CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và lá cây cho trẻ mầm non
Tùy vào từng chủ đề, từng nội dung bài dạy mà giáo viên chuẩn bị các nguyên vật liệu, vật mẫu và cách thay đổi hình thức tổ chức. Tổ chức hoạt động tạo hình dưới dạng trò chơi, yêu cầu tên trò chơi phù hợp với chủ đề, đề tài nội dung các trò chơi phải lô rích, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi được tham gia trò chơi.
Trong quá trình tổ chức trò chơi yêu cầu giáo viên phải đưa ra được luật chơi để trẻ
thi đua nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu bài dạy. Trong quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện giáo viên có thể lồng ghép mở các đoạn nhạc không lời phù hợp với nội dung.
VD: Những đề tài về chủ đề “Thực vật” thì mở nhạc vui vẻ, rộn ràng, những đề tài về chủ đề “Động vật” thì mở nhạc có tính chất dịu dàng, tha thiết
*Hình thức tổ chức theo nhóm
Hình thức tổ chức theo nhóm là hoạt động được dùng để dạy cho trẻ các kiến thức các hoạt động lẫn nhau giữa các trẻ với nhau nhằm hình thành mối quan hệ giữa người với người đặc biệt phù hợp để trẻ cùng tranh luận, sáng tạo và hiểu nhau hơn.
Việc hình thành và trau dồi các kĩ năng sống cơ bản cho trẻ là điều vô cùng cần thiết bởi kĩ năng sống chính là những hành trang cơ bản để trẻ bước vào đời.
Có thể kể tới các kĩ năng cơ bản cần thiết cho trẻ em hiện nay như: làm việc nhóm...Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc tổ chức làm việc theo nhóm ngày càng phổ biến. Khi tổ chức theo nhóm là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm gộp lại. Trong hoạt động tạo hình vẽ theo mẫu cũng vậy trẻ cùng nhau ngồi vẽ điều này không chỉ giúp trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp trẻ có kết quả tốt nhất.
Trong khi làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân trong môi trường tập thể, giúp trẻ phát huy cá tính, tính sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành bài vẽ tốt hơn.
VD: Trong giờ tạo hình vẽ in vân tay của trẻ 3-4 tuổi , thêm quả cho vây xanh cô cho trẻ ngồi thành nhóm và in một cái cây vào giấy A0 sau đó cho trẻ cùng nhau in vân tay thêm quả cho cây xanh.
( Hình ảnh minh họa)
*Hình thức tổ chức cá nhân
Hình thức tổ chức hoạt động cá nhân là dạng nhằm giúp trẻ hình thành những kiến thức và kĩ năng cụ thể nhất định. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể tự do thoải mái khi hoạt động cá nhân. Trẻ sẽ phải tự lập với bài vẽ của mình không có sự hỗ trợ từ các bạn xung quanh. Không vì thế mà trẻ không hoàn thành tốt bài vẽ của mình. Ở một không gian riêng trẻ tự làm sáng tạo theo cách nghĩ của mình. Khi hoạt động cá nhân giáo viên cũng sẽ biết được khả năng vẽ của từng bạn hơn.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động tạo hình vẽ in lá cây của trẻ 5-6 tuổi cho trẻ vẽ in hình em bé từ lá nho. Từng trẻ có thể thực hiện bài vẽ riêng của mình. Sau khi tổ chức giờ hoạt động cô có thể cho trẻ hoạt động theo nhóm bằng cách cùng cho trẻ sáng tạo trên một tờ giấy to để trẻ có thể thể hiện tài năng của mình.
( Hình ảnh minh họa)
*Hình thức tổ chức phối hợp nhóm và cá nhân
Trong hoạt động tạo hình rất cần hình thức tổ chức theo nhóm và cá nhân.
Qua đó tạo tình huống kích thích trẻ thảo luận, cùng tranh luận đặc điểm của vật thật khi khảo sát vật thật, tranh mẫu,...
Tăng cường bổ sung những nguyên vật liệu phong phú cho trẻ để trẻ tự do thoải mái thực hiện bài vẽ của mình. Cho trẻ tự chọn nhóm phối hợp cá nhân để trẻ có thể giúp đỡ lẫn nhau .Tập cho trẻ cùng thỏa thuận một cách thống nhất và giới thiệu sản phẩm. Tiến hành cho trẻ trưng bày sản phẩm làm cùng nhóm, cùng sở thích.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động tạo hình vẽ đàn kiến bằng vân tay của trẻ 3-4 tuổi. Trẻ cùng thực hiện với nhau, trẻ có thể chọn nhóm cùng làm bên cạnh cũng có sự hỗ trợ của các bạn xung quanh.
(Hình ảnh minh họa)
3.3.1. Phân loại các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
- Hoạt động tạo hình trên tiết học
Là hình thức dạy-học có vai trò chủ yếu, được tổ chức khoa học, có hệ thống nhằm giúp trẻ có được các kiến thức, kĩ năng chuẩn mực theo hệ thống.
Hoạt động tạo hình có thể được tiến hành trên nhiều loại hoạt động học.
Tổ chức dạy- học trong các tiết học tạo hình: ở các hoạt động học này, hoạt động tạo hình là hoạt động chính, các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động học là trẻ hiểu và làm các bài tập tạo hình.
Hoạt động tạo hình là một phần của các hoạt động học khác, có xen một số yếu tố của các hoạt động mang tính tạo hình.
- Hoạt động tạo hình ngoài tiết học.
Là những hoạt động tạo hình mang tính tự nguyện, các hoạt động này diễn ra không theo trình tự của giờ lên lớp, có 2 nhóm:
+ Nhóm 1: là các hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức thực hiện có kế hoạch chương trình.
