Đặc điểm khí tượng, thủy văn

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN VÀ LƯU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.5 Đặc điểm khí tượng, thủy văn

Nhiệt độ

Lưu vực sông Cái có nhiệt độ trung bình khoảng 26-27oC, nhiệt độ cao nhất (Tmax) lên đến 40.5oC vào tháng 5-7 và nhiệt độ thấp nhất (Tmin) là 16oC vào tại

các tháng 1 và 12 (xem Bảng 2-2). Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng 9 nóng nhất từ 8-10oC và biên nhiệt độ ngày trung bình 7-9oC.

Bảng 2-2. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Phan Rang giai đoạn 2011-2014 [16]

Đơn vị: oC

Năm

Tháng 2010 2011 2012 2013 2014

01 25.40 24.50 25.30 25.10 23.60

02 26.20 25.10 25.80 26.40 24.20

03 27.00 25.80 26.90 27.00 26.20

04 28.60 27.00 27.80 28.90 27.80

05 29.80 28.50 28.60 29.00 29.40

06 29.30 28.70 29.00 28.00 29.50

07 28.40 28.20 28.60 27.50 28.80

08 28.50 28.30 29.00 27.90 28.30

09 28.50 28.20 26.60 27.60 27.70

10 26.70 26.90 27.00 26.60 27.50

11 25.90 26.70 27.20 26.20 27.00

12 25.00 25.10 26.50 24.70 25.60

TB năm 27.40 26.90 27.40 27.10 27.10

Lượng mưa

Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Ninh Thuận có lượng mưa trung bình thấp nhất nước ta. Tổng lượng mưa chỉ khoảng 700-1,000mm ở khu vực ven biển và tăng dần về phía thượng nguồn lưu vực sông Cái đạt khoảng 1,800mm [15].

Ngoài ra, lượng mưa tại khu vực nghiên cứu phân bố không đều trong năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng cuối năm, chiếm từ 55-65% tổng lượng mưa cả năm, trong khi các tháng còn lại có lượng mưa thấp và rải rác. Đặc biệt, các tháng 2 và tháng 3 hầu như không có mưa.

Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi tại lưu vực sông Cái hàng năm rất cao do sự ảnh hưởng của nền nhiệt độ cao, tốc độ gió lớn, độ ẩm không khí thấp và giờ nắng nhiều. Theo

thống kê trung bình nhiều năm, lượng bốc hơi đo được tại trạm Phan Rang đạt khoảng 2105mm/năm. Vào những tháng mùa khô, lượng bốc hơi đo được là 171- 221mm và thường đạt cực đại vào tháng 1; trong khi đó, vào tháng mùa mưa lượng bốc hơi giảm còn 111-141mm. Sự chênh lệch lượng bốc hơi giữa tháng thấp nhất và cao nhất là 110mm.

Đặc điểm sông ngòi

Hệ thống sông CPR (Hình 2-3) là hệ thống sông chính, bao trùm gần hết tỉnh Ninh Thuận. Hệ thống sông Cái có diện tích lưu vực sông thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận là 2,49km2, chiếm 82% tổng diện tích lưu vực sông chính.

Hình 2-3. Hệ thống song Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận [17]

Trên hệ thống sông CPR, ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều nhánh sông, suối lớn nhỏ như sông Sắt, sông Cho Mo và suối Ngang bên bờ trái và có sông Ông, sông Cha-sông Than, sông Quao và sông Lu phía bờ phải. Ngoài ra, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Ninh thuận còn phải kể đến các sông suối độc lập khác như

sông Trâu, suối Bà Râu, suối Đồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, suối Núi Một và sông Quán Thẻ.

Nhìn chung, phần lớn hệ thống sông ngòi ở Ninh Thuận có lưu vực tương đối nhỏ, hẹp và ngắn. Khu vực thượng nguồn chủ yếu là rừng thưa rụng lá nên nguồn nước không được phong phú, kèm theo nhiều con sông, suối không có nước vào mùa khô. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng như đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm v.v… và một số kênh mương nhân tạo phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

Chế độ dòng chảy

Lượng mưa tại lưu vực sông CPR phân bố không đều giữa hai mùa mưa và mùa khô và giữa các khu vực khác nhau. Điều này làm cho dòng chảy trên lưu vực bị chi phối theo thời gian và không gian. Mô đun dòng chảy khoảng 5l/s.km2 tại vùng ven biển và tăng gấp 4-5 lần tại các vùng núi cao sườn dốc [15].

Ngoài dòng chảy tự nhiên do mưa, hệ thống sông CPR còn nhận một lượng nước đáng kể gần như không đổi từ đập thủy điện Đa Nhim từ năm 1962 cho đến nay với lưu lượng là 537 triệu m3/năm [15]. Tuy nhiên, nguồn nước mặt này được điều tiết thông qua hồ Đơn Dương, chủ yếu sử dụng cho mục đích phát điện nên lượng nước bổ sung cho lưu vực sông CPR phụ thuộc vào lượng nước chảy qua tuabin của thủy điện Đa Nhim.

Tóm lại, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa tự nhiên. Vào mùa mưa, dòng chảy đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về nước của các hộ gia đình nhưng ngược lại, dòng chảy trên nhiều sông suối bị khô kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước phục vụ dân sinh, kinh tế.

Mạng lưới trạm thủy văn

Mạng lưới trạm thủy văn khu vực nghiên cứu khá thưa thớt. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và vùng phụ cận có trạm thủy văn Sông Lũy (trên sông Lũy thuộc Bình Thuận) và trạm đo mực nước Tân Mỹ (trên sông CPR thuộc Ninh Thuận) do Trung tâm Khí tượng-Thủy văn Quốc gia quản lý. Ngoài ra, có một số trạm được thành lập để phục vụ xây dựng công trình thủy lợi như Cà Giây, Sông Trâu, Đá Bàn v.v... Các

trạm này quan trắc dòng chảy trong thời gian thi công. Khi công trình chặn dòng thì trạm cũng dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)