Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất.

Số liệu các trường hợp kê khai, đăng ký biến động do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập là các Công văn, Báo cáo hàng quý, hàng năm và các sổ tiếp nhận hồ sơ tại nguồn chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Hoàng Mai.

Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và môi trường.

Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai.

Thu thập, nghiên cứu các tài liệu văn bản pháp quy, các giáo trình, bài giảng, các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn các phường đại diện cho khu vực nghiên cứu về việc thực hiện các QSDĐ để so sánh mức độ tăng giảm và đánh giá việc thực hiện.

Hiện nay, UBND quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc.

Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý đất đai, tôi đã chia địa bàn quận thành 3 khu vực chính để tiến hành điều tra, nghiên cứu.

- Khu vực 1: gồm 5 phường cũ của quận Hai Bà Trưng: phường Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Mai Động. Các phường này có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, khu dân cư ổn định, tập trung. Các thửa đất có ranh giới, mốc giới rõ ràng, có diện tích nhỏ. Chọn điểm điều tra là phường Tương Mai.

- Khu vực 2: gồm 5 xã cũ của huyện Thanh Trì: phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Thịnh Liệt. Năm phường này là các phường giáp ranh với các

quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Theo phát triển và quy hoạch chung của thủ đô, các phường này được chú trọng đầu tư xây dựng nhiều khu đô thị lớn như: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đại Kim - Định Công, Đồng Tầu... nên hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây tương đối phát triển. Bên cạnh các khu đô thị này là khu dân cư cũ có hệ thống hạ tầng kém hơn. Chọn điểm điều tra là phường Hoàng Liệt.

- Khu vực 3: gồm 4 xã cũ của huyện Thanh Trì: phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở, Lĩnh Nam. Các phường này có vị trí xa trung tâm thành phố Hà Nội, hệ thống hạ tầng còn kém. Đây là khu dân cư nông thôn cũ; theo bản đồ địa chính, các thửa đất tại đây diện tích lớn, ít biến động. Chọn điểm điều tra là phường Yên Sở.

- 2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn trực tiếp việc thực hiện quyền sử dụng đất đến người thực hiện quyền sử dụng đất để nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

Quá trình điều tra và lấy ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại 3 phường điểm, đã thực hiện phát 120 phiếu điều tra;

mỗi phường phát 40 phiếu điều tra.

- Thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

- Thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

- Thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

- Thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

Cách chọn mẫu điểm điều tra: Các mẫu có điều kiện tương tự nhau được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.

Chỉ tiêu

Phường Tương

Mai

Phường Hoàng

Liệt

Phường Yên Sở

Số phiếu điều tra

Tỷ lệ

%

Tổng số phiếu điều tra 40 40 40 120 100

1. Đất ở 39 40 38 117 98

2. Đất nông nghiệp 1 2 3 2

2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai theo số liệu thu thập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai.

Trên cơ sở điều tra, lấy ý kiến thực tế tại ba phường điểm thuộc quận Hoàng Mai, số liệu thu thập được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là phường, từng nội dung là quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng, các biểu bằng phần mềm Excel.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, nhà quản lý về các lĩnh vực: Quản lý đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng để có đánh giá chính xác tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Tham vấn ý kiến của các Lãnh đạo, các chuyên viên của phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ tài nguyên môi trường tại các phường thuộc quận Hoàng Mai về tình hình thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, các vấn đề khó khăn, vướng mắc, thuận lợi khi thẩm định hồ sơ đề nghị đăng ký thực hiện các quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)