Biện pháp đa dạng hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tạo hình vẽ in vân tay và lá cây cho trẻ mầm non ”. (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và

3.2.2. Biện pháp đa dạng hình thức tổ chức

- Muốn tổ chức hoạt động tạo hình thành công, tạo sự ham muốn và hứng thú cho trẻ trước hết giáo viên phải biết tìm các biện pháp, các hình thức để cung cấp kiến

thức cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo sự hứng thú giúp trẻ có mong muốn thể hiện trong các sản phẩm tạo hình.

- Bên cạnh đó vật liệu cũng vô cùng quan trọng, sự phong phú của vật liệu cũng sẽ làm sản phẩm của trẻ đạt kết quả cao hơn.

- Trong giờ hoạt động tạo hình nên lồng ghép, tích hợp các môn học, cho trẻ xem tranh ảnh được tạo ra từ các loại vật liệu khác nhau tùy vào chủ đề và đề tài mà giáo viên muốn cung cấp cho trẻ.

* Biện pháp 1: Lồng ghép tích hợp các môn học, hoạt động.

Ví dụ: Trong chủ đề “Thực vật” muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vẽ in vân tay vườn hoa,tôi tranh thủ trong giờ đón trẻ cung cấp cho trẻ xem tranh in các các loài hoa khác nhau, trò chuyện về các loại hoa, tìm hiểu các vật liệu để in các loại hoa khác nhau.

Chủ đề “Phương tiện giao thông” trong giờ hoạt động ngoài trời thay vì để trẻ chưi trò chơi có sẵn ngoài sân trường. Tôi gợi ý cho trẻ tìm cách thể hiện làm các phương tiện giao thông bằng lá, cành cây khô,chuẩn bị nguyên liệu phù hợp lá cây khô phải tìm lá mới rụng có hình tròn, cành cây khô sau đó cho trẻ in màu tạo thành cột đèn giao thông.

* Biện pháp 2: Thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ

Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng với những điều mới lạ, nhưng lại dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy các cô giáo cần thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: ở chủ đề Thực Vật- vẽ in vân tay bông. Thay vì cho trẻ quan sát tranh ảnh bông hoa thì cô giáo hãy cho trẻ ra thăm trực tiếp vườn hoa tại khuân viên trường

và cho trẻ miêu tả bằng lời đặc điểm của các loại hoa khác nhau. Sau đó mới tiến hành cho trẻ in vân tay bông hoa thì hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn

Với cách thay đổi hình thức vào bài, qua các tiết học vẽ, tôi thấy trẻ rất tập trung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú và bài có kết quả cao.

* Biện pháp 3: Xây dựng môi trường xung quanh trẻ

Việc xây dựng môi trường phù hợp là phương tiện, là điều kiện để cho trẻ phát triển. Để trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đẹp có sự sáng tạo thì người giáo viên phải gây hứng thú trong hoạt động tạo hình đối với trẻ. Một trong cách gây hứng thú đối với trẻ là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Do đó giáo viên cần trang trí lớp học theo chủ đề phù hợp, đẹp mắt, an toàn, hấp dẫn đối với trẻ

Tạo môi trường học tập mở, gần gũi với thiên nhiên môi trường xung quanh, cho trẻ có thời gian tiếp xúc với các đối tượng tri giác, để tự trẻ nêu lên những nhận xét so sánh sự giống nhau, khác nhau về mặt kích thước, tính chất… của các sự vật, hiện tượng. Để trẻ tự cảm nhận, lĩnh hội cảm xúc từ những điều xung quanh trẻ thấy.

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó làm tăng sự hứng thú, hào hứng của trẻ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động . Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Các góc hoạt động chính thường xuyên được duy trì không cần di chuyển hoặc đóng lại.Vì vậy việc bố trí, sắp xếp các góc phải linh hoạt phù hợp để phát huy tính tích cực của trẻ.

VD: Tạo góc tạo hình trong lớp có sẵn các nguyên vật liệu tạo hình, có giá treo, trưng bày sản phẩm của trẻ. Thu hút trẻ bở những màu sắc và những nguyên liệu luôn được thay đổi. Để trẻ thỏa sức sáng tạo

(Hình ảnh minh họa)

Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật” ở góc tạo hình cô giáo vẽ in vân tay bông hoa có màu sắc rực rỡ. Sản phẩm của trẻ cùng treo trên, để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ quan sát “góc tạo hình” giáo viên gợi ý quan sát những sản phẩm mà trẻ đã vẽ, đặt câu hỏi kích thích ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. Sản phẩm của trẻ được lưu trữ và trưng bày đẹp mắt, trẻ có thể xem lại sản phẩm của mình khi muốn.

Ngoài ra cũng bố trí các góc xung quanh để cho cân xứng hài hòa. Như ở góc

“Góc thao tác vai” trẻ có thể tự do làm điều mình. Các góc luôn có đầy đủ các đồ dùng phù hợp. Tạo môi trường nghệ thuật đẹp mắt xung quanh trẻ như bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,…Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo.

