Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 29 - 37)

4.1.Thời tiết khí hậu

Thời tiết, khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và năng suất lúa. Việt Nam có ba vùng khí hậu cơ bản. Miền Bắc (vùng núi và

trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, và Bắc Trung Bộ), đặc trưng bởi khí hậu cận nhiệt đới, gió thay đổi theo mùa đông hanh khô và mùa hè ẩm ướt. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Đông Nam Bộ là điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và mưa nhiều theo mùa. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Đông Nam Bộ có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt, không có mùa lạnh. Vì vậy, nông dân ở phía Nam có thể trồng ba vụ lúa trong một năm (Đông - Xuân, Hè - Thu và Mùa), trong khi đó, miền Bắc chỉ có thể trồng hai vụ một năm (vụ Đông - Xuân và vụ Mùa) do nhiệt độ trong mùa đông thấp. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long được hình thành từ đất phù sa màu mỡ, trừ những vùng đất đã được bảo vệ để chống lũ, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng, lượng phù sa bị hạn chế. Đất ở vùng núi cao nhìn chung là nghèo dinh dưỡng do mưa nhiều làm trôi mất dưỡng chất trong đất.

Do điều kiện sinh thái và lịch sử phát triển, quy mô nông hộ, hệ thống thuỷ lợi và tập quán canh tác khác nhau nên miền Bắc và miền Nam có hệ thống canh tác khác nhau. Ở miền Bắc mật độ dân số cao và quy mô nông hộ nhỏ, cây lúa được trồng từ lâu đời nên mức độ thâm canh cao, hệ thống thuỷ lợi được xây dựng tốt. Ngược lại, miền Nam do có điều kiện khí hậu thuận lợi nên cây lúa được trồng muộn hơn, quy mô nông hộ lớn hơn và gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi phát triển đem lại nhiều cơ hội tăng sản lượng lúa.

Tuy nhiên do nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm bão và lũ lụt thường xuyên xảy nên có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa ở các địa phương.

4.2.Chính sách an ninh lương thực và chính sách xuất khẩu gạo

Trong thời kỳ hiện nay, chính sách đảm bảo an ninh lương thực là hết sức quan trọng. Sản xuất lúa của Việt nam trước hết phải đảm bảo đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước. Sau đó, cùng với sự gia tăng sản lượng lúa và yêu

cầu đảm bảo cân băng cán cân thương mại, xuất khẩu gạo bắt đầu được quan tâm. Vì vậy, trong chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam trước đây, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước được phép tham gia xuất khẩu cũng xuất phát từ yêu cầu kiểm soát tổng lượng gạo dành cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cùng áp đặt chỉ tiêu xuất khẩu gạo và quản lý chặt các đầu mối xuất khẩu bằng hình thức giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam hầu như đã không gây ảnh hưởng lớn đến chính sách an ninh lương thực, do đó, các qui định về xuất khẩu gạo ở Việt Nam cũng được nới lỏng dần, cụ thể: - Trong giai đoạn 1989 - 1991: Nhà nước quy định chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia xuất khẩu gạo và phải có nhiều loại giấy phép. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp thường cạnh tranh với nhau để dành giật khách hàng làm cho giá xuất khẩu xuống thấp.

- Giai đoạn 1991 - 1993: số lượng các doanh nghiệp nhà nước tham gia xuất khẩu gạo giảm còn 40 doanh nghiệp và chủ yếu tập trung ở phía Nam. Dựa trên kế hoạch xuất khẩu, Bộ Thương mại phân chỉ tiêu xuất khẩu đến các đơn vị xuất khẩu vào đầu năm. Canh tranh xuất khẩu giữa các doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại theo hướng “không lành mạnh” và thường đưa ra giá thấp hơn giá đề nghị của khác hàng nước ngoài. - Giai đoạn 1994 - 1995: Số lượng doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo

tiếp tục giảm, chỉ tiêu xuất khẩu gạo hàng năm được Thủ tướng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của 3 bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và Ủy ban kế hoạch nhà nước (Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Căn cứ vào chỉ tiêu Chính phủ đưa ra, Bộ Thương mại lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước lớn và phân khoảng 70% chỉ tiêu cho các doanh nghiệp này, còn 30% được giao cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc Hiệp hội kinh doanh gạo. Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội phải có khả năng mở ra thị

trường xuất khẩu mới thông qua giao dịch với khác hàng nước ngoài. Đến tháng 6/1995, Chính phủ có Quyết định thành lập Tổng công ty lương thực Miền Bắc (VINAFOOD 1) với 29 thành viên và Tổng công ty lương thực Miền Nam (VINAFOOD 2) với 31 thành viên.

- Giai đoạn 1996 - 1998: số lượng đợn vị xuất khẩu gạo giảm còn 15 doanh nghiệp và chỉ tiêu xuất khẩu được tăng lên do sản lượng sản xuất tăng. Thuế xuất khẩu gạo giảm còn 1% đối với gạo 5% và 10% tấm, bỏ thuế xuất khẩu đối với loại gạo 15 - 35% tấm.

