SẮT VÀ HỢP CHẤT
82) Giải thích nguyên nhân gây ra độ cứng tạm thời trong nước tự nhiên ?
83) Một cốc nước có chứa 0,1 mol Na+ ; 0,02 mol Cl– ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,02 mol Ca2+ và 0,05 mol HCO3–. Đun sôi cốc nước trên một hồi lâu, hỏi số mol mỗi ion trong nước sau khi đun bằng bao nhiêu ? Từ đó kết luận nước trong cốc ban đầu thuộc loại nước cứng tạm thời, vĩnh cửu hay toàn phần ?
84) Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau: HCl, NaOH, Na2CO3, NaCl để làm giảm độ cứng của nước trong cốc ban đầu ? Viết các phương trình phản ứng.
85) Bằng phản ứng hóa học chứng minh Al2O3 và Al(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính.
86) Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
(1) Al ¦ AlCl3 ¦ Al(OH)3 ¦ NaAlO2 (2)
(3) Fe ¦ FeCl3 D FeCl2 ¦ Fe(OH)2 ¦ Fe(OH)3
ii) Trong các phản ứng trên, trường hợp nào tạo ra phản ứng oxi hóa khử ; chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng đó.
87) Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình eletron ở lớp ngoài cùng (n=3) tương ứng là ns1, ns2p1, ns2p5. a) Hãy xác định vị trí (chu kì, nhóm, số thứ tự) của A, M, X.
b) Viết các phương trình phản ứng dạng ion theo sơ đồ sau:
i) A(OH) m + MXy ¦ A1 + … ii) A1 + A(OH) m ¦ A2 tan + … iii) A2 + HX + H2O ¦ A1 + … iv) A1 + HX ¦ A3 tan + …
88) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng, khí CO2, dung dịch Al(SO) phản ứng đến dư với dung dịch NaAlO đựng ở các cốc khác nhau.
89) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HNO3 rất loãng được dung dịch A và khí B duy nhất có tỉ khối so với etylen bằng 1. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung tới khối lượng không đổi được chất rắn C. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
90) Cho 1 ít bột nhôm vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3) 2 và AgNO3. Sau khi phản ứng xong, lọc tách lấy chất rắn A và dung dịch B. Cho tác dụng với NaOH dư được 1 hợp chất kết tủa C . Trong A, B và C có những chất gì ? Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
91) Hãy cho biết sự giống và khác nhau khi cho từ từ đến dư a) Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
b) Dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 c) Khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
d) Dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2. Viết phương trình phản ứng.
92) Cho từng chất AlCl3 và CuCl2 lần lượt vào các dung dịch: NaOH, NH4OH. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
93) Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 và FeSO4. Hãy viết các phương trình phản ứng trong 2 trường hợp sau a) Sục NH3 (dư) vào dung dịch A sau đó đem phơi ngoài không khí.
b) Cho dung dịch xút dư vào dung dịch A.
94) Hòa tan hỗn hợp ở dạng bột gồm Al và Al2O3 trong dung dịch xút dư đun nóng, được dung dịch A. Thêm NH4Cl vào A, khuấy đều thấy xuất hiện kết tủa trắng và có khí mùi khai.
95) Giải thích bằng phản ứng hóa học hiện tượng xảy ra khi cho từng chất sau tác dụng từ từ tới dư với dung dịch NaAlO2; dung dịch HCl; khí CO2; dung dịch AlCl3. Các phản ứng đó có phải là phản ứng axit-bazơ hay khoâng?
96) Quặng bôxit dùng để sản xuất Al thường bị lẫn tạp chất Fe2O3 vàSiO2. Làm thế nào để có Al2O3 gần như nguyên chất ?(Hãy trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng)
97) Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong NaOH dư thu được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1 . Cho khí C1 dư tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2 .Cho dung dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B2 . Cho hỗn hợp rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được dung dịch B3 và khí C2. Cho dung dịch B3 tác dụng với bột sắt được dung dịch B4. Viết các phương trình phản ứng.
98) Hòa tan nhôm bằng dung dịch NaOH. Viết phương trình phản ứng xảy ra, xác định chất oxi hóa, chất khử.
99) Phèn chua là gì ? Viết công thức.
100) Hòa tan 1 ít phèn nhôm (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước được dung dịch A. Thêm dung dịch amoniac vào dung dịch A đến dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thêm tiếp vào đó 1 lượng dư Ba(OH) 2, thu được kết tủa B và dung dịch D. Lọc lấy dung dịch D, sục khí CO2 vào D đến dư. Viết các phương trình phản ứng.
101) Một loại phèn có công thức MNH4(SO4) 2.12H2O có khối lượng phân tử 453 đvc. Tìm kim loại M. Cho M tác dụng với dung dịch HNO3 rất loãng, dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch KOH được kết tủa B, dung dịch C và khí D có mùi khai. Cho từ từ dung dịch HCl vào C lại thấy xuất hiện kết tủa B. Cho kết tủa B và khí D vào dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch E. Từ E có thể thu được phèn trên. Viết các phương trình phản ứng.
102) Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 26. Hãy cho biết đó là nguyên tố nào? Viết cấu hình eletron của nguyên tử và của các ion thường gặp của nguyên tố đó.
