CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá tình hình việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Hoàng Mai
3.3.2: Tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Theo số liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2017 có 872 vụ đăng ký biến động đối với trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai. Được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai từ năm 2015 – 2017
TT Tên phường
Tổng số hồ sơ nộp vào
Tổng số hồ sơ đã giải
quyết
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải quyết
Hồ sơ nộp
vào
Hồ sơ đã giải
quyết
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
1 Hoàng Văn Thụ 165 162 43 43 59 57 63 62
2 Trần Phú 61 60 10 10 18 18 33 32
3 Định Công 49 49 12 12 16 16 21 21
4 Tương Mai 70 68 24 23 21 21 25 24
5 Thanh Trì 64 62 18 18 21 20 25 24
6 Thịnh Liệt 62 61 19 19 20 19 23 23
7 Vĩnh Hưng 56 56 12 12 18 18 26 26
8 Giáp Bát 55 55 9 9 21 21 25 25
9 Lĩnh Nam 89 85 29 27 32 30 28 28
10 Đại Kim 59 59 18 18 18 18 23 23
11 Yên Sở 29 29 4 4 16 16 9 9
12 Tân Mai 55 55 12 12 18 18 25 25
13 Mai Động 42 42 14 14 9 9 19 19
14 Hoàng Liệt 29 29 5 5 8 8 16 16
Tổng cộng 885 872 229 226 295 289 361 357
(Nguồn:Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai) Quyền thừa kế là quyền thiêng liêng của người đã khuất để lại di sản cho người còn sống. Thừa kế quyền sử dụng đất cũng được phân làm nhiều dạng như thừa kế theo di chúc (dạng thừa kế này người có tài sản lập văn bản lúc còn sống và chỉ có hiệu lực khi người có tài sản đã mất), thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo pháp luật lại được phân ra các hàng thừa kế như hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2..
(được quy định chi tiết tại Chương XXII Bộ Luật Dân sự 2005 – Phần 4 Bộ Luật Dân sự 2015).
Biểu 3.2. Tình hình thừa kế quyền sử dụng đất từ năm 2015-2017
Kêt quả tổng hợp số liệu tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cho thấy, lượng hồ sơ đăng ký thừa kế QSDĐ ở qua các năm biến động không nhiều. Lượng kê khai lớn nhất là vào năm 2017 với 357 trường hợp hoàn thành thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất và 4 trường hợp phải bổ sung hoàn thiện lại hồ sơ. Lượng kê khai thấp nhất là năm 2015 với 229 trường hợp; có 226 trường hợp đăng ký thành công. Từ năm 2015 đến năm 2017, có tổng cộng 13 trường hợp phải bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Trong 13 trường hợp này, việc bổ sung chủ yếu do hồ sơ chưa đủ giấy tờ theo quy định, trong đó có 3 trường hợp có tranh chấp nên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
0 50 100 150 200 250 300 350 400
229
295
361
Hs đẫ giải quyết 1.
Năm 2017 Năm 2016
Năm 2015
357
289 226
Hs nộp vào
đất trả hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định.
3.3.3: Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Theo số liệu tổng hợp từ năm 2015 đến năm 2017 có 2808 vụ đăng ký biến động đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Hoàng Mai. Được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai từ năm 2015 – 2017
TT Tên phường
Tổng số hồ sơ nộp vào
Tổng số hồ sơ đã
giải quyết
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hồ sơ
nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
1 Hoàng Văn Thụ 239 235 53 52 87 87 99 96
2 Trần Phú 216 215 73 72 65 65 78 78
3 Định Công 201 200 79 79 63 62 59 59
4 Tương Mai 156 156 37 37 53 53 66 66
5 Thanh Trì 192 191 52 51 72 71 68 68
6 Thịnh Liệt 195 194 75 74 52 52 68 68
7 Vĩnh Hưng 255 255 80 80 83 83 92 92
8 Giáp Bát 87 87 31 31 30 30 26 26
9 Lĩnh Nam 473 470 144 143 170 168 159 159
10 Đại Kim 183 180 64 64 57 54 62 62
11 Yên Sở 104 104 42 42 33 33 29 29
12 Tân Mai 71 71 25 25 27 27 19 19
13 Mai Động 77 77 24 24 24 24 29 29
14 Hoàng Liệt 448 346 220 119 107 107 121 120
Tổng cộng 2897 2791 899 893 922 917 987 981
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai) Quyền tặng cho đất có 2 trường hợp là: Tặng cho toàn bộ thửa đất hoặc tặng cho một phần thửa đất.
