Phương pháp định danh phân loại trai tai tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa và đa dạng di truyền của một số loài trai tai tượng (tridacna spp ) ven biển khánh hòa và côn đảo (Trang 35 - 39)

Phân tích đặc điểm hình thái

Tất cả các mẫu cá thể trai tai tượng thu được đều được sử dụng làm mẫu nghiên cứu. Trai tai tượng được rửa bằng nước sạch, đặt lên khay đá để ráo nước. Dùng thước có chia độ đo (cm và mm) để đo các kích thước của vỏ trai (Hình 2.2).

- Chiều dài vỏ được đo từ mép vỏ mặt sau đến mép vỏ mặt trước.

- Chiều cao vỏ đo từ mép vỏ phía mặt lưng đến đỉnh vỏ phía mặt bụng.

- Chiều rộng vỏ là khoảng rộng nhất giữa hai vỏ khi chúng khép chặt.

- Chiều dài bản lề đo từ đỉnh vỏ đến mép vỏ, nơi hai mảnh vỏ đóng mở.

- Chiều dài lỗ tơ chân đo từ đỉnh vỏ đến hết chiều dài lỗ tơ chân.

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu hình thái và đa dạng di truyền trai tai tƣợng

Phân tích đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể

Giải trình tự gen

Khuếch đại gen 16S và CO1 mt DNA Tách chiết DNA

Nghiên cứu hình thái Mẫu trai tai tượng

Điện di - Đo kích thước, cân khối lượng

- Quan sát màu sắc, hoa văn màng áo

Bộ kit WIZARD SV Genomic DNA Purification (Promega)

Cặp mồi 16S, CO1- Tricro 90v 30 – 40 phút Máy ABI Prism 3700 DNA Analyser Phân tích MP/NJ/BI

Hình 2.2. Đo kích thƣớc của trai tai tƣợng

LV chiều dài vỏ,WV chiều rộng vỏ, HV chiều cao vỏ, LBL chiều dài bản lề, LLTC chiều dài lỗ tơ chân, WLTC chiều rộng lỗ tơ chân

Sau đó, dùng cân kỹ thuật để cân khối lượng từng mẫu. Chụp ảnh và quan sát hình dạng bên ngoài của vỏ trai tai tượng (Hình 2.3).

Hình 2.3. Hình dạng ngoài của trai tai tƣợng

(Nguồn: Fatherree, 2008)

Đồng thời, tiến hành quan sát màng áo của các cá thể trai tai tượng thu được để xác định màu sắc, hoa văn của màng áo (Hình 2.4 và 2.5)

LV LBL WV WLT C LLTC HV Nếp gấp Đỉnh vỏ Vẩy Đường bản lề Bản lề Mép vỏ Lỗ tơ chân

Hình 2.4. Quan sát màng áo của trai tai tƣợng từ mặt lƣng

(Theo Animal-World, 2009)

1 ống hút nước, 2 ống thoát nước, 3 màng áo

Hình 2.5. Quan sát mặt bên màng áo của trai tai tƣợng

1 màng áo, 2 mặt bên màng áo, 3 cơ co rút tơ chân, 4 cơ khép vỏ, 5 chân

Màu sắc và cấu tạo màng áo của trai tai tượng được mô tả sơ bộ trong Bảng 2.1.

1 2 4 3 5 2 3 1

Bảng 2.1. So sánh giải phẫu học màng áo của các loài trai tai tƣợng

Loài Màu sắc/cấu tạo Xúc tu miệng

T. gigas

Màu nâu; có các vòng tròn màu xanh xung quanh những bộ phận trong suốt kéo dài đến mép màng áo

Không có

T. derasa Màng áo kéo dài ra, có màu sắc rực rỡ như xanh da trời, nâu, xanh lá

Độ dài trung bình, hẹp, phân nhánh

T. squamosa Có những chấm lốm đốm với nhiều màu xanh lá, xanh da trời, nâu, da cam và vàng

Ngắn, cùn, phân nhánh

T. maxima Thường có màu sáng, đa dạng Ngắn, cùn,

phân nhánh

T. crocea Thường có màu sáng: xanh lá, xanh da trời, tía, nâu và da cam

Ngắn, cùn, phân nhánh

T. tevoroa Nâu, xám, xanh lá, màng áo nhăn nheo với nhiều hột giống mụn cơm

Dài, rộng và không phân nhánh

H. hippopus Vàng – nâu, các màu tối, với các đường xanh lá

hoặc xám, mờ Không có

H. porcellanus Vàng – nâu, các màu tối, với các đường xanh lá

hoặc xám, mờ

Dài trung bình, rộng, phân nhánh

(Theo Norton và Jones, 1992)

Trai tai tượng được định danh dựa vào đặc điểm hình thái theo Rosewater (1965, 1982) [54, 55] và Lucas (1988) [44].

Dựa theo giải trình tự DNA

Các loài trai tai tượng cũng được định danh dựa trên việc giải trình tự DNA của gen 16S và CO1 mtDNA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa và đa dạng di truyền của một số loài trai tai tượng (tridacna spp ) ven biển khánh hòa và côn đảo (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)