CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN VÀ LƯU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG
2.3 Hiện trạng khô kiệt dòng chảy và hạn há tại tỉnh Ninh Thuận
2.3.2 Hiện trạng khô kiệt dòng chảy tại tỉnh Ninh Thuận
Do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng của vùng, trữ lượng nước dòng chảy ở các con sông cũng như tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận biến đổi rõ rệt theo hai mùa. Mùa mưa chỉ kéo dài 3 tháng nhưng lại chiếm đến 56%
tổng lượng nước một năm của toàn lưu vực và lưu lượng ở các con sông cũng đạt đỉnh trong thời gian này [1]. Trong khi đó, suốt 9 tháng mùa khô dòng chảy lại bị cạn kiệt gây áp lực rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của tỉnh trong 15 năm gần đây, những trận hạn đã gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế và đời sống của nhân dân. Các đợt hạn hán vào các năm 1997, 2002, và đặc biệt nghiêm trọng là hạn hán 2004-2005 và 2014-2016 diễn ra tập trung phía khu vực hạ nguồn (xem Hình 1-8), đã làm cho nhiều người dân lâm vào tình trạng thiếu ăn, do không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi...
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cụ thể như sau:
Hạn hán năm 2002-2003:
Vào năm 2002 lượng mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ đạt 1/3 (150- 200mm) so với lượng mưa trung bình nhiều năm, mùa mưa lại kết thúc sớm. Sang năm 2003, từ đầu năm đến tháng 7 vẫn không có mưa kết hợp nắng nóng kèm nhiệt độ cao dẫn đến lượng bốc hơi lớn đã làm các sông suối, ao hồ đều bị cạn kiệt.
Bảng 2-5. Thống kê thiệt hại do hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2003 [18]
Hạng
mục ĐV
Các huyện thị trên địa bàn Tỉnh
Tổng số thiệt hại Ninh Hải Ninh
Phước PR-TC Bác
Ái Ninh Sơn I. Nông
ghiệp: Ha 592.00 3,337.50 406.00 3,309.40 2,105.00 9,749.90 1. Cây
lúa: Ha 132.00 2,500.00 406.00 573.70 235.00 3,846.70 a) Lúa nước:
Lúa thiếu nước và hạn lúa cao cao nhất
Ha 47.00 2,500.00 406.00 283.70 75.00 3,311.70
Trong đó vùng có CTTL Thiệt hại
cuối cùng: Ha 47.00 2,100.00 406.00 - 75.00 2,628.00
*Mất trắng
(>70%) Ha 47.00 715.00 95.00 - 75.00 922.00
*Giảm Năng suất (30-70%)
Ha - 1,385.00 311.00 - - 3,912.00
Sản lượng Tấn 1,878.00 7,140.00 1,218.00 - 413.00 10,649.00 Thành tiền Triệu 3,380.40 12,852.00 2,200.00 - 7,920.00 24,154.20 b) Lúa rẫy:
- Lúa thiếu
nước Ha 85.00 - - 290.00 160.00 535.00
Thiệt hại
cuối cùng: Ha 85.00 - - 290.00 160.00 535.00
Sản lượng Tấn 1,920.00 7,140.00 1,208.00 870.00 4,880.00 16,028.00 c. Tổng thiệt hại lúa (a+b):
Sản lượng Tấn 1,920.00 7,140.00 1,218.00 870.00 4,880.00 16,028.00 Thành tiền Triệu 3,456 12,852 2.20 1,566.00 8,784.00 26,660.00 d. Cây
rau màu các loại
Ha 460.00 612.50 200.00 2,303.40 1,184.00 4,559.90 DT bị
thiếu nước, hạn
Ha 460.00 612.50 200.00 2,303.40 1,184.00 4,559.90 Trong đó:
Mất trắng Ha 460.00 612.50 200.00 2,303.40 1,184.00 4,559.90 Sản
lượng Tấn 2,280.00 2,435.00 1,000.00 14,700.00 8,830.00 28,915.00 Thành
tiền Triệu 4,560.00 3,019.40 2,000.00 29,400.00 17,000.00 67,339.40 e. Cây
mía Ha - 225.00 - 63.00 252.00 540.00
f. Cây mì Ha - - - 369.30 434.00 803.30
2. Thủy
sản Ha 450.00 150.00 - - - 600.00
Hạng
mục ĐV
Các huyện thị trên địa bàn Tỉnh
Tổng số thiệt hại Ninh Hải Ninh
Phước PR-TC Bác
Ái Ninh Sơn Diện tích
bị ảnh hưởng
Ha 450.00 150.00 - - - 600.00
Ước tính
thiệt hại Triệu 15,000.00 5,000.00 - - - 20,000.00
3. Thiếu nước sinh họat
Số hộ Hộ 12,700 3,227 - 4,014 300 20,241
Số người Người 66,040 18,573 - 20,070 1,500 88,123
Số giếng bị khô kiệt
Cái 3,232 1,483 - 44 500 5,059
Số giếng bị suy kiệt
Cái 1,070 305 - 1,782 1,472 4,629
4. Thiếu đói
Số hộ Hộ 4,700 4,502 305 1,782 1,472 12,761
Số người Người 24,730 25,118 1,525 16,246 5,891 72,510
Hạn hán năm 2004-2005:
Vào năm 2004, nắng hạn xảy ra trên phạm vi toàn tỉnh với lượng mưa chỉ bằng ẵ lượng mưa trung bỡnh nhiều năm dẫn đến dũng chảy cỏc sụng, suối và cỏc hồ chứa trên địa bàn tỉnh cạn kiệt. Thêm vào đó, nguồn nước cung cấp bổ sung từ hồ Đơn Dương được xả thông qua đập thủy điện Đa Nhim cũng giảm từ 16-17m3/s xuống còn 7.85 m3/s so với cùng kỳ năm trước. Điều này gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, điển hình:
Về trồng trọt: kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân 2004-2005 chỉ đạt 16.20%
và tổng diện tích gieo trồng đạt 64.50% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây lúa gieo được: 4,65ha, đạt 40.70% so với cùng kỳ năm trước; Cây ngô thực hiện:
1,25ha, đạt 10.70% kế hoạch cả năm; Rau đậu các loại: 2,01ha, đạt 20% kế hoạch cả năm. Trong quá trình điều tiết nước cho sản xuất, nhà máy thủy điện Đa Nhim xả không đều nên xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ ở một số vùng và tại thời điểm cao nhất có đến 54ha thiệt hại hoàn toàn.
Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc (tháng 6/2005) trên toàn tỉnh có 230,68 con, trong đó: trâu bò 110,68 con, dê cừu 120,01 con. Do thiếu thức ăn nên gia súc đã có biểu hiện suy dinh dưỡng (50% đối với đàn bò; 30% đối với đàn dê cừu). Số lượng
gia súc suy dinh dưỡng phải bán chạy là 351 con (bò 230 con, dê cừu 121 con). Số gia súc chết 740 con (bò