CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20053’ - 21035’ độ vĩ bắc và 105044’
- 106002’ độ kinh đông.
- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên;
- Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
* Địa hình: Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố, có độ cao trung bình khoảng 4 - 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2m; khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m. Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê:
- Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi mưa to kéo dài.
- Vùng ngoài đê bao gồm một phần diện tích các phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở, Lĩnh Nam với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu.
* Địa chất: Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng Mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ
yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III).
3.1.1.3. Thuỷ văn, nguồn nước
Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2710m3/ngày. Mực nước sông Hồng lên xuống 9- 12m.
Trên địa bàn quận có 4 sông tiêu chính của thành phố chảy qua (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu). Sông Tô Lịch chảy qua địa phận các phường Định Công, Đại Kim và Hoàng Liệt. Sông Kim Ngưu là một nhánh tách ra từ sông Tô Lịch chảy qua phường Hoàng Liệt, Mai Động và Hoàng Văn Thụ. Sông Lừ chảy qua địa phận phường Định Công, bán đảo Linh Đàm nối với sông Tô Lịch. Sông Sét chảy địa phận phường Giáp Bát, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt chảy vào hồ Yên Sở.
Sơ đồ hành chính quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
Ngoài ra, Hoàng Mai có rất nhiều hồ lớn như hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, hồ công viên Đền Lừ,…
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam. Đất có màu nâu tươi hoặc nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá, thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm, cây lương thực và các loại hoa màu.
- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo, có ở phường Đại Kim. Do hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nên đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCl từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.
- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bổ ở những giải đất thuộc ngoài đê sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Những nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đây là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đất cồn cát, bãi ven sông: Đất nằm ở bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Hàng năm bị ngập nước, bãi cát được bồi thêm hay bị cuốn cát đi, do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi. Cát có phản ứng trung tính, độ phì kém. Trên diện tích này một phần sử dụng để khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại chủ yếu bỏ hoang.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu do lượng nước mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không
đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa đông lượng nước cung cấp không đủ.
Bên cạnh đó, hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện dang ô nhiễm, không được sử dụng được cho sản xuất.
- Nguồn nước ngầm: Qua thăm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên quận chứa nhiều sắt.
3.1.1.5. Thực trạng môi trường
Quận Hoàng Mai có các hồ lớn như hồ Yên Sở, Linh Đàm với diện tích mặt nước lớn, tạo cho quận cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và điều hòa không khí. Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thoát nước thải của thành phố chảy qua các con sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét vào hệ thống hồ điều hòa Yên Sở trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận.
Đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra khảo sát chất lượng môi trường nên các con sông này, theo kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tại sông Sét và sông Lừ, chỉ số về ô nhiễm BOD5 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 6 - 8 lần. Còn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là 10 - 12 lần. Hàm lượng COD, SS ở sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ cũng đã vượt ô nhiễm nặng tới hàng chục lần. Điều đáng lo ngại nhất là: kết quả khảo sát cho thấy phần lớn chức năng lọc nước sạch tự nhiên ở các sông này đã không còn, yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của các dòng sông.
Ngoài ra môi trường không khí cũng đang ảnh hưởng khá nghiêm trọng do mức độ ô nhiễm của khí thải phương tiện giao thông và bụi từ các công trình đang xây dựng trên địa bàn quận. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi tăng dần, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành.
3.1.1.6. Thực trạng dân số
Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, với tổng số dân là 365.759 người với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường, được hình thành trên cơ sở toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, cùng với 5 phường của quận Hai Bà Trưng
Mật độ dân số: 8.837 người/km2
TT Tên phường Tống số diện tích Tổng số dân số
1 Hoàng Văn Thụ 11.122 ha 2.641 người
2 Trần Phú 395,80 ha 5.504 người
3 Định Công 2,7 km² 14966 người
4 Tương Mai 290 ha 11.023 người
5 Thanh Trì 333,80 ha 10.200 người
6 Thịnh Liệt 270 ha 13.788 người
7 Vĩnh Hưng 179,65 ha 11.382 người
8 Giáp Bát 0,59 km² 21614 người
9 Lĩnh Nam 560,20 ha 12.829 người
10 Đại Kim 275.5 ha 26.751 người
11 Yên Sở 725,17 ha 10.777 người
12 Tân Mai 12478 ha 13.134 người
13 Mai Động 9.214 ha 11.341 người
14 Hoàng Liệt 485,05 ha 50.000 người