+ Đối với trường hợp tặng cho toàn bộ thửa đất: Bên tặng cho và bên nhận tặng cho chỉ cần lập Hợp đồng tặng cho tại cơ quan công chứng. Sau khi lập Hợp đồng tặng cho người dân nộp một bộ hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội nơi có đất.
+ Đối với trường hợp tặng cho một phần thửa đất: Bên tặng cho và bên nhận tặng
cho trước khi lập Hợp đồng tặng cho tại cơ quan công chứng thì cần phải thuê đơn vị đo đạc đo thửa đất của mình để biết vị trí, kích thước phần diện tích tặng cho (diện tích, kích thước tặng cho phải đảm bảo theo Quyết định của UBND thành phố quy định như diện tích tối thiểu phải đảm bảo 30,0 m2, mặt tiền phải đảm bảo 3m). Sau khi lập Hợp đồng tặng cho một phần thửa đất, người dân nộp một bộ hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội nơi có đất.
Theo điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
+ Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Biểu 3.3. Tình hình cho tặng quyền sử dụng đất từ năm 2015-2017
Thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Luật này ảnh hưởng to lớn đối với người dân. Luật này, quy định chi tiết các trường hợp được miễn, thuế và các văn bản hướng dẫn Luật này quy định thành phần hồ sơ để được miễn thuế. Điều này, giúp người dân không còn e ngại việc tặng cho có được miễn thuế hay không, thành phần hồ sơ như
840 860 880 900 920 940 960 980 1000
899
922
987
2.
Năm 2017 Năm 2016
Năm 2015
981
917 893
Hs nộp vào Hs đã giải quyết
thế nào mới được miễn thuế.
3.3.4: Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất
Theo số liệu tổng hợp tại bộ phận Giao dịch bảo đảm có 5688 vụ đăng ký biến động đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai từ năm 2015 đến năm 2017.
Bảng 3.5 Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai từ năm 2015 – 2017
TT Tên phường
Tổng số hồ sơ nộp vào
Tổng số hồ sơ đã
giải quyết
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hồ sơ
nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
Hồ sơ nộp vào
Hồ sơ đã giải
quyết
1 Hoàng Văn Thụ 498 495 160 158 162 162 176 175
2 Trần Phú 206 204 73 72 72 72 61 60
3 Định Công 624 621 195 194 216 214 213 213
4 Tương Mai 308 307 92 92 104 103 112 112
5 Thanh Trì 375 375 128 128 131 131 116 116
6 Thịnh Liệt 320 317 93 92 119 118 108 107
7 Vĩnh Hưng 378 376 112 112 128 128 138 136
8 Giáp Bát 237 237 77 77 85 85 75 75
9 Lĩnh Nam 574 573 194 194 182 182 198 197
10 Đại Kim 564 561 202 202 179 178 183 181
11 Yên Sở 286 285 96 95 81 81 109 109
12 Tân Mai 248 247 86 86 85 85 77 76
13 Mai Động 289 287 98 97 100 100 91 90
14 Hoàng Liệt 804 803 241 241 273 273 290 289
Tổng cộng 5711 5688 1847 1840 1917 1912 1947 1936 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hoàng Mai) Trong bảng 3.5 cho chúng ta thấy: số lượng vụ đăng ký thế chấp lên xuống cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bất động sản và thị trường tín dụng. Năm 2014 khi mà Chính phủ cùng các cơ quan đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung thì năm 2015 số vụ đăng ký là 1840 vụ, năm 2016 là 1912 vụ và năm 2017 là 1936 vụ.
Biểu 3.4. Tình hình thế chấp quyền sử dụng đất năm 2015-2017
Qua biểu đồ số liệu trên, ta có thể khẳng định với số trường hợp thế chấp cao như vậy cho thấy người SDĐ ở được thực hiện quyền thế chấp QSDĐ một cách thuận tiện, nhanh chóng đảm bảo về mặt pháp lý để vay vốn ngân hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh; và giờ đây, đất đai không chỉ là nơi cư trú mà còn trở thành nguồn vốn để đầu tư sản xuất trong một xã hội có nền kinh tế ngày càng phát triển.
Ngoài ra, chúng ta cần đánh giá công sức không nhỏ của bộ máy hành chính nhà nước và nhất là phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND quận Hoàng Mai trong việc hoàn thiện thủ tục hành chính nói riêng và thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ nói riêng ngày càng thuận tiện, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh hơn
1780 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960
1847
1912
1947
Năm 2017 Năm 2016
Năm 2015
1936 1917
1840
Hồ sơ nộp vào Hồ sơ đã giải quyết
3.3.5: Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra thực tế 3.3.5.1 Thực hiện quyền chuyển nhượng QSD đất.
