BÀI 26- TIẾT TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG(tiếp)

Một phần của tài liệu VĂN 9 PTNL II (Trang 240 - 244)

1/Kiến thức :

-Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật nội dung. Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

3/Phẩm chất :

-Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế bản thân.

4/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt:

+Năng lực ngôn ngữ: Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về VBND ở cấp THCS II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, bài tập đã ra ở tiết trước.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài theo lời dặn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p)

1/Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS tiếp thu bài mới

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình 3/ sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Từ bảng hệ thống các VBND tiết trước, em cho biết hình thức thể hiện VBND ?

? Hãy trình bày cách học VBND hiệu quả nhất?

- HS làm việc cá nhân, trình bày bài trước lớp.

- GV, lớp nhận xét bổ sung.

- GV dẫn dắt vào bài tổng kết...

HOẠT ĐỘNG 2: TỔNG KẾT KIẾN THỨC (26p)

Hoạt động 1: Hình thức văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs khắc sâu những đặc điểm cơ bản về hình thức của VBND

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &

giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Em hãy tìm các thể loại mà văn bản nhật dụng đã sử dụng?( Gợi ý dựa vào bảng thống kê)? Ví dụ?

? Không có tính bắt buộc hay những yêu cầu cao như các thể loại khác, VBND có được coi là tác phẩm văn chương không?

GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 câu trên.

* Dự kiến sản phẩm:

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

1. Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, thuyết minh,..

2. Giá trị văn chương:

Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định:

miêu tả, thuyết minh…

1/ Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, miêu tả,..

Ví dụ: ( dựa vào bảng tiết trước để trả lời) - Ví dụ: Cổng trường mở ra - Biểu cảm ( miêu tả, hồi kí.)

2/ Văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.

- Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh…

* HS làm bài cá nhân, thảo luận nhóm.

* Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

* Các nhóm nhận xét, đánh giá bài nhau.

GV đánh giá, chốt ý.

Hoạt động 2: Phương pháp học văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs nắm được cách học VBND tốt nhất, dễ nhớ nhất

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &

giải quyết vấn đề.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Để học tốt một văn bản nhật dụng, ta phải làm ntn?

• HS làm bài cá nhân

• GV quan sát, giúp đỡ những hs khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ học tập.

• Dự kiến sản phẩm:

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:

- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích

- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu

- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.

- Có sự liên hệ thực tế.

- Nắm vững kiến thức các môn học.

- Biết và sử dụng tốt nhiều phương thức biểu đạt.

- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích

- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu

- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.

- Có sự liên hệ thực tế.

* Hs trình bầy bài, lớp đánh giá, nhận xét, bổ sung.

* GV đánh giá, chốt ý.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10p)

1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &

giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

1/ ? Nêu lợi ích và tiêu cực trong việc bỏ thi tốt nghiệp ở tiểu học và THCS?

2/ ? Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, ở lớp - ở trường em?

*/ HS làm bài theo 2 nhóm: N1- Câu 1; N2- câu 2

Gv quan sát- giúp đỡ hs gặp khó khăn.

*/ Dự kiến sản phẩm: Gợi ý:

1/ - Lợi ích:

+ Xóa bỏ áp lực tinh thần cho HS, GV + Đỡ tốn phí.

- Tiêu cực:

+ Suy giảm về mặt đạo đức

+ Nếu em nào không có ý thức tự học dẫn đến kết quả học tập không cao, tụt hậu.

2/ Khắc phục - Nạn phao thi:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở.

+ Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện....

+ Kỉ luật nghiêm minh,..

*/ Các nhóm trình bầy bài, chữa cho nhau.

*/ GV nhận xét, chốt đúng.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI & MỞ RỘNG (2p)

1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &

giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

1.? Tìm một số VBND em biết, nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của chúng?

2. ? Hãy:

+ Chọn một đề tài & tìm những VBND liên quan?

+ Thử đưa ra hướng giải quyết mới theo quan điểm của em?

IV. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Một phần của tài liệu VĂN 9 PTNL II (Trang 240 - 244)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(449 trang)
w