PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm)
Tiết 32 NGHỆ AN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
1. Kiến thức:
- Biết được những nét chính, quá trình phát triển và những thành tựu của Nghệ An thời Văn Lang- Âu Lạc.
- Hiểu được vị trí và vai trò của Nghệ An trong thời kỳ Bắc thuộc.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS ý thức biết tôn trọng, biết ơn những thành quả mà cha ông ta để lại.
Hiểu và yêu lich sử quê hương, có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương Nghệ An.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan.
- Biết đánh giá nhận xét, so sánh. Biết liên hệ thực tiễn qua các di sản của quê hương.
4. Năng lực:
Năng lực chung:
tham gia các hoạt động cá nhân và tập thể.
Năng lực chuyên biệt:
- Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng - So sánh, phân tích. Nhận xét, đánh giá
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tranh ảnh , tư liệu về Nghệ An thời kỳ này -Tư liệu về các di sản của Nghệ An.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC - Gợi mở, trực quan.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm IV.TIẾN TRÀNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Bài cũ: HS tự truy bài lẫn nhau về chiến thắng Bạch Đằng 3. Bài mới:
Gọi Hs : Em biết quê hương Nghệ An có những nét đẹp, truyền thống gì?
Trên cơ sở trả lời của HS GV dẫn để giới thiệu bài.
1.NGHỆ AN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỜI VĂN LANG - ÂU LẠC.
Hoạt động của GV & HS Kiến thức cần đạt HĐ nhóm: quan sát dữ liệu trong SGK em
hãy cho biết Nghệ An chúng ta có phải là một trong những quê hương của người loài người không?
Hãy lấy các dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình.
Sự xuất hiện của các tộc người cổ trên đất Nghệ An có ý Nghĩa gì?
Gv cho HS quan sát hình ảnh Trống Đồng,vũ khí, trang sức bằng đồng ở Làng Vạc, Lò rèn sắt ở Nho Lâm.
Những hình ảnh trên nói lên điều gì?
1.Nghệ An thời tiền sử.
- Nghệ An là một trong những nơi có dấu tích của người vượn cổ: Hang Thẳm Ồm, Thẳm Bua, Đồng Bua ( Quỳ Châu)
- Người tối cố xuất hiện tại đồi Dùng, đồi Rạng ( Thanh Chương)... Tân Kỳ, Quỳnh Văn, Anh Sơn...
- Họ sống thành bầy đàn, chủ yếu sống bằng nghề hái lượm săn bắt.
- Bắt đầu hình thành nông nghiệp nương rấy và lúa nước
= Nghệ An là một trong những cái nôi của xã hội loài người ở Việt Nam
2. Nghệ An thời Văn Lang- Âu Lạc.
- Biết chế tác công cụ đá tinh xảo .
- Biết chế tác luyện công cụ lao động và nhạc cụ bằng Đồng. Tiêu biểu nhất giai đoạn hậu kỳ đồ Đồng( khoảng TK I –TCN) điển hình như Trống đồng làng Vạc...
- Phát triển Nghề luyện kim: Nghệ An- tiêu biểu là làng rèn sắt Nho lâm trở thành trung tâm luyện sắt của nước Văn Lang- Âu Lạc Kinh tế chủ đạo:
- Nông nghiệp lúa nước
Sự phát triển của nghề thủ công đúc đồng và nghề luyện sắt ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế và tình thần của Người Nghệ An?
- Phát triển nhiều ngành thủ công khác: dệt vải , làm gốm, luyện kim...
Đời sống tinh thần phong phú:
- Quan hệ làng xóm găn bó
- Sinh hoạt văn hóa như lễ hội, tín ngưỡng phong phú.
2. NGHỆ AN THỜI KỲ BẮC THUỘC
Hoạt động của GV & HS Kiến thức cần đạt Các chính quyền phong kiến phương Bắc đã
thi hành những chính sách cai trị gì đối với Nghệ An?
Nhân dân Nghệ An có cam chịu ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc không?
Nhân dân Nghệ An đã có đóng góp gì trong thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc?
Kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An mà em biết?
HS hoạt động nhóm: Tại sao nói: khởi nghĩa Mai Thúc Loan tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập của nhân dân Nghệ An và cả nước?
1. Chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
-Nghê An liên tục bị thay đổi tên gọi quận, huyện trong quá trình sáp nhập và đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chúng ra sức bóc lột vơ vét sức người, sức của.
2. Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập.
- Nhân dân Nghệ An kiên cường, bền bỉ, liên tiếp tham gia các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722.
- Đây là cuộc khởi nghĩa đã dành được chính quyền 10 năm, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
IV. LUYỆN TẬP.
Về nhà tìm hiểu và sưu tầm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nghệ An trong thời kỳ Hùng Vương và thời kỳ Bắc thuộc.
V. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Hướng dẫn HS soạn bài Ôn tập: soạn theo hướng dẫn của SGK. Hoàn thành các bảng thống kê.
Ngày soạn: ...
Ngày giảng: ...