• Các hoạt động tạo hình kết hợp với vui chơi.
• Các hoạt động tạo hình ứng dụng vào sinh hoạt, lễ hội, trang trí môi trường.
• Hoạt động tạo hình trong các giờ rảnh rỗi: trao đổi, cung cấp thông tin, bồi dưỡng thẩm mĩ...
• Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt.
• Chuẩn bị cho các giờ hoạt động tạo hình qua các hoạt động: quan sát, đàm thoại, phân tích đặc điểm thẩm mĩ, các sự vật, tìm hiểu, làm quen với các sản phẩm tạo hình.
• Hoạt động tạo hình theo nhóm ngoài trời: vẽ trên nền nhà, sân, làm đồ chơi với các vật liệu thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Là các hình thức hoạt động do trẻ tự lựa chọn
• Hoạt động tự do của trẻ ở các góc tạo hình trong các giờ tham quan, dạo chơi, ở gia đình.
• Chơi- Tạo hình trong các góc lớp học hoặc ngoài trời.
3.3.2. Phân loại theo loại hình của hoạt động tạo hình. Được phân loại theo phương thức tạo hình, khả năng biểu cảm gồm các hình thức
- Hoạt động vẽ: dùng đường nét, hình mảng, màu sắc tạo bố cục trên mặt phẳng - Hoạt động xếp dán tranh: sắp xếp, gán ghép các hình mảng rời, tạo bố cục trên mặt phẳng.
- Hoạt động chắp ghép: sắp đặt, gán ghép các mô hình trong không gian ba chiều từ các hình khối.
- Hoạt động tạo hình tổng hợp: thể hiện tạo hình bằng nhiều cách, chất liệu: trang trí trại, trường, nhà, góc học tập...
3.3.3. Phân loại theo tính chất của biểu tượng
- Hoạt động tạo hình theo mẫu: là những hoạt động tạo hình nền móng, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, các đặc điểm vẽ hình thái sựu vật, từ đó tích lũy vốn hiểu biết cho quá trình vẽ của trẻ.
- Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Là hình thức thể hiện hoạt động tạo hình theo đề tài giáo viên cho.
Nội dung từ đơn giản đến phức tạp theo chương trình.
Để thể hiện được bài tập, trẻ cần huy động vốn hình tượng, khả năng hiểu biết, khả năng tưởng tượng, xây dựng bài tập.
- Hoạt động tại hình tự chọn là hình thức thể hiện bài tập theo khả năng tự chọn, ý thích của trẻ, để làm bài tập hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn trẻ lựa chọn những đề tài phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng của trẻ.
3.3.4. Phân loại theo quy mô tổ chức lớp học
- Hoạt động tạo hình theo nhóm nhỏ: gồm 2-7 trẻ (gồm những trẻ có năng khiếu và hạn chế) với mục đích bồi dưỡng trẻ có năng khiếu và giúp trẻ khém nhanh chóng hòa nhập, bắt kịp với khả năng chung của lớp.
- Hoạt động của nhóm theo hình thức giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
- Hoạt động tạo hình theo nhóm lớn: gồm từ 8-15 trẻ. Trình độ đồng đều, có mục đích bồi dưỡng, mở rộng khả năng của trẻ có năng khiếu, ham thích hoạt động tạo hình.
- Hoạt động tạo hình chung của toàn lớp học: gồm toàn bộ trẻ trong lớp và mang tính bắt buộc. Nội dung của hoạt động tạo hình theo chương trình chuẩn mực của khung chương trình giáo dục. Hình thức gồm nhiều dạng, thể loại hoạt động tạo cho trẻ nắm vững kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Tổ chức hoạt động tạo hình theo nhóm, lớp sẽ giúp cho giáo viên đáh giá bao quát khả năng của trẻ.
3.3.5. Phân loại theo môi trường hoạt động
- Là các hình thức hoạt động ở nhiều không gian khác nhau giúp trẻ thay đổi cảm xúc tạo cảm hứng cho các giờ học tạo hình.
- Hoạt động tạo hình trong lớp học: gồm các hoạt động trong lớp và các góc tạo hình của lớp.
- Hoạt động tạo hình ngoài thiên nhiên: gồm sân, vườn...
Tiểu kết chương 3
Qua chương 3 ta thấy được thực trạng hình thức, phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động tạo hình vẽ in vân tay và lá cây cho trẻ trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập hoạt động vẽ in vân tay và lá cây cho trẻ mầm non.
Thực tế hiện nay ở các trường mầm non các giờ hoạt động tạo hình nói chung hay giờ hoạt động vẽ in vân tay và lá cây nói riêng sử dụng các phương pháp giảng dạy còn chưa được hợp lý, chưa đem lại sự hứng thú cao cho trẻ nên hiệu quả của giờ dạy còn chưa cao. Từ đó ta thấy được những điểm chưa hợp lý và đề ra các biện pháp thích hợp.
Đó là các biện pháp: Lồng ghép tích hợp các môn học, hoạt động, thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ, xây dựng môi trường xung quanh trẻ, biện
pháp dạy trẻ, cung cấp hiểu biết, thông tin về đối tượng giúp hình thành những cảm xúc tình cảm của trẻ, giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh. Đây đều là những biện pháp được đúc rút từ thực tế của quá trình tổ chức hoạt động nặn cho trẻ. Các biện pháp này đều rất dễ dàng áp dụng ngay vào các giờ học nặn của trẻ từ đó nâng cao chất lượng của giờ dạy tạo hình.