Bất cập về giải quyết hậu quả của việc xử lý kỷ luật và kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật viên chức - Từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG XỬ LÝ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.2.8 Bất cập về giải quyết hậu quả của việc xử lý kỷ luật và kiến nghị hoàn thiện

Trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc nhưng sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.

“Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp” là một quy định rất nhân văn và là bảo đảm quan trọng cho quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức bị oan, sai. Tuy nhiên, với quy định sơ sài này, viên chức bị oan, sai khó có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một vụ việc cụ thể như sau:

Ngày 27/5/2018, khi lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao - trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã bắt quả tang và lập biên bản về hành vi đánh bạc trái phép tại Nhà thi đấu thể dục thể thao dưới hình thức bài cào 3 lá với mỗi lần đặt cược là 20.000 đồng.

Trong quá trình làm rõ vụ việc, cơ quan chức năng có đủ căn cứ xác định trong thời gian từ tháng 4/2018 đến ngày 27/5/2018, ông Nguyễn Văn Thanh - viên chức Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh ông Thanh đã tham gia đánh bạc nhiều lần, hình thức đánh bạc

có tính chất sát phạt cao và đánh bạc tại nơi làm việc nói trên với nhiều người khác.

Trong bản tường trình gửi lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao, ông Thanh cũng thừa nhận việc mình tham gia đánh bạc vào trưa ngày 27/5/2018.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, làm rõ vụ việc và đề nghị của Hội đồng kỷ luật, ngày 27/5/2018, Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao đã ra quyết định số 196/QĐ-KL xử lý kỷ luật “buộc thôi việc” đối với ông Nguyễn Văn Thanh

Cho rằng quyết định trên là quá nặng, ông Thanh đã làm đơn khiếu nại với nội dung: hành vi vi phạm của ông chưa đến mức đặc biệt nghiêm trọng, do đó quyết định xử lý kỷ luật “buộc thôi việc” đối với ông là quá nặng, không phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm. Về lý do, việc đánh bài chủ yếu giải trí anh em trong cơ quan với nhau, thời gian chơi không lâu, chưa bị nhắc nhở lập biên bản lần nào, chủ yếu rơi vào thời gian nghỉ trưa và buổi tối, mặc dù không bị bắt quả tang nhưng đã thành khẩn nhận khuyết điểm mong được khoan hồng. Đến ngày 20/6/2018, Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao ra Quyết định số 131/QĐ-TTHLTĐTDTT đối với ông Nguyễn Văn Thanh. Không đồng tình với quyết định kỷ luật nói trên, ông Thanh đã khởi kiện quyết định “buộc thôi việc” Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao ra TAND thành phố Trà Vinh.

Tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp lao động do TAND thành phố Trà Vinh mở vào ngày 08/9/2018, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao vẫn giữ nguyên quan điểm như khi ra quyết định “buộc thôi việc” và giải quyết khiếu nại lần đầu đối với ông Nguyễn Văn Thanh, đó là: việc đánh bạc của ông Thanh vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định của Đảng, Nhà nước và địa phương, cơ quan đơn vị nơi công tác về phòng chống tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Hành vi đánh bạc của ông Thanh làm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan, đơn vị, làm xấu đi hình ảnh của người viên chức nói chung và viên chức Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao nói riêng. Việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức Nguyễn Văn Thanh hoàn toàn có căn cứ, đúng mức độ, hậu quả, hành vi vi phạm, đúng thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Trái ngược với quan điểm Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao và Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử TAND thành phố Trà Vinh đưa ra nhận định: về hành vi vi phạm của ông Thanh, việc lập biên bản đánh bạc của Trung tâm chỉ thể hiện việc

ông Thanh có tham gia đánh bạc ăn tiền, nhưng lại không mô tả và thu giữ tang vật cụ thể.

Việc tổ chức đánh bạc là có thật, nhưng chỉ tranh thủ vào giờ nghỉ trưa và vào ban đêm. “Hành vi tham gia hai lần đánh bạc của ông Thanh là có thật, đánh nơi làm việc là đúng, tuy nhiên chưa có hậu quả xảy ra đối với cơ quan, đơn vị; còn vấn đề bỏ bê công việc, ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao, Trung tâm nhắc nhở tại các cuộc họp đơn vị hoặc bằng văn bản đối với người vi phạm. Do đó, nhận định hành vi đánh bạc của ông Thanh làm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan, đơn vị còn mang tính định tính, chưa có căn cứ vững chắc”.