Từ kết quả khảo sát và điều tra thực tế của 30 hộ gia đình, cá nhân thực hiện Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 3 phường là phường Tương Mai, phường Hoàng Việt, phường Yên Sở trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017 có tổng 30 vụ chuyển nhượng. Trong đó chủ yếu thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất ở. Tình hình chuyển nhượng QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân được thể hiện trong Bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai giai đoạn 2015-2017
STT Chỉ tiêu
Phường Tương Mai
Phường Hoàng Liệt
Phường
Yên Sở Tổng 1 Tổng số trường hợp chuyển
nhượng
7 15 8 30
Đất ở 7 15 8 30
Đất vườn, ao, nông nghiệp 0 0 0 0
2 Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký biến động
Hoàn tất tất cả các hạng mục 7 15 8 30
Chỉ khai báo tại UBND xã, phường 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
3 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển nhượng
GCN, QĐ giao đất tạm thời 14 02 7 23
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng trên cho thấy tình hình chuyển nhượng của 3 phường điều tra có điều kiện phát triển khác nhau thì số lượng, vụ chuyển nhượng cũng có sự khác nhau rõ rệt.
Kết quả điều tra cho thấy, trong 30 trường hợp thực hiện chuyển nhượng QSDĐ ở tại 3 phường, phường Hoàng Liệt có số lượng chuyển nhượng QSDĐ cao nhất với 15 trường hợp, tiếp đó là phường Yên Sở với 8 trường hợp.
* Nguyên nhân chuyển nhượng:
Phường Hoàng Liệt có số trường hợp chuyển nhượng cao nhất do từ khi thành lập quận Hoàng Mai, phường là khu vực trọng tâm được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhiều khu tái định cư và đô thị lớn được xây dựng tại đây đã khiến lượng chuyển nhượng QSDĐ tại đây tăng cao; hơn nữa khu vực này, có nguồn gốc thuộc huyện Thanh Trì cũ nên thửa đất thường có diện tích lớn, vượt nhu cầu sử dụng của gia đình nên khi giá đất tăng cao, nhu cầu cần vốn đầu tư kinh doanh nhiều người đã chuyển nhượng một phần QSDĐ cho người khác. Phường Tương Mai có số lượng chuyển nhượng thấp nhất với 02 trường hợp.
Từ thực tế điều tra ta thấy, người dân trên địa bàn Quận đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và đã chấp hành thực hiện chuyển nhượng QSDĐ khai báo đăng ký biến động với cơ quan nhà nước. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hiểu được nên chọn mua những thửa đất có đủ cơ sở pháp lý, ký hợp đồng chuyển nhượng và nộp các khoản thuế và phí theo quy định sẽ được đăng ký sang tên hợp pháp, việc này đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
3.3.5.2 Thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Qua khảo sát điều tra thực tế 30 hộ gia đình, cá nhân trên 3 phường Tương Mai, phường Hoàng Liệt, phường Yên Sở thì có 30 trường hợp nhận thừa kế của người thân để lại. Trong đó đất ở là 30 hộ, đất vườn ao, nông nghiệp là không có ường hợp nào.
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện quyền thừa kế QSD đất.
STT Chỉ tiêu
Phường Tương Mai
Phường Hoàng Liệt
Phường
Yên Sở Tổng
1 Tổng số trường hợp thừa kế 6 15 9 30
Đất ở 6 15 9 30
Đất vườn, ao, nông nghiệp 0 0 0 0
2 Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký biến động
Hoàn tất tất cả các hạng mục 6 15 9 30
Chỉ khai báo tại UBND xã, phường
0 0 0 0
Giấy tờ viết tay có người làm chứng
0 0 0 0
Giấy tờ viết tay 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
3 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thừa kế
GCN, QĐ giao đất tạm thời 6 15 9 30
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua Bảng 3.7 tổng hợp kết quả điều tra thực tế cho chúng ta thấy tại các phường khác nhau thì tình hình thực hiện việc đăng ký quyền thừa kế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng khác nhau:
Tại địa bàn phường Hoàng Liệt có 15 trường hợp thừa kế trong đó đất ở là 15 trường hợp, đất vườn ao, nông nghiệp không có trường hợp nào. Thực trạng giấy tờ tại thời điểm điều tra là có 15 trường hợp có Giấy chứng nhận và việc hoàn tất các thủ tục đăng ký sang tên cho người nhận di sản thừa kế có 13 trường hợp còn lại là các trường hợp sau khi nộp hồ sơ chưa được thực hiện do thay đổi hình thể thửa đất và có đơn thư khiếu kiện.
Tại địa bàn phường Tương Mai có 06 trường hợp thừa kế trong đó đất ở là 6 trường hợp và hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên cho người nhận di sản thừa kế là 6 trường hợp.
