung bình và chưa hoàn thành sản phẩm còn nhiều còn nhiều cho thấy những hạn chế trong việc tổ chức và áp dụng phương pháp dạy còn nhiều bất cập. Khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và lá cây thì kết quả của giờ dạy được thể hiện tích cực ngay trên chính trẻ một cách rõ ràng, số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình đạt kết quả tốt chiếm hơn một nửa trong tổng số trẻ được thực nghiệm, số trẻ hoàn thành sản phẩm đạt kết quả khá và trung bình chiếm số lượng rất ít và không có trẻ nào chưa hoàn thành sản phẩm.
Qua đó có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngtajo hình vẽ in vân tay và lá cây. Từ đó giúp nâng cao chất lượng trong việc dạy và học ở trường mầm non.