Trên cơ sở căn cứ vào quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 của Chính phủ, HĐXX tiếp tục đưa ra nhận định:

“Trong vụ án này, viên chức Nguyễn Văn Thanh có hành vi vi phạm, tuy nhiên căn cứ vào các quy định của pháp luật và các tình tiết, sự kiện xảy ra thì hành vi vi phạm chưa đến mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội như quan điểm của Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao nêu ra”.“Căn cứ vào những hành vi vi phạm của viên chức Nguyễn Văn Thanh như đã nêu, Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao ra quyết định xử lý kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với viên chức Nguyễn Văn Thanh còn mang tính định tính, quá nặng, không phù hợp với hành vi vi phạm của viên chức, lý do: tuy không bị bắt quả tang tham gia đánh bạc, nhưng ông Thanh đã nhận thức được việc làm vi phạm của bản thân và đã tự báo cáo với lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao, chấp hành làm bản tường trình và bản tự kiểm điểm, số tiền dùng đánh bạc theo lời trình bày tự nhận của những người tham gia đánh bạc chứ không bị lập biên bản thu giữ số lượng tiền dùng để đánh, chưa bị phát hiện và nhắc nhở lần nào, thời gian đánh bạc, số lượng người chủ yếu là anh em trong nhà thi đấu và chủ yếu đánh trong thời gian nghỉ buổi trưa và buổi tối, cơ bản không gây ảnh hưởng đến công việc, thời gian đánh bạc chỉ từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ”.

Từ những nhận định trên, HĐXX đã quyết định: chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Thanh. Hủy Quyết định xử lý kỷ luật “buộc thôi việc”

số 131/QĐ-TTHLTĐTDTT, ngày 20/6/2018, của Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao đối với viên chức Nguyễn Văn Thanh. Buộc Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao phải nhận lại ông Thanh làm việc và bố trí công việc phù hợp với

quy định của pháp luật; khôi phục lại toàn bộ quyền lợi của viên chức Nguyễn Văn Thanh kể từ khi Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao ra quyết định kỷ luật

“buộc thôi việc” đối với ông Thanh và thôi trả lương cùng các khoản phụ cấp khác (nếu có) theo quy định cho ông Nguyễn Văn Thanh.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 quy địnhviệc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo đó, nhu cầu công việc, vị trí việc làm là căn cứ tuyển dụng, viên chức được tuyển dụng sẽ được hưởng lương từ quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định trên cũng có ý nghĩa hạn chế việc tuyển dụng tràn lan không căn cứ nhu cầu công việc, vị trí việc làm và khả năng bảo đảm kinh phí hoạt đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường hợp đặt ra, chẳng hạn như khi một viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức cao nhất là buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc và chỉ tiêu biên chế tuyển dụng mới. Việc tuyển dụng viên chức hoàn toàn đúng quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức. Sau đó viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc được kết luận là oan sai nhưng đơn vị sự nghiệp đã đủ chỉ tiêu biên chế. Thì trong trường hợp này người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ xử lý như thế nào?

Tương tự, khi viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức được kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bố trí vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp. Vấn đề phát sinh là các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác đều đã đầy đủ và đúng định mức theo quy định pháp luật thì giải quyết như thế nào? Câu hỏi này không dễ trả lời bởi vấn đề nằm ở chỗ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực sự muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức bị oan, sai hay không? Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người đơn vị sự nghiệp công lập rất “e ngại”

trong việc gây ra sự xáo trộn, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, đơn vị. Việc “phá vỡ” chỉ tiêu biên chế cũng như “phình to” số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị sẽ khó có thể được chấp nhận trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương tinh giảm biên chế và giảm dần số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Từ đó, tác giả kiến nghị, đối với viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc nhưng sau đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác khác phù hợp. Trong trường hợp này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có nghĩa vụ bố trí viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc oan, sai vào vị trí công tác khác mà không “cứng nhắc” căn cứ vào chỉ tiêu biên chế. Như vậy, Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP cần quy định trường hợp ngoại lệ này. Bên cạnh đó, Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ cũng cần xác định rõ ràng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức được kết luận là oan, sai thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bố trí vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan (do đã đủ định mức, số lượng) mà cơ quan không thể bố trí vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp thì “người đó vẫn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến hết nhiệm kỳ”.

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật viên chức - Từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)