103) Hãy viết các phương trình phản ứng để chứng min a) Sắt có tính khử
b) Hợp chất sắt (II) vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
c) Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa.(Mỗi trường hợp cho 1 ví dụ)
104) Viết các phương trình phản ứng (nếu có) của Fe, Fe3O4 lần lượt với Cl2, các dung dịch: Fe2 (SO4)3, H2SO4
loãng, HNO3 (tạo khí NO-nếu có) và CuCl2. 105) Viết các phương trình phản ứng để điều chế:
a) Na từ dung dịch Na2SO4. b) Ca từ CaCO3.
c) Cu từ Cu(OH)2.
106) Hãy viết phương trình phản ứng để chứng minh các kết luận sau:
a) Sắt có thể tạo thành hợp chất hóa trị II hoặc III trong các phản ứng hoá học.
b) Fe2+ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
c) Fe3+ chỉ có tính oxi hóa.
107) Viết 2 phương trình chuyển hóa sắt đơn chất thành hợp chất sắt (II) và 2 phương trình phản ứng chuyển hợp chất sắt (II) thành hợp chất sắt (III).
108) Chỉ từ nguyên liệu ban đầu là FeS2, C, O2, H2O và xúc tác V2O5, viết phương trình điều chế các muối sắt sunfat và sắt kim loại.
109) Cho bột Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 sau khi phản ứng xong lọc lấy dung dịch D. Cho từ từ dung dịch anoniac vào D. Viết các phương trình phản ứng .
110) Cho bột sắt vào dung dịch CuSO4 thì màu của dung dịch nhạt dần, ngược lại cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì dung dịch từ không màu chuyển thành có màu xanh đậm dần.
a) Giải thích hiện tượng trên.
b) Nếu tiến hành điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp các ion Fe2+, Fe3+, Cu2+
thì thứ tự các ion bị điện phân ở catot như thế nào? Tại sao ? 111) Viết các phương trình theo sơ đồ sau:
FeCl2 ¦ Fe(OH)2
Fe & E $ ( Fe2O3 ¦ Fe.
FeCl3 ¦ Fe(OH)3&
112) Hoàn thành sơ đồ sau FeCl2 D FeSO4 D Fe2 (SO4)3 113) Thực hiện dãy biến hóa sau:
A1 + A2 = A3 + A4
A3 + A5 = A6 + A7
A6 + A8 + A9 = A10
A10 = A11 + A8
A11 + A4 = A1 + A8
A3 là muối sắt clorua, nếu lấy 1,27g A3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87g kết tủa. Tìm các chất từ A1 đến A11, viết và cân bằng các phản ứng.
114) Hòa tan hoàn toàn 1 lượng bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch KMnO4; dung dịch NaOH dư (biết rằng trong môi trường axit, MnO4- bị khử thành Mn2+).
Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion .
115) Cho bột Al tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch A1 và khí A2. Cho thêm NH4Cl vào A1, lại đun nóng thấy tạo thành kết tủa A3 và có khí A4 . Cho biết A1, A2, A3, A4 là gì ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
116) Để m g phôi bào sắt (A) ngoài không khí sau 1 thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12g gồm sắt và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit nitric giải phóng 2,24lit khớ duy nhaỏt NO(ủkc).
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Tính m.
117) Cho hỗn hợp gồm FeS2, Fe3O4, FeCO3 hòa tan hết trong HNO3 đặc nóng được dung dịch trong suốt và hỗn hợp A gồm 2 khí CO2 và NxOy có tỉ số mol mỗi khí bằng nhau và tỉ khối hơi của A so với H2 là 22,5.
Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch trên ta thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit dư. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
118) Cho hỗn hợp gồm FeS2, Fe3O4, FeCO3 hòa tan hết trong HNO3 đặc nóng được dung dịch A và hỗn hợp khí NO2, CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A và hấp thu hỗn hợp khí NO2 và CO2 bằng dung dịch NaOH dư. Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
119) Số thứ tự của Fe trong bảng HTTH các nguyên tố là 26.
a) Cho biết cấu tạo các lớp điện tử của ion Fe2+, Fe3+ và giải thích tại sao nguyên tử Fe không có hóa trị 2 và 3.
b) Trong các phản ứng oxi hóa khử, các ion Fe2+, Fe3+ đóng vai trò gì ? Cho ví dụ minh họa
c) Xét về bản chất hóa học, các phương pháp sản xuất gang, nhôm, natri trong công nghiệp có gì giống nhau không ? Giải thích, minh họa bằng phản ứng.
120) Hãy kể tên và công thức các loại quặng sắt quan trọng trong tự nhiên.
121) Từ 1 quặng sắt bất kì ở trên là nguyên liệu chính, viết các phương trình phản ứng điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3.
122) Từ loại quặng hematit có tạp chất là dolomit, hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong lò cao khi luyện gang từ loại quặng trên.
123) Một loại quặng hematit (A) chứa 600/0 Fe2O3 và quặng manhetit (B) chứa 69,60/0 Fe3O4. a) Hãy tính hàm lượng (0/0) sắt trong 2 quặng trên.
b) Cần trộn A và B theo tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu để từ 1 tấn quặng (sau khi trộn) có thể luyện được 0,5 tấn gang chứa 40/0 cacbon. ?
124) Từ nguyên liệu chính là muối ăn và pirit sắt, hãy viết các phương trình phản ứng điếu chế muối natrisunfat và hidroxit sắt (III), clorua sắt (III).
125) Từ các chất sau: oxi, nước, FeS2 và các chất xúc tác cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều cheá FeSO4.
126) Trình bày phản ứng nhiệt phân muối nitrat của kim loại, cho ví dụ.