Mô phỏng dòng chảy tại điểm cửa ra của hệ thống sông Cái Phan Rang (Trường hợp 3)

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 97 - 100)

5.1 Phân tích kết quả

5.1.4 Mô phỏng dòng chảy tại điểm cửa ra của hệ thống sông Cái Phan Rang (Trường hợp 3)

Với kết quả hiệu chỉnh và kiểm định với các trường hợp nêu trên cho thấy mô hình có khả năng hoàn nguyên dữ liệu dòng chảy mặt trên lưu vực sông Cái Phan Rang, vì vậy bộ tham số tối ưu x1 = 453.98, x2 = -6.16, x3 = 125.09 và x4 = 1.20 được sử dụng mô phỏng dòng chảy tại điểm cửa ra của lưu vực sông CPR thuộc Vịnh Phan Rang. Thời gian mô phỏng bao gồm chuỗi dữ liệu ngày từ gia đoạn 1998-2015 được thu thập tại các trạm đo khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận lưu vực sông CPR (Bảng 4-2).

Kết quả mô phỏng cho thấy diễn biến dòng chảy hàng năm tại hệ thống sông CPR có sự biến đổi tương đối lớn về lưu lượng, trong đó lưu lượng trung bình năm lớn nhất đạt 9,642.01ML/ngày vào năm 2000 và năm kiệt nhất lưu lượng chỉ đạt giá trị 2,525.65ML/ngày vào 2015 (chi tiết xem tại Phụ lục 9). Hình5-12 cung cấp cái nhìn tổng quan về dòng chảy mặt hàng năm trong giai đoạn 1998-2015 và cho thấy lưu lượng trên các con sông ở khu vực nghiên cứu đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm ở cả mùa khô và mùa mưa.

Hình 5-12. Diễn biến dòng chảy mặt theo ngày tại điểm ra của lưu vực sông CPR cho giai đoạn 1998-2015

Kết quả mô phỏng cho thấy vào mùa kiệt lưu lượng trung bình đạt cao nhất là 8,613.90ML/ngày vào năm 1999 (Phụ lục 9). Trong các mùa kiệt còn lại của giai đoạn nghiên cứu 1998-2015 dòng chảy có sự biến thiên nhưng đỉnh cao nhất của lưu lượng chỉ đạt 5,839.68ML/ngày vào năm 2009, giảm 1.5 lần so với năm 1999.

Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, dòng chảy trung bình mùa kiệt có xu hướng ngày càng giảm dần với giá trị lưu lượng được ghi nhận tại năm 2015 là 2,119.22ML/ngày, chỉ lớn hơn 136.00ML/ngày so với lưu lượng trung bình nhỏ nhất được ghi nhận tại giá trị 1,982.96ML/ngày (năm 2005). Điều này được thể hiện ở Hình 5-13.

Hình 5-13. Lưu lượng trung bình mùa khô tại điểm cửa ra của lưu vực sông Cái Phan Rang giai đoạn 1998-2015

Đặc biệt, vào tháng 2 và tháng 4 của mùa kiệt, lưu lượng dòng chảy trung bình có giá trị thấp nhất lần lượt 79,438.51ML/ngày và 88,440.16ML/ngày (Hình 5-14).

Điều này cho thấy tình trạng hạn hán, thiếu nước tại tỉnh Ninh Thuận tập trung vào khoảng những tháng đầu năm. Trong khi đó, mùa mưa chỉ kéo dài 3 tháng cuối năm (tháng 9 đến tháng 11) nhưng lại lưu lượng trung bình lại đạt giá trị cao gấp đôi mùa khô với giá trị cao nhất là 362,551.46ML/ngày vào tháng 11.

0 20 40 60 80 100 120

QTB (ML/NGÀY)

NĂM

Hình 5-14. Lưu lượng trung bình tháng nhiều năm tại điểm cửa ra của lưu vực sông Cái Phan Rang

Hình 5-15 thể hiện lưu lượng trung bình mùa mưa hàng năm có sự thay đổi lớn và có xu hướng giảm trong đoạn thời gian 18 năm được nghiên cứu. Cụ thể, lưu lượng trung bình mùa mưa đạt đỉnh tại giá trị 18,200.18ML/ngày vào năm 2000, kế đến là năm 2010 với khoảng lệch thấp hơn khoảng 3,500ML/ngày. Bắt đầu từ năm 2010, dòng chảy trung bình giảm đáng kể qua từng năm và đạt giá trị nhỏ nhất là 3,380.24ML/ngày tại năm 2015, gần tương đương với lưu lượng dòng chảy trung bình mùa mưa thấp nhất trong suốt khoảng thời gian được nghiên cứu tại Ninh Thuận (năm 2004).

Hình 5-15. Lưu lượng trung bình mùa mưa tại điểm cửa ra của lưu vực sông Cái Phan Rang giai đoạn 1998-2015

0 75000 150000 225000 300000 375000

QTB THÁNG (ML/NGÀY)

Thời gian (tháng)

1000 4000 7000 10000 13000 16000 19000

QTB (ML/NGÀY

NĂM

Như vậy, việc mô phỏng dòng chảy bằng mô hình GR4J tại điểm cửa ra của lưu vực sông CPR đã đưa ra xu hướng biến đổi dòng chảy qua các năm tại tỉnh Ninh Thuận. Kết quả chỉ ra vùng hạ lưu sông CPR là khu vực khan hiếm nước và có sự biến động lớn về dòng chảy năm, dòng chảy theo mùa. Kết quả mô phỏng cũng đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn mùa khô-thời đoạn cạn kiệt và thiếu nước nhất trong năm khi hiện nay tại điểm cửa ra của lưu vực sông CPR chưa có trạm đo lưu lượng. Kết quả này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc phân bổ lượng nước tại vùng hạ lưu một cách hợp lý hơn đặc biệt trong các tháng mùa khô.

Một phần của tài liệu Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và bán khô hạn và bán khô hạn tỉnh ninh thuận bằng mô hình khái niệm mưa dòng chảy gr4j (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)