- Từ năm 1999 đến nay: đầu mối xuất khẩu nông sản là VINAFOOD 1 và VINAFOOD 2 không còn độc quyền thu mua và xuất khẩu gạo, tư nhân có thể tham gia vào xuất khẩu gạo. Đồng thời, việc cổ phần hoá 2 Tổng công ty này cũng làm giảm vai trò của công ty mẹ và làm tăng sự cạnh giữa các doanh nghiệp trong thu mua và chế biến gạo xuất khẩu. Thuế xuất khẩu giảm xuống 0%.

4.3.Yếu tố mùa vụ

Do tính mùa vụ của sản xuất lúa, nên xuất khẩu gạo cũng mang đậm tính mùa vụ. Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 là khoảng thời gian xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam (cùng với thời điểm thu hoạch của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu). Đồng thời, khoảng thời gian tháng 1, tháng 2 là thời điểm xuất khẩu gạo thấp nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, chu kỳ mùa vụ của Việt Nam lại không phù hợp. Phân tích biến động giá gạo xuất khẩu tại Băng Kốc theo các tháng trong năm cho thấy, thời điểm giá xuất khẩu gạo cao nhất thường rơi vào tháng 2 và thời điểm giá xuất khẩu gạo xuống thấp thường rơi vào tháng 5. Điều này có nghĩa là, để có thể xuất khẩu gạo vào những thời điểm nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường tăng cao, Việt Nam cần tăng thời gian lưu kho và dự trữ gạo xuất khẩu.

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện tương đối ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua. Tốc độ tăng xuất khẩu gạo 5% tấm đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và hiện đã chiếm 26,56% tổng lượng gạo xuất khẩu. Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong khâu chế biến và những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn tới giá bán và thị trường trong xuất khẩu.

Giống là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng sản phẩm gạo của nước ta. Ở một số địa phương hiện nay vẫn trồng đại trà các giống lúa cũ đã thoái hoá hoặc các giống lúa lai của Trung Quốc ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dài hạt, độ trong, điểm bạc bụng của gạo xuất khẩu. Mặt khác do phong trào sản xuất hướng vào năng suất và sản lượng trước đây đã làm mất đi nhiều giống lúa đặc sản quý có phẩm chất gạo cạnh tranh được với gạo Thơm hay Hương nhài của Thái Lan. Ngoài ra chúng ta chưa quy hoạch được vùng sản xuất gạo xuất khẩu để đưa giống mới vào đồng bộ trên quy mô rộng nên sản phẩm gạo thu được không đồng bộ cả về chất lượng và hình thức. Trong khâu chăm sóc, phần lớn nông dân nước ta chưa được trang bị kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật chăm sóc nên sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật khiến cho dư lượng trọng gạo lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo.

Chất lượng lúa gạo không chỉ bị ảnh hưởng bởi khâu sản xuất nó còn chịu tác động không nhỏ từ khâu bảo quản và chế biến. Hiện nay công tác bảo quản và lưu trữ sau thu hoạch của nước ta còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho dự trữ của ta phần lớn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên tỷ lệ hư hao do nấm mốc, côn trùng và chuột còn cao. Theo nghiên cứu của viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long sau 4 tháng lưu trữ có 4 loại côn trùng cánh cứng, 11 loại nấm, chuột làm hao hụt và giảm chất lượng gạo. Độ ẩm cho phép của hạt

gạo là 14% bị vượt quá ngưỡng cho phép hạt lúa sẽ nẩy mầm hoặc có biến đổi về chất lượng, nhưng phần lớn kho dự trữ của ta rất khó để hạt lúa duy trì độ ẩm đó.

Ngoài ra các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chưa thực sự quan tâm tới hoạt động dự trữ lúa gạo, khi có hợp đồng các doanh nghiệp mới tổ chức đi thu mua lẻ, do đó, lúa đưa vào chế biến khó đảm bảo tính đồng bộ và thời gian lưu kho từ 1,5 đến 2 tháng. Thực trạng của hoạt động chế biến hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Trong khâu chế biến, cả nước hiện chỉ có 59/625 cơ sở được trang bị hiện đại. Các nhà máy chế biến thiếu thiết bị phân loại, tách tấm, đánh bóng…nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt, tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao so với gạo Thái Lan và Mỹ. Hệ thống phơi sấy của chúng ta chủ yếu là phơi sân, phơi ruộng nên rất dễ bị lẫn giống lúa khác, cát, sỏi…

4.5.Giá cả (giá trong nước và giá xuất khẩu)

Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần các chỉ liêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50 - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 110 - 150 USD/tấn, trong khi đó chi phí sản xuất của Thái Lan là 150 - 190 USD/tấn.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá giao tại cảng lại khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Điều đó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ. Chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng Sài Gòn cao chiếm 1,6% giá xuất khẩu, ở Thái Lan chi phí này bằng 1/2 Việt Nam, tốc độ bốc dỡ chậm so với Thái Lan 6 lần, làm tốn thêm 6.000USD/ngày. Mặt khác, theo kết quả điều tra năm 2007 của Viện công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục thống kê cho thấy tổn thất sau thu hoạch ở nước ta cao: ở khâu thu hoạch là 1,3 - 1,7%, vận chuyển

1,2 - 1,5%, đập tuốt 1,4 - 1,8%, phơi sấy 1,9 - 2,1%, bảo quản 3,0 - 3,4%, xay xát chế biến 4,1 - 4,5%. Tổng tổn thất lên đến 12 - 15%, đồng nghĩa với giá thành bị đẩy lên 12 - 15%.

