Bài 5 GIẢI PHẪU NHÓM RĂNG PHÍA SAU
I. RĂNG CỐI NHỎ TRÊN
2. Răng cối nhỏ thứ hai hàm trên
3.2. Răng cối nhỏ 2 hàm dưới
Răng 5 dưới chỉ giống răng 4 dưới ở mặt ngoài mặc dù múi ngoài không nhọn và rõ nét bằng, Thân răng 5 dưới to hơn răng 4 dưới, chân răng cũng dài hơn và to hơn. Chân răng ít khi chia 2, có thể có một rãnh khá sâu ở mặt ngoài.
a. Mặt ngoài:
- Giống răng hàm nhỏ 1 dưới nhưng nhỏ hơn và đối xứng qua trục giữa.
- Đường viền gần và xa thẳng hướng với đường viền chân răng.
- Đường cổ răng là một cung tròn đều lồi về phía chóp.
Hình 5.16 - Mặt ngoài b. Mặt trong:
- Kích thước gần xa lớn hơn mặt ngoài nên không thấy đường viền ngoài (đặc điểm riêng) mặt phẳng nhai thẳng góc với trục chân răng nên chỉ thấy một phần nhỏ mặt nhai.
- Múi gần trong lớn, có chiều cao gần tương đương múi ngoài và chiếm 2/3 kích thước gần xa của mặt trong thân răng.
- Múi xa trong nhỏ, được ngăn cách với múi gần trong bởi một khuyết, đáy khuyết là nơi kết thúc của rãnh trong.
-
- Hình 5.17 - Mặt trong
- c. Mặt gần:
- Mặt phẳng nhai thẳng góc với trục răng.
- Đường viền phía nhai là gờ tam giác gần trong và gờ tam giác ngoài.
- Múi gần trong lớn, mặt phẳng nhai thẳng góc với trục răng, có chiều cao gần tương đương múi ngoài (đặc điểm riêng).
Hình 5.18 - Mặt gần d. Mặt xa:
- Thấy rõ 2 múi trong.
- Múi xa trong như một chỗ nhô lên ở góc xa trong của thân răng.
Hình 5.19 - Mặt xa e. Mặt nhai:
Mặt nhai răng 5 có 2 dạng:
+Dạng 3 múi phát triển mạnh có hình vuông.
+Dạng 2 múi có hình tròn.
- Có 3 múi, múi ngoài lớn nhất rồi đến múi gần trong.
Múi xa trong nhỏ nhất. Hai gờ bên tương đương nhau về kích thước.
- Có 3 gờ tam giác. Rãnh gần ngăn cách gờ tam giác ngoài với gờ tam giác gần trong; rãnh trong ngăn cách 2 gờ tam giác của 2 múi trong; rãnh xa ngăn gờ tam giác ngoài và gờ tam giác xa trong 3 rãnh gặp nhau tạo thành chữ Y tại hố giữa.
Hình 5.20 - Mặt nhai
TÓM TẮT
Răng cối nhỏ dưới 1 Răng cối nhỏ dưới 2 Nhìn phía ngoài
Nhìn phía trong
Nhìn phía gần
Thân răng không đối xứng hai bên Thấy được toàn bộ đường viền của mặt ngoài
Thấy được gần toàn bộ mặt nhai Múi trong thấp hơn nhiều
Mặt nhai nghiêng trong
Đối xứng Không thấy
Nếu thấy được cũng rất ít Gần tương đương nhau Gần nằm ngang
Nhìn phía nhai
Gờ ngang nối hai múi ngoài và hai múi trong.
Gờ bên gần nghiêng trong khoảng 45º Có rãnh gần trong.
Đường viền mặt nhai hình thoi Cạnh gần và xa hội tụ phía trong Bản nhai hình tam giác
Múi ngoài gần gấp đôi múi trong Gờ bên gần ngắn và ít nổi hơn Không có mẫu Y, rãnh chính kém rõ Không có hố giữa
Không có gờ ngang Nằm ngang
Không có Vuông hay tròn Thẳng và song song Hình vuông
Gần tương đương
Bằng nhau về độ lồi và độ dài
Các rãnh chính tạo thành mẫu Y
Có trũng và hố giữa
4. Răng cối lớn:
Đặc điểm:
- Có ba chân: Hai ngoài (gần ngoài và xa ngoài) và một trong.
- Thường có ba múi lớn và một múi nhỏ hơn (múi xa trong).
- Thân răng có chiều ngoài trong lớn hơn chiều gần xa.
- Múi gần trong và múi xa ngoài có các gờ tam giác nối với nhau tạo thành gờ chéo.
- Các múi gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một mẫu tam giác gồm ba múi.
- Hai múi ngoài có kích thước không tương đương: Múi gần ngoài lớn hơn múi xa ngoài.
- Múi xa thường nhỏ hoặc rất nhỏ và có thể không có.
- Có nhiều đặc điểm riêng để phân biệt các răng cối lớn trên với nhau. Rõ nhất là độ lớn của múi xa trong kích thước của nó giảm từ răng cối lớn 1 đến răng cối lớn 2, và có thể tiêu biến ở răng cối 3. Ngoài ra, răng cối lớn 1 là lớn nhất, và có ít biến thể.
Kích thước và tuổi mọc:
Kích thước (mm) Răng cối lớn 1 Răng cối lớn 2 Răng cối lớn 3
Cao thân răng 7,5 7,0 6,5
Gần xa thân răng 10,0 9,0 8,5
Ngoài trong thân răng 11,0 11,0 10,0
Cao toàn bộ 19,5 18,0 17,5
Gần xa cổ răng Ngoài trong cổ răng
Tuổi mọc 6 12 18+