Ngày dạy 6c / / /2019 6d/ / /2019 6e/ / /2019
I. Mục tiiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Qua bài giảng Hs thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
-Học sinh hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
2. Kỹ năng: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá , rút kinh nghiệm lịch sử. . 3.Thái độ:
- Căm thù sự áp bức bóc lột của nhà Tần, nhân dân đấu tranh chống tai hoạ đó
- Giáo dục cho hs tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập.
4. Năng lực - Hình thành và phát triển ở hs năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực quan sát miêu tả, so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử II. Chuẩn bị
1. Thầy: - Bản đồ ,tranh ảnh, kế hoạch dạy học, tư liệu...
2. Trò: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. Tiến trình dạy học:
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến
thức
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
-Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề.
-Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật hợp tác E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động:
Khởi động: 3p
GV TRẦN NGỌC TRUNG TRƯỜNG THCS HƯNG CÔNG
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: : Hoàn cảnh nhà nước Âu Lạc thành lập?
- HS: tiếp nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trao đổi - Giáo viên: quan sát - Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: thuyết trình cá nhân
-Năm 207TCN Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.
-Hợp nhất 2vùng đất Tây Âu &Lạc Việt thành 1nước mới có tên là Âu Lac.
- Tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê(Đông Anh-Hà Nội).
- Bộ máy Nhà nước thời ADV không có gì thay đổi so với nhà nước thời HV. Tuy nhiên, quyền hành của Nhà nước cao & chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên nêu mục tiêu cần tìm hiểu trong bài học…
Sau khi nước Âu Lạc ra đời, đất nước có nhiều chuyển biến mới. ADV cho xây dựng thành cổ Loa – một căn cứ quân sự vững chắc với quân đội và vũ khí tốt... Nhưng một thời gian sau dất nước Âu Lạc lại sụp đổ. Vì sao vậy? Bài học hôm nay....
Hoạt động hình thành kiến thức: 30p
Hoạt động của GV& HS: Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Theo dõi nội dung 4(SGK)/43
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh…
- GV : đưa những câu hỏi gợi ý
Hướng dẫn Hs quan sát hình 41 và đọc mục 4 SGk ( trang 43, 44) và hỏi: Sau khi An Dương Vương lên ngôi, cho xây dựng thành Cổ Loa như thế nào?
-Gv: Vì sao người ta gọi Cổ Loa là Loa thành
?
-Hs: Thành có hình xoáy trôn ốc nên người ta gọi là Loa thành.
-Gv: Dựa vào bản đồ mô tả thành Cổ Loa?
- Gv: bên trong thành nội là khu vực gì?
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
-An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn
=> Gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa ( hình xoáy trôn ốc).
-Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín tổng chiều dài chu vi 16 000 mét .các thành đều có hào bao quanh và thông với nhau. Bên trong thành Nội là khu vực nhà ở
& làm việc của Vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.
-Cổ Loa còn là 1 quân thành =>
Phòng thủ , bảo vệ kinh đô của An Dương Vương.
GV TRẦN NGỌC TRUNG TRƯỜNG THCS HƯNG CÔNG
-Gv: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ loa?
HS: Thành Cổ Loa là công trình kiến trúc, giá trị văn hóa tiêu biểu của thời Âu Lạc.
- Gv: Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là 1quân thành?
-Hs: ở đây có có 1lực lượng quân đội lớn, khu thành phòng thủ, bảo vệ kinh đô...
*Báo cáo kết quả: thuyết trình cá nhân
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV chốt và chuyển ý: vậy nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào chúng ta tìm hiểu tiếp phần 5
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu:
? Hãy nghiên cứu mục 5 SGK/45 - Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: hoạt động nhóm (5 phút)
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn HS tìm hiểu bằng các câu hỏi.
- Gv: Gọi hs đọc mục 5Sgk & hỏi :
1.Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung quốc có có gì đáng chú ý ? 2. Em biết gì về Triệu Đà?
Triệu Đà đem quân xâm lược Âu lạc vào thời gian nào? Nhân dân Âu lạc đã chiến đấu ra sao?
3.Sau khi thất bại Triệu Đà dùng kế gì? Theo em truyện Mị Châu- Trọng Thủy nói lên điều gì?
4. Nguyên nhân thất bại ?
5.Thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì?
- Dự kiển sản phẩm:
1. Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, TĐ cắt đất 3 quận lập nước Nam Việt rồi đem quân xâm lược Âu Lạc
Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt & tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân Triệu Đà, giữ vững nền độc lập đất nước
2. – Triệu Đà là người có nhiều mưu kế
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, TĐ cắt đất 3 quận lập nước Nam Việt rồi đem quân xâm lược Âu Lạc
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt
& tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân Triệu Đà, giữ vững nền độc lập đất nước - Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu LacDD chủ quan không đề phòng lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng. Nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Nguyên nhân thất bại:
- Do ADVchủ quan, thiếu cảnh giá
- Bài học:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù
- Xây dựng khối đoàn kết trên dưới một lòng
- Vua phải tin vào các trung thần, dựa vào dân để dánh giặc.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.c, nội bộ mất đoàn kết.
GV TRẦN NGỌC TRUNG TRƯỜNG THCS HƯNG CÔNG
- Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, chủ quan không đề phòng lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng.
Nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
3. Sau khi thất bại Triệu Đà dùng kế giảng hòa....
4. Nguyên nhân thất bại:
- Do ADV chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.
5. Bài học:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù - Xây dựng khối đoàn kết trên dưới một lòng - Vua phải tin vào các trung thần, dựa vào dân để dánh giặc.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và chuyển ý: để củng cố hơn về kt chúng ta tìm hiểu phần luyện tập
HĐ luyện tập: 5p
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi
* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
1/ Vì sao An Dương Vương thất bại?
Do ADV mất cảnh giác, chủ quan.
Do ADV không có vũ khí tốt.
Do nội bộ mất đoàn kết.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận cặp đôi - Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Phiếu HT của HS
*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý: để vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp hđ vận dụng
HĐ vận dụng: 3p
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
-Gv: Hiện nay nhà nước ta có những biện pháp gì bảo vệ nền độc lập?
- Học sinh tiếp nhận…
GV TRẦN NGỌC TRUNG TRƯỜNG THCS HƯNG CÔNG
* Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh :Thảo luận - Giáo viên: Quan sát - Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý: để tìm hiểu tiếp bài học ngày hôm sau chúng ta cần chú ý một số nhiệm vụ sau:
HĐ tìm tòi, mở rộng: 2p
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: giao nhiệm vụ cho hs
Hs tìm thêm các tư liệu, câu chuyện lịch sử về thời kì lịch sử này.
- HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện theo đề án và báo cáo vào giờ học sau Rút kinh nghiệm tiết dạy
Nhật Tân ngày 6 /12/2019 Kí duyệt: