Tiết 7 Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
2. Xã hội cổ đại Hi lạp Rô Ma
- Mục tiêu: HS trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phươngTây.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện - Thời gian: 16 phút - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây có ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Tại sao ở Hy Lạp – Rô ma ngoại thương phát triển?
+ Với nền kinh tế đó, xã hội hình thành những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó ra sao?
+ Nhà nước cổ đại phương Tây được tổ chức như thế nào?
+ Tại sao gọi xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV giải thích:
- Ở Hi Lạp: Hội đồng công xã (hội đồng 500) là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, có 50 phường, mỗi phường cử 10 người điều hành công việc trong 1 năm.(chế độ này duy trì suốt thời gian TNK I TCN
→V TCN).
gọi là chế độ dân chủ chủ nô, không có vua.
- Đời sống kinh tế:
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh...
- Các tầng lớp xã hội: gồm 2 giai cấp
+ Chủ nô: rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
+ Nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn nhẫn.
- Tổ chức xã hội:
+ Giai cấp thống trị: Chủ nô nắm mọi quyền hành.
+ Nhà nước là do giai cấp chủ nô bầu ra làm việc theo thời hạn gọi là thể chế dân chủ chủ nô.
+ Xã hội Rô-ma, Hi Lạp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột nô lệ.
- Ở Rô-ma: Có hoàng đế đứng đầu nhưng quyền lực nằm trong tay hội đồng gồm nhiều thành viên do quí tộc bầu ra.
Như vậy : Nhà nước cổ đại phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô.
GDMT:GV cho HS thấy được vai trò của nô lệ trong lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội ->Qua đó, giáo dục thái độ tình cảm của em đối với nô lệ.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1 . Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp. B. thủ công nghiệp, thương nghiệp.
C.thương nghiệp, nông nghiệp. D. nông nghiệp.
Câu 2 . Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Hy Lạp, Rô Ma.
C. Hy Lạp, Thái Lan. D. Ai Cập, Lưỡng Hà.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu?
A. Bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a . B. Vùng các cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng. D. Lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Tây là A.qúy tộc. B. nông dân công xã.
C. nô lệ. D. chủ nô.
Câu 5. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triền nền kinh tế Hy Lạp và Rô-ma?
A. Hệ thống các sông lớn. B. Khí hậu ấm áp.
C. Đồng bằng rộng lớn. D. Biển địa trung Hải.
+ Phần tự luận
Câu 1. Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào? Thế nào chế độ chiếm hữu nô lệ?
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1 2 3 4 5
ĐA B B A C D
+ Phần tự luận:
Câu 1. Gồm 2 giai cấp: Chủ nô và nô lệ
+ Chủ nô: rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ
+ Nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn nhẫn - Xã hội chiếm hữu nô lệ: là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập . HS biết nhận xét, so sánh
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm: ……….
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ - Chuẩn bị bài : Văn hóa cổ đại
Sưu tầm các tranh ảnh về thành tựa văn hóa cổ đại.
Nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông và phương Tây cổ đại?
***********************************
Ngày soạn: ...
Ngày giảng: ...
Tiết 8, Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) và phương Tây (lịch, chữ cái a,b,c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
2. Thái độ
- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
- GDMT: Tình trạng các di vật, di tích và sự gìn giữ, phát huy như thế nào ? Xác định thái độ, trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ, tìm hiểu các di vật, di tích lịch sử-văn hóa của nước ta.