HĐ 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm c-
II. Các trường hợp dùng cụm C-V
3. Ghi nhớ : sgk (69 ) III
. Luyện tập:
Đọc và nêu yêu cầu của bài?
- Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây?
- Cho biết trong mỗi cụm, cụm C-V làm thành phần gì ?
- Hs lên bảng làm
b. Trung đội trưởng Bính // khuôn mặt /đầy đặn.
d. Bỗng một bàn tay /đập vào vai // khiến hắn/
giật mình.
->Làm CN, làm PN của ĐT.
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn/ mới định được, người ta// gặt mang về.->Làm PN trong cụm DT
->Làm VN.
c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta // thấy hiện ra từng lá cốm/, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
->Làm PN trong cụm DT, PN trong cụm ĐT
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ:
+ Đặt một câu có CN là một cụm c-v + Đặt một câu có VN là một cụm c-v
- Hs tìm và đặt câu theo từng trường hợp cụ thể HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ:
Tìm các câu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
*. Dặn dò: . Hướng dẫn tự học:
- Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ - vị trong câu văn.
- Chuẩn bị bài “ dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: luyện tập”
IV. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Bài 25 – Tiết 104: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
- Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
2.Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3.Phẩm chất:
Tự giác trong học tập, chăm học, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút) 1. Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
+ Kích thích tư duy, gây tâm lí mong muốn tìm hiểu kiến thức mới của Hs 2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng giải quyết tình huống của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ 5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Hãy giải thích (1) Tại sao khi làm bài em cần đọc kĩ đề bài?
(2) Tại sao lại có mưa?
Tình huống: Hãy chứng minh em rất yêu thể thao?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Nghe, hiểu yêu cầu, chuẩn bị thực hiện yêu cầu
*. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh suy nghĩ tìm lí lẽ để giải thích cho từng trường hợp - Giáo viên: quan sát, gợi ý cách làm cho hs
- Dự kiến sản phẩm:
(1) Tại sao khi làm bài em cần đọc kĩ đề bài?
Vì đọc kĩ đề để :
+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài + Định hướng cách làm bài
+ lựa chọn phương pháp làm bài thích hợp (2) Tại sao lại có mưa?
Nước trong hồ, sông, biển,… bốc hơi đi vào không khí. Bay vào khí quyển, gặp lạnh và hình thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là sự ngưng tụ. Hơi nước ngưng tụ và không khí không còn có thể giữ được nữa. Đám mây trở nên
nặng hơn và cuối cùng nước rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa. Tùy thuộc vào điều kiện khí quyển và nhiệt độ, có thể là mưa thông thường, mưa đá, mưa đá, mưa lạnh, hoặc tuyết .
*. Báo cáo kết quả:
Giáo viên yêu cầu một số Hs trình bày ý kiến
*. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
-> Vào bài: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh ? Chúng ta đi tìm hiểu ND bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS Nội dung