Đặc điểm đất đai

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN VÀ LƯU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.3 Đặc điểm đất đai

Dựa vào đặc điểm địa mạo và các thành phần chính cấu thành đất, đất đai ở Ninh Thuận được chia thành 8 loại đất chính như sau (xem Hình 2-2):

Nhóm đất đỏ vàng

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 163,11ha, chiếm đến 48.54% tổng diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận và bao phủ phần lớn vùng núi cao. Theo địa giới hành chính, nhóm đất này tập trung ở các huyện: Bác Ái (71,78ha), Ninh Sơn (68,30ha), Ninh Hải (28,89ha), và Ninh Phước (25,72ha). Thành phần dinh dưỡng trong nhóm đất này có hàm lượng khá cao, đất chua nhẹ đến ít chua, nên phù hợp cho rừng tái sinh, cây lùm bụi xen cỏ dại và rất ít diện tích sử dụng làm nương rẫy quảng canh.

Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn

Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn có diện tích bao phủ khá lớn, với quy mô lên đến 99,09ha, chiếm 29.49% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Ninh Thuận.

Tuy nhiên, nhóm đất này tập trung chủ yếu ở bậc thềm cao, phẳng trước núi và một ít tại đồi núi thấp ở các huyện: Ninh Hải (13,14ha), Ninh Phước (29,56ha), Bác Ái (24,18ha), Ninh Sơn (31,77ha), và Tp. Phan Rang-Tháp Chàm (448ha). Nhóm đất này có hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng nghèo nàn, phân bố tại khu vực có địa hình đồi núi nhấp nhô, khí hậu vùng bán khô hạn, khan hiếm về nguồn nước nên thực vật chủ yếu là cây lùm bụi xen cỏ dại.

Hình 2-2. Bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận [14]

Nhóm đất phù sa

Diện tích của nhóm đất phù sa là 23,39ha, chiếm đến 6.96% diện tích tự nhiên, có nguồn gốc hình thành từ sông hoặc sông-biển và không bị nhiễm mặn. Phần lớn nhóm đất này tập trung tại vùng đồng bằng Phan Rang-Tháp Chàm và thung lũng Krong Pha; một số ít phân bố rải rác ven sông suối. Cụ thể tại các huyện: Ninh Hải (3,57ha), Ninh Phước (11,44ha), Bác Ái (1,57ha), Ninh Sơn (2,89ha), và Tp. Phan Rang-Tháp Chàm (3,94ha).

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi có diện tích 14,47ha, chiếm 4.31% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khối núi dốc Cà Ná, núi Đèo Cả và sườn đông và tây khối núi Chúa. Nhóm đất này phân bố ở các huyện sau: Ninh Hải (3,13ha), Ninh Phước (8,89ha), Bác Ái (1,25ha), và Ninh Sơn (1,21ha). Vì có tầng mỏng và tập trung chủ

yếu ở vùng có địa hình núi cao dốc nên nhóm đất này ít được sử dụng để phát triển nông nghiệp.

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển

Nhóm đất này có diện tích 10,71ha, chiếm 3.19% diện tích đất tự nhiên và phân bố tập trung ở vùng ven biển, kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Với thành phần chính là cát, nhóm đất này có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, và độ phì nhiêu thấp. Do đó, đa số bề mặt tại các khu vực của nhóm đất này không có thảm phủ hoặc chỉ có rừng cây phi lao, xương rồng, và rừng tràm phòng hộ. Theo địa giới hành chính, nhóm đất cát biển tập trung tại huyện Ninh Phước (8,48ha), Ninh Hải (1,77ha) và TP. Phan Rang-Tháp Chàm (461ha).

Nhóm đất xám

Tại tỉnh Ninh Thuận, nhóm đất xám bạc màu có diện tích 10,03ha, chiếm 2.98% diện tích tự nhiên. Nhóm đất xám được phân bố ở các huyện: Ninh Hải (2,19ha), Bác Ái (3,52ha), Ninh Sơn (3,24ha), Ninh Phước (2,97ha), và Tp. Phan Rang-Tháp Chàm (476 ha). Nhóm đất xám có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, đất ít chua, các hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao, nên thích hợp cho việc phát triển chuyên canh lúa nước, hay luân canh lúa nước với các loại cây trồng cạn hàng năm.

Nhóm đất mặn

Diện tích của nhóm đất mặn là 3,67ha, chiếm 1.09 % diện tích đất tự nhiên;

gồm loại đất có nguồn gốc từ biển, sông biển hoặc biển-đầm lầy. Thành phần cơ giới của nhóm đất này mịn hơn cát mịn pha thịt, xuất hiện trong vòng 100cm ở một phụ tầng. Nhóm đất mặn phân bố tập trung ở khu vực địa hình thấp của các huyện Ninh Hải (2,68ha), Ninh Phước (835ha), và Tp. Phan Rang-Tháp Chàm (148ha).

Nhóm thung lũng do sản phẩm dốc tụ

Nhóm đất dốc tụ có diện tích 3,11ha, chỉ chiếm 0.92% diện tích đất tự nhiên, được phân bố thành dải hẹp ven hợp thủy và ở các thung lũng vùng đồi núi. Nhóm đất này tập trung ở các huyện Ninh Hải (705ha), Bác Ái (2,34ha) và Ninh Sơn (58ha). Đất dốc tụ có độ phì khá, ít chua lại phân bố tại vùng địa hình thấp nên hiện

nay được người dân sử dụng cho canh tác một vụ lúa và phần ít diện tích đất còn lại là cây hoa màu lương thực.

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)