Bên cạnh những yếu kém của hệ thông cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí dịch vụ xuất khẩu, mối quan hệ giữa giá trong nước và giá giao tại cảng này còn là một tham số phản ánh tính hiệu quả thấp của hệ thống marketing lúa gạo.

Vận chuyển gạo xuất khẩu là dịch vụ đắt đỏ ở Việt Nam do thiết bị cảng lạc hậu, năng lực bốc xếp thấp, lệ phí cảng cao và năng lực vận tải biển thấp… Do năng lực vận tải biển thấp, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phương thức xuất khẩu FOB (sử dụng tàu vận tải nước ngoài do đối tác nước ngoài chỉ định), chỉ có những lô hàng xuất khẩu theo ký kết của Chính Phủ mới sử dụng tàu của các công ty tàu biển trong nước.

Trong số các cảng biển của Việt Nam, thì lượng gạo xuất khẩu thông qua cảng Sài Gòn chiếm tới 70%. Điều này không chỉ xuất phát từ vị trí gần gũi của cảng với nguồn hàng xuất khẩu chính, mà còn từ mức cước phí vận tải biển tại cảng Sài Gòn thường thấp hơn cảng Hải Phòng và cảng Đà nẵng. Tuy nhiên, mức phí cảng của cảng Sai Gòn lại cao hơn.

Nhìn chung, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thị trường thế giới ở mức chất lượng trung bình và thấp. Hơn nữa, chi phí sản xuất gạo của Việt Nam cũng thấp hơn của Thái Lan. Giá cả xuất khẩu của Việt Nam cũng phản ánh tình trạng này. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch cao giữa giá trong nước và giá tại cảng là điều bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong thương mại thế giới. Mối quan hệ bất lợi giữa giá trong nước và giá tại cảng không chỉ phản ánh tình trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng, mà còn là một tham số phản ánh tính kém hiệu quả của hệ thống marketing lúa gạo ở Việt Nam.

Những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay được xem như một trở ngại quan trọng nhất trong việc tăng trưởng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu chủ yếu. Các đơn vị cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam là hệ thống các ngân hàng thương mại trải dài trên cả nước. Các cơ quan này chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, nếu không được cấp tín dụng kịp thời, nhà xuất khẩu sẽ không thể thu mua được gạo để xuất khẩu theo hợp đồng và có thể còn bị phạt do không thực hiện đúng hợp đồng. Các doanh nghiệp nhà nước ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều cho rằng tiếp cận tín dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, thông thường Ngân hàng chỉ đáp ứng đủ 1/3 nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

4.7.Bao gói, quy cách, mẫu mã

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới xét về khối lượng, nhưng lại chỉ xếp hàng thứ tư thế giới xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam hoàn toàn có thể tăng được giá trị gạo xuất khẩu nếu như cải thiện được chất lượng gạo để bán được giá cao hơn. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng gạo sẽ đòi hỏi ngành gạo Việt Nam có những thay đổi trong hệ thống chế biến và tiếp thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số yêu cầu cơ bản về gạo xuất khẩu: chiều dài hạt gạo đạt 7 mm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn, hạt gạo phải trong, điểm bạc bụng cho phép từ 0 - 1 mm và một số tiêu chuẩn khác như: tỷ lệ tấm, tỷ lệ hạt hẩm, hạt đỏ, tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ thóc, độ bóng… Tuy nhiên, gạo Việt Nam hầu như chưa đáp ứng các yêu cầu trên.

Ngoài các yếu tố được nêu trên thì bao bì xuất khẩu Việt Nam cũng chưa đảm bảo yêu cầu: chất lượng bao bì không đều, mật độ sợi thấp, độ bền sợi thấp, đường khâu hai bên lỏng lẻo, đóng miệng chưa chắc chắn nên khi vận chuyển rất dễ bị vỡ và khó bảo quản. Tất cả các nguyên nhân trên khiến

cho gạo Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu về mẫu mã của thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam so với Thái Lan và Mỹ.

4.8.Hoạt động tiếp cận thị trường

Phần lớn quan hệ giao dịch buôn bán gạo thường được bắt đầu từ người mua nước ngoài hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua cơ quan Chính phủ. Các

Một phần của tài liệu Nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 29 - 37)