MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI TOÁN ANĐÊHIT

Một phần của tài liệu Tuyển tập các câu hỏi và bài tập hóa học nâng cao luyện thi THPT quốc gia | Lớp 12, Hóa học - Ôn Luyện (Trang 26 - 29)

1) Công thức tổng quát của anđehit: CnH2n+2-2k-a(CHO)a

ùợ ùớ ì

³

³

³

nguyeân 1

a

nguyeân 0

k

nguyeân 0

n

Trường hợp đặc biệt:

n = 0; k = 0; a=1 có anđehit fomic H-CHO

n =0; k = 0; a =2 có Glyoxal OHC – CHO 2) Duy nhất HCHO là chất khí (không màu, mùi xốc), tan nhiều trong nước. Anđehit có từ 2 cacbon trở

lên ở thể lỏng.

3) Phản ứng tổng quát: cộng với H2

CnH2n+2-2k-a(CHO)a + (a+k) H2 ắắ đNiắ,t0 CnH2n+2-a(CH2OH)a

a. Khi n H2 = n anđêhit thì đó là anđêhit no, đơn chức.

b. Khi n H2 > n anđehit: có thể là anđêhít đa chức, đơn chức không no, hai cả hai yếu tố trên.

4) Phối hợp đồng thời cả 2 phản ứng Cộng H2 và tráng bạc ta có thể biết an đehit đã cho có bao nhiêu nhóm chức, no hay không no (bao nhiêu liên kết ptrong mạch cacbon).

5) Nói anđêhit no, mạch hở yhì chỉ có thể tối đa chứa hai nhóm chức.

6) Có hai cách viết phản ứng tráng bạc nên chọn để viết a. R(CHO)a + a Ag2O ắắ đddNHắ3 R(COOH)a + 2a Ag¯

b. R(CHO)a + 2a AgNO3 + 3a NH3 + a H2O ắắđ R(COONH4)a + 2a Ag + 2a NH4NO3

7) H-CHO ắ+ắAgắ2O/ắNHắ3đH-COOH ắ+ắAgắ2O/ắNHắ3đ CO2

8) Cần hiểu bản chất là mọi hợp chất có nhóm (-CHO) đều có khả năng phản ứng tráng gương : Axit fomic, cũng như muối và este của axit fomic; glucozơ…

9) Lưu ý : anđêhit có nối ba đầu mạch.

10) Với anđehit đơn chức, cứ một mol anđehit tạo được 2 mol Ag – trừ anđehit fomic. Trường hợp cần tính số mol anđehit dựa vào số mol Ag hoặc ngược lại thì cần chia hai trường hợp để tính toán – đó là có và không có H-CHO.

11) Cú khi phải viết: R-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH ắắđt0 R-COONa + Cu2O¯ + 3H2O

12) Cần nhớ trường hợp Glucozơ cho tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường thì xảy ra phản ứng của rượu đa chức có nhóm (-OH) kế cận nhau nên tạo dung dịch màu xanh lam thẫm đặc trưng; nhưng nếu đun nóng thì lại xảy ra phản ứng ở nhóm (-CHO) và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

13) Phân tử anđehit sau khi oxi hóa tăng 16 đv.C thì nghĩ ngay đó là anđehit đơn chức.

14) Khi đốt nếu n CO2 = n H2O thì đó là anđêhit no, đơn chức

15) Nếu n CO2 > n H2O thì đó có thể là anđehit no đa chức, hoặc không no đơn chức hay cả hai

BÀI TẬP RÈN LUYỆN

1) Andehit là gí ? Cho ví dụ.Vì sao nói andehit là chất trung gian giữa rượu bậc 1 và axit hữu cơ.

2) Cho chất hữu cơ có công thức phân tử C3H6O.

a. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của C3H6O.

b. Trong số những đồng phân trên, A là đồng phân làm mất màu dung dịch thuốc tím và khi tác dụng với hidro (có Ni nung nóng) tạo thành rượu no, đơn chức. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.

3) Lấy 2 ví dụ (phản ứng) để minh họa andehit axetic vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

4) Công thức tổng quát của các andehit có dạng CnH2n+2–2a–m(CHO)m. a. Các chỉ số n, a, m có thể nhận được các giá trị nào?

b. Khi công thức của andehit A có n = 0, a = 0, m = 2. Hãy viết các phương trình phản ứng khi cho A tác dụng với H2, Cu(OH)2 (đun nóng), dung dịch AgNO3 trong amoniac.

5) Công thức của một andehit đơn chức có dạng CnH2n–2aO. Hãy xác định điều kiện cho các chỉ số n và a.

6) Cấu tạo metanal khác gì so với ankanal còn lại ? Viết phương trình phản ứng của metanal với H2, Ag2O trong NH3 với phenol.

7) Lấy 2 ví dụ (phản ứng) để minh họa andehit axetic là chất trung gian giữa rượu bậc 1 và axit hữu cơ.

8) Viết các phương trình phản ứng điều chế axeton từ andehit propionic (các chất vô cơ được chọn tùy ý).