Tại địa bàn phường Yên Sở có 9 trường hợp thừa kế trong đó đất ở là 9 trường hợp, đất vườn ao, nông nghiệp là không có trường hợp nào. Thực trạng giấy tờ tại thời điểm điều tra là cả 9 trường hợp có Giấy chứng nhận nhưng việc hoàn tất các thủ tục đăng ký sang tên cho người nhận di sản thừa kế.
3.3.5.3. Thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất.
Qua khảo sát điều tra thực tế 30 hộ gia đình, cá nhân trên 3 phường Tương Mai, phường Hoàng Liệt, phường Yên Sở thì có 30 trường hợp thực hiện quyền cho, tặng quyền sử dụng đất. Được thể hiện trong Bảng 3.13 dưới đây.
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện quyền tặng cho QSD đất.
STT Chỉ tiêu
Phường Tương Mai
Phường Hoàng Liệt
Phường
Yên Sở Tổng 1 Tổng số trường hợp cho,
tặng 5 17 08 30
Đất ở 5 17 08 30
Đất vườn, ao, nông nghiệp 0 0 0 0
STT Chỉ tiêu
PhườngTư ơng Mai
PhườngHoàn g Liệt
Phường
Yên Sở Tổng 2 Tình hình thực hiện thủ
tục đăng ký biến động
Hoàn tất tất cả các hạng mục 5 17 08 30
Chỉ khai báo tại UBND xã,
phường 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay có người làm
chứng 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
3 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm cho, tặng
GCN, QĐ giao đất tạm thời 5 17 08 30
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trong 30 trường hợp thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất thì 100% là tặng cho đất ở. Tỷ lệ hồ sơ hoàn tất các thủ tục đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận là 100,0%.
Do sự tuyên truyền về pháp luật đất đai, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản nên giúp người dân thực hiện việc chuyển quyền dễ dàng hơn.(Hoàn tất các thủ tục chiếm 100,0%)
Việc tặng cho quyền sử dụng đất là rất phổ biến và người tặng cho và người nhận tặng cho quyền sử dụng đất thường là những người có quan hệ huyết thống thường là từ bố mẹ cho các con, ông, bà cho cháu và việc tặng cho này khi thực hiện thủ tục đăng ký người dân được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
Theo quy định của pháp luật việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng;
cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
Trên thực tế, xảy ra một số trường hợp anh, chị em dâu, rể tặng cho quyền sử dụng đất cho nhau. Theo quy định thì trường hợp này không được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nếu làm Hợp đồng tặng cho thì họ bị áp mức thuế quà tặng rất cao (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%) do vậy để tránh bị mất thuế cao như vậy họ thường làm thủ tục tặng cho bố, mẹ rồi sau đó bố, mẹ mới cho lại thửa đất đấy cho người được nhận. Một số trường hợp nếu bố mẹ không còn hoặc do họ cần hoàn thành thủ tục nhanh tránh rườm rà, mất thời gian thì họ thường ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để được áp mức thuế là 2%.
3.3.5.4 Thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất.
Qua khảo sát điều tra thực tế 30 hộ gia đình, cá nhân trên 3 phường Tương Mai, phường Hoàng Liệt, phường Yên Sở thì có 30 trường hợp thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Trong đó, tất cả các trường hợp thế chấp đều là đất ở được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện quyền thế chấp QSD đất.
STT Chỉ tiêu Phường
Tương Mai
Phường Hoàng Liệt
Phường
Yên Sở Tổng
1
Tổng số phường hợp thế
chấp 8 12 10 30
Đất ở 8 12 10 30
Đất vườn, ao, nông nghiệp 0 0 0 0
2 Thời hạn thế chấp
1-12 tháng 06 9 07 22
01-3 năm 01 02 02 5
> 3 năm 01 01 01 03
3 Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp
Hoàn tất tất cả các hạng mục 8 12 10 30
Chỉ khai báo tại UBND xã,
phường 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay có người làm
chứng 0 0 0 0
Giấy tờ viết tay 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
4 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thế chấp
GCN, QĐ giao đất tạm thời 8 12 10 30
Giấy tờ hợp pháp khác 0 0 0 0
Không có giấy tờ 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tại địa bàn phường Tương Mai có 8 trường hợp thế chấp (chiếm 26,67% tổng số trường hợp). Phường Hoàng Liệt có 12 trường hợp thế chấp (chiếm 40% tổng số trường hợp). Hầu hết các trường hợp thế chấp tại 3 phường đều có thời hạn ngắn từ 1- 12 tháng (Tương Mai 06 trường hợp chiếm 75 %, Hoàng Liệt 09 trường hợp chiếm