TIẾT 1 Tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Bà Triệu A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1, Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết sơ lược về đất nước ta từ thế kỷ I-X dưới sự cai trị của các triều đại phương Bắc nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra nhưng chưa dành được thắng lợi
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Lắng nghe giáo viên giới thiệu và quan sát tranh H1, H2 nêu những hiểu biết về các cuộc khởi nghĩa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1 Mục tiêu:HS trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu Ghi nhớ được nhân vật Bà Trưng, Bà Triệu Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu. Rèn luyện kỉ năng Quan sát tranh, sử dụng lược đồ
2.Nhiệm vụ: Đọc thông tin quan sát các hình H3,4,5,6,7 thảo luận và hoàn thành bảng trang 82
3.Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
4.Cách thức tiến hành hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 17 trang 48 và mục 4 bài 29 trang 56 hoàn thành bảng sau vào vở
Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43) và khởi nghĩa bà Triệu
Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu
Nguyên nhân
Chống quân xâm lược Thời gian, địa điểm Kết quả
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Dự kiến sản phẩm
Bài làm:
Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu
Nguyên nhân Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
Thi Sách bị giết.
Không cam chịu kiếp sống nô lệ.
Chống quân xâm lược Quân Hán Quân Ngô
Thời gian, địa điểm Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Tại: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Tại: căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá)...
Kết quả Quân Hán bị đánh tan, Tô
Định trốn về Nam Hải, cuộc khởi nghĩa tháng lợi.
Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 4 phút
Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược?
A. Xây dựng hệ thống giao thông kiên cố. B. Luyện tập võ nghệ.
C. Chuẩn bị xe thuyền, tích trữ lương thực. D. Rèn đúc vũ khí.
Câu 2. Sau khi đánh thắng quân Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua gọi là gì?
A. Trưng Vương. B. Vua Bà.
C. Bà Vương. D. Triệu Vương.
Câu 3. Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
A. Là viên tướng lão luyện. B. Quen chinh chiến ở chiến trường.
C. Hung bạo, gian ác. D. Giỏi võ nghệ.
Câu 4. Tại sao nói nhà nước do Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập?
A. Không chịu sự chỉ huy của nhà Hán. B. Các Lạc tướng cai quản các huyện.
C. Không bị Trung Quốc cai trị. D. Trưng Nhị được suy tôn làm vua.
Câu 5. Tại sao Hai Bà Trưng được nhân dân lập đền thờ ở khắp nơi?
A. Hai Bà thường giúp đỡ người nghèo.
B. Biết ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà.
C. Kỷ niệm những nơi Hai Bà đặt chân đến.
D. Hai Bà là nười nổi tiếng.
Câu 5. Tại sao cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại?
A. Lực lượng nhà Ngô rất mạnh. B. Không có vũ khí tốt.
C. Quân địch đánh lén. D. Bị cướp vũ khí.
Câu 6. Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
A. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
B. Thể hiện tinh thần cầu tiến.
C. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa của nước ngoài.
D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta - Dự kiến sản phẩm
Câu 1 2 3 4 5
ĐA C A C A B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phụ nữ đã tích cực hưởng ứng, tham gia và có những đóng góp quan trọng, là lực lượng đông đảo tham gia cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Hán…
Xây dựng hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, ôn lại những bài đã học để tiết sau làm bài tập.
**********************************
TIẾT 2