9) Viết phản ứng của andehit formic với HCN, H2, với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH (tO).

10) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các andehit có công thức C4H8O, C4H6O và C3H4O2.

11) Hãy xác định công thức phân tử của A (chứa các nguyên tố C, H, O) và viết các phương trình phản ứng, bieát raèng

a. A tác dụng được với Na giải phóng hidro.

b. A tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

c. A có thể tham gia phản ứng tráng gương (tác dụng với AgNO3 trong NH3).

d. Khi đốt cháy 0,1 mol A thì thu được không quá 7 lít khí (sản phẩm) ở 136,50C và 1 atm

12) 1,72 gam hỗn hợp andehit acrylic và andehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ với 1,12 lít H2 (đo ở ủieàu kieọn tieõu chuaồn).

a. Tính số gam mỗi andehit trong hỗn hợp.

b. Cho thêm 0,696 gam andehit B là đồng đẳng của andehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp andehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn, được 10,152 gam bạc. Tìm công thức cấu tạo của B.

(ẹH An ninh 1998) 13) Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp andehit acrylic CH2=CHCHO và một andehit no đơn chức A hết 2,296 lít oxi (đo ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,5 gam keát tuûa.

a. Xác định công thức cấu tạo của A.

b. Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp đầu và lượng nước thu được sau khi đốt.

(ĐH Bách khoa Hà Nội 1997) 14) Một hỗn hợp gồm hai andehit thuộc dãy đồng đẳng của andehit fomic. Đốt cháy hoàn toàn p gam hỗn hợp trên thu được 4,4 gam CO2. Mặt khác, khi cho p gam hỗn hợp hai andehit trên tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Tính giá trị của p.

(ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 1996) 15) Khi oxi hóa hoàn toàn 4,5 gam một hỗn hợp hữu cơ A bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch A thì với phenol (dư) có axit xúc tác thì thu được một hợp chất hữu cơ B có cấu tạo mạch thẳng.

a. Hãy xác định công thức phân tử của A.

b. Phản ứng chất A tác dụng với phenol gọi là phản ứng gì ? Gọi tên sản phẩm tạo thành.

c. Từ 6,4 gam rượu tương ứng, có thể điều chế đựoc bao nhiêu gam chất A nếu hiệu suất của quá trình là 80%.

(ĐH Sư phạm 2 Hà Nội 1996) 16) Đốt cháy hoàn toàn p gam hỗn hợp A gồm hai chất X, Y là đồng đẳng của andehit fomic được 14,08 gam CO2. Mặt khác, lấy p gam A cho phản ứng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 được 25,92 gam Ag.

a. Tính p.

b. Tìm công thức của X và Y biết rằng tỷ khối hơi của X và Y so với N2 đều bé hơn 3.

17) Chia hỗn hợp hai andehit đơn chức thành hai phần bằng nhau

Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac (dư) thì thu được 32,4 gam kim loại.

Phần thứ hai cho tác dụng với H2 (Ni xúc tác) thấy tốn hết V lít hidro (đktc) và thu được hỗn hợp hai rượu no. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng hết với natri thấy thoát ra

8

3 V lít hidro (đktc). Còn nếu đem đốt cháy hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại là 9,64%.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các andehit và tính khối lượng mỗi andehit, biết rằng gốc hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi.

(ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Quan hệ Quốc tế 1995) 18) Cho hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức). Xác định công thức cấu tạo của X, biết 5,8 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trongNH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Mặt khác, 0,1 mol X sau khi hidro hóa hoàn toàn phản ứng đủ với 4,6 gam Na.

(ẹHQG Tp.HCm 1998) 19) Oxi hóa m gam rượu đơn chức bậc 1 A bằng CuO ở nhiệt độ cao được andehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu

được sau phản ứng được hcia làm ba phần bằng nhau

Phần 1: Cho tác dụng với Na (dư) được 5,6 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

Phần 2: Cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 (dư) được 64,8 gam Ag.

Phần 3: Đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi được 33,6 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 27 gam H2O.

a. Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu thành andehit.

b. Xác định công thức cấu tạo của rượu A và andehit B.

(ĐH Mỏ – Địa chất 1999) 20) Cho hỗn hợp A gồm hai andehit A1 và A2 là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy A1 tạo ra CO2 và H2O với

tỷ số mol là 1 : 1, trong A1 có 53,33% oxi về khối lượng.

Oxi hóa m gam hỗn hợp A thu được (m + 32) gam hỗn hợp B gồm hai axit tương ứng. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp A phản ứng với dunh dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 51,84 gam Ag.

21) Chia hỗn hợp hai andehit đơn chức thành hai phần bằng nhau a. Tính m

b. Chứng minh rằng tỷ khối d của B so với A có giá trị trong khoảng 1,3636 < d < 1,5333.

(ĐH Ngoại thương (phía Bắc) 1998)

Một phần của tài liệu Tuyển tập các câu hỏi và bài tập hóa học nâng cao luyện thi THPT quốc gia | Lớp 12, Hóa học - Ôn Luyện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)