(Hình ảnh minh họa)

* Biện pháp 4: Biện pháp dạy trẻ

Phương pháp dậy trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hưỡng dẫn, chỉ bảo cho trẻ. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.

Trẻ phát huy tính tích cực một cách tối đa nhất từ cái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá trình trẻ thực hiện và hoàn thành sản phẩm cho mình. Tôn trọng và phát huy ở trẻ sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.

Cô đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Và để cho trẻ tự nói ra, miêu tả những gì trẻ biết và trẻ có thể làm.

VD: + Hãy cho cô biết vì sao?

+ Con có những suy nghĩ gì?

+ Nếu như vậy thì con sẽ làm như thế nào?

+ Con có cách làm nào khác?

Đồng thời cô đưa ra những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ đã làm tốt việc của mình.

VD: + Cô thấy đây là một bức tranh rất nhiều điều thú vị + Cô rất thích sản phẩm này của con, nó thật sáng tạo…

Cô hạn chế sử dụng sản phẩm mẫu cho trẻ mà tích cực tăng cường các hoạt động theo ý thích , vì trẻ mẫu giáo lớn đã có sự ghi nhớ và trí tưởng tượng rất phong phú, đa dạng. Còn với trường hợp cần làm mẫu cho trẻ thì ta sẽ gợi ý chứ đừng nên làm ngay.

VD: + Với tiết in lá cây : Con đang định làm cái mũ cho em bé như thế nào ? Con sẽ dùng lá nào để in tay cho em bé?con bắt đầu in từ đâu, in như thế nào?…

+ Cô tạo tình huống để trẻ làm giúp cô: Con giúp cô lấy lácon thích nhé. Con cầm lá in nào….

* Biện pháp 5: Cung cấp hiểu biết, thông tin về đối tượng giúp hình thành những cảm xúc tình cảm của trẻ

Ở lứa tuổi mầm non trẻ chưa biết viết, vốn từ và khả năng diễn tả bằng lời nói của trẻ còn rất sơ sài và hạn chế. Bởi vậy, đa số trẻ rất thích thể hiện cảm xúc của mình bằng những bức tranh mà chính mình làm ra.Trong giờ hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và lá cây đa số cô và trẻ thường tỏ ra khá căng thẳng.Vì thế hiệu quả của các giờ hoạt động tạo hình vẽ theo mẫu chưa cao.Trẻ không được phát huy cũng như rèn luyện khả năng tạo hình đặc biệt là vẽ in vân tay và lá cây. GV mầm non cần am hiểu về khả năng tạo hình của trẻ và biết cách khơi gợi, đặt hệ thống câu hỏi gợi ý hướng dẫn cách quan sát, cách vẽ,…trẻ sẽ tự tin và có nguồn động lực để sáng tạo nên những sản phẩm tạo hình độc đáo.

Ví dụ : Khi cho trẻ 3-4 tuổi vẽ in vân tay bông hoa. Ngay từ đầu, giáo viên giới thiệu bông hoa, màu sắc, hình dáng, kích thước ngoài ra cũng cung cấp thêm cho trẻ về lợi ích hương thơm, cách chăm sóc, bảo vệ hoa...từ đó trẻ thêm yêu cây hoa hơn sẽ đặt nhiều tình cảm của mình trong bài vẽ.

* Biện pháp 6: Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh.

Trẻ rất thận trọng sản phẩm của mình, vì vậy trẻ rất vui khi sản phẩm của mình được nhiều người thích thú, khen ngợi. Chính vì vậy, việc nhận xét sản phẩm của trẻ sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, giáo viên phải có sự hiểu biết về các tác phẩm hội họa. Đặc biệt khi nhận xét về tranh vẽ của trẻ, cần dựa trên yêu cầu của tiết học và khả năng vẽ của từng trẻ. Trong khi nhận xét tranh, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết khơi gợi cảm xúc, ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình đối với trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của bài.

Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn, hay giới thiệu tranh của mình, cô hãy gợi mở, hướng dẫn trẻ cách nhận xét về nội dung, mầu sắc, bố cục bức tranh và muốn nhận xét đầy đủ phải quan sát kỹ tác phẩm của bạn. Nếu chưa hoàn thiện thì gợi ý cho trẻ vẽ thêm một vài chi tiết để bức tranh đẹp hơn. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết nhận xét tranh của mình rồi biết nhận xét tranh của bạn.

Với phương pháp như vậy, những câu trả lời đơn điệu, sơ sài, thụ động như:

“Bạn vẽ đẹp ạ.. tô màu đúng ạ, không chờm ra ngoài ạ...” đã được thay thế bằng những lời nhận xét có cảm xúc, mang tính nghệ thuật cao hơn.

Một phần của tài liệu “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tạo hình vẽ in vân tay và lá cây cho trẻ mầm non ”. (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w