CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.2.1 Bất cập về các hình thức kỷ luật và kiến nghị hoàn thiện
Về hình thức kỷ luật viên chức được quy định trong Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ. Tại Nghị định quy định hình thức kỷ luật, viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm, tùy theo mức độ mà bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Còn đối với viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà bị áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. Hiện nay, các hình thức xử lý kỷ luật đã được quy định cụ thể, chi tiết nhưng quy định thì nhiều nhưng thực tế vẫn còn nhiều viên chức vi
35 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
phạm. Câu hỏi đặt ra, phải chăng các hình thức xử phạt viên chức hiện nay chưa đủ tính răn đe, các chế tài chưa đủ mạnh trong việc xử lý vi phạm của viên chức. Cụ thể như sau:
Quy định về hành vi tham nhũng hiện hành chưa thống nhất về việc xác định hành vi tham nhũng chính vì thế các khó áp dụng các chế tài hình sự hay kỷ luật. Theo đó, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm được sử dụng làm căn cứ quyết định hình thức kỷ luật. Theo quy định tại khoản 11 Điều 11Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ thì vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. Tiếp theo, tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ cũng quy định cũng hành vi trên và mức độ cũng là nghiêm trọng nhưng lại bị xử lý với hình thức cách chức. Như vậy, khoảng cách giữa hai hình thức kỷ luật chỉ khác nhau ở việc “đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật”, câu hỏi đặt ra ở đây nếu xác định viên chức vi phạm đã thành khẩn kiểm điểm thì sẽ giảm nhẹ từ hình thức cách chức xuống hình thức cảnh cáo.
Ngoài ra, đối chiếu với các quy định khác trong Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ thì cũng những hành vi trên nhưng ở mức độ “nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật” sẽ có hình thức kỷ luật khiển trách (khoản 11 Điều 11), mức độ “nghiêm trọng” sẽ bị cách chức (khoản 4 Điều 12) và mức độ “đặc biệt nghiêm trọng” sẽ bị buộc thôi việc (khoản 6 Điều 13). Có thể thấy, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nên ranh giới đánh giá giữa mức độ vi phạm ở mức độ nghiêm trọng và mức độ đặc biệt nghiêm trọng là quá mập mờ. Thực tế cho thấy, giữa hình thức cảnh cáo và buộc thôi việc có khoảng cách khá lớn về mức độ xử lý kỷ luật36. Tuy nhiên, trong Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ lại không có quy định nào về mức độ nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, khi gặp trường hợp thực tế về vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng
36Cao Vũ Minh, Nguyễn Thị Thiện Trí (2013), Một số vấn đề về trách nhiệm kỷ luật của viên chức, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6, tr.9.
phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để đề xuất hình thức kỷ luật. Chính bởi đều này đã dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật khó khăn trong việc đề xuất các hình thức kỷ luật. Bên cạnh đó, những quy định này sẽ là kẻ ở dễ bị lợi dụng và phát sinh tiêu cực trong việc xử lý kỷ luật viên chức vi phạm.
Không những thế, quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ lại chứa tiêu chí “định tính” về hành vi vi phạm áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cụ thể “không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng”. Trong khi đó, cũng là hành vi
“không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị” thì bị hình thức kỷ luật là cảnh cáo37. Vấn đề cần nói là tiêu chí “gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị”
hoàn toàn không mang tính định lượng cụ thể. Tương tự, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị cách chức (khoản 1 Điều 12), có thể thấy trong quy định này thể hiện sự mập mờ, không rõ ràng. Quy định tùy nghi như vậy vừa thể hiện sự bất lực trong quá trình ban hành văn bản pháp luật, vừa rất dễ tạo ra sự lạm quyền, tùy tiện, dễ bị lợi dụng trong việc “bao che” hoặc
“chèn ép” viên chức vi phạm kỷ luật38.
Bên cạnh đó, pháp luật có quy định khi viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách thì bị thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng bậc lương bị kéo dài 06 tháng; cách chức thì thời hạn nâng bậc lương bị kéo dài 12 tháng, đồng đơn vị sự nghiệp công lập sẽ xem xét, bố trí việc làm khác phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức vi phạm. Từ những quy định trên khó phân biệt được sự khác biệt trong trách nhiệm pháp lý giữa kỷ luật công chức và viên chức nên bộc lộ bất cập, hạn chế trong việc áp dụng.
Do đó, tác giả kiến nghị, Chính phủ cần quy định cụ thể và lượt bỏ những quy định mang tính định tính trong các hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức kỷ luật. Bởi
37Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
38 Cao Vũ Minh, Nguyễn Thị Thiện Trí (2013), Một số vấn đề về trách nhiệm kỷ luật của viên chức, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6, tr.10.
những tiêu chí “nghiêm trọng” hay “rất nghiêm trọng” rất khó khăn trong công tác đánh giá hoặc tiêu chí “gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị” hay “để xảy ra hậu quả nghiêm trọng” là những tiêu chí không rõ ràng, còn mập mờ chung chung rất khó khăn trong việc lựa chọn hình thức xử lý kỷ luật phù hợp.