1. Đại từ để trỏ:
- Trỏ người, sự vật (tôi, tớ).
- Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu)
- Trỏ hành động, tính chất, sự vật (vậy, thế).
* Ghi nhớ: SGK/56 2. Đại từ để hỏi:
- Hỏi về người, vật (ai, gì) -Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hành động, tính chất, sự việc (sao, thế nào)
Gọi HS đọc BT1, 2, 3.
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: BT1a; Nhóm 2: BT1b;
Nhóm 3: BT2; Nhóm 4: BT3 Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
* Ghi nhớ: SGK/56 III. LUYỆN TẬP:
BT1: VBT Số Ngôi
Số ít Số nhiều 1
2 3
Tôi,tao,tớ Mày Nó,hắn
Chúng tôi,
……
c.mày c.nó,họ..
b/Mình-ngôi 1.
Mình(ca dao)-ngôi 2.
BT2:VBT
a/Hai năm trước đây cháu đã gặp bình.
b/Trưa hôm ấy, mẹ về với con nhé.
BT3:VBT
4.4 Củng cố và luyện tập:
Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu. C. Nơi đâu.
(B). Khi nào. D. Chỗ nào.
Đại từ là gì?
-Dùng để trỏ người, sự vật, họat động, tính chất………được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm.
4.5. Hướng dẫn HS tư học ở nhà:
-Học bài, đọc phần đọc thêm.
-Làm BT4, 5 VBT.
-Soạn bài “Từ Hán Việt”: Trả lời câu hỏi SGK.
+Đơn vị cấu tạo từ.
+Từ ghép Hán Việt.
Ngày soạn:
Ngày dậy:
Tiết 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN.
1. MỤC TIÊU:
Giúp HS a. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập VB và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập VB.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập VB cho HS c. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi tạo lập VB.
2. CHUẨN BỊ:
a.GV: SGK –VBT – giáo án – bảng phụ.
b.HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp gơi mở, phương pháp nêu vấn đề.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện 4.2. Kiểm tra bài cũ:
GV treo bảng phụ
Dòng nào ghi các bước tạo lập VB? (2đ) A. Định hướng và xác định bố cục.
B. Xác định bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh.
C. Xác định bố cục, định hướng, kiểm tra diễn đạt thành câu, đoạn.
(D). Định hướng, xác định bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra VB vừa tạo lập.
Làm BT4 VBT? (8đ)
HS làm bài tập. GV nhận xét, ghi điểm.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
Các em đã làm quen trong tiết “Tạo lập VB”. từ đó có thể làm nên một VB tương đối đơn giản, gần gủi với đời sống và công việc học tập của các em. Vậy để tạo ra cho mình 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Tiết học này các em sẽ đi vào phần luyện tập tạo lập VB.
Hoạt động của GV và HS ND bài học
HỌAT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỀ – TÌM HIỂU Ý.
-GV ghi đề bài lên bảng.
-Gọi HS đọc đề.
Đề bài trên thuộc kiểu VB gì? Do đâu
ĐỀ: Em hãy viết thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
1. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý:
- Thể loại viết thư.
em biết?
- Dựa vào từ viết thư.
Nêu ND của đề bài?
-HS trả lời. Gv nhận xét. Em viết cho ai?
- Bất kì 1 bạn nào đó ở nước ngoài.
Em viết bức thư ấy để làm gì?
- Gây thiện cảm tình bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị.
HOẠT ĐỘNG 2: LẬP DÀN BÀI.
Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào?
-HS trả lời.
-GV nhận xét, sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 3: VIẾT BÀI.
Viết 1 đoạn văn trong phần chính bức thư?
GV hướng dẫn HS làm.
HS trình bày bài viết.
GV nhận xét, sửa sai .
Viết phần cuối thư?
HS làm, Trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
- ND: Bạn hiểu về đất nước VN.
2. LẬP DÀN BÀI:
a. Đầu thư.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm.
- Lời xưng hô.
- Lý do viết thư.
b. Phần chính bức thư.
- Hỏi thăm sức khoẻ.
- Ca ngợi tổ quốc bạn.
- Giới thiệu đất nước mình.
+ Con người VN.
+ Truyền thống LS.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Văn hoá, phong tục VN.
c. Cuối thư.
- Lời chào, lời chúc sức khoẻ.
- Lời mời bạn đến VN.
- Mong tình bạn hai nước gắn bó.
3. VIẾT BÀI:
a. Viết 1 đoạn văn trong phần chính bức thư.
b. Viết phần cuối thư.
4.4 Củng cố và luyện tập:
GV gọi HS đọc bài tham khảo SGK.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học bài, làm Bt
-Soạn bài: Xem lại các lỗi sai để sửa chữa, - Chuẩn bị tiết trả bài làm văn số 1.
Ngày soạn:
Ngày dậy:
Tiết 17 SÔNG NÚI NƯỚC NAM.
PHÒ GIÁ VỀ KINH.
1. MỤC TIÊU:
Giúp HS.
a. Kiến thức:
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ SNNN và PGVK. Bước đầu hiểu về 2 thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ Đường luật.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
a.GV: SGK –VBT – giáo án – bảng phụ.
b.HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp:
GV kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? (8đ) HS đọc.
Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca than thân? (2đ) A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ.
B. Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.
(C. )Nhiều điệp từ , điệp ngữ.
D. Những hình ảnh mang tính truyền thống.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó.
Hoạt động của GV và HS ND bài học
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN.
-GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
-GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả – tác phẩm (thể thơ)?
-HS trả lời, GV diễn giảng -Lưu ý một số từ ngữ khó SGK HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN TÍCH VB
SNNN được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là Tuyên ngôn độc lập?
- Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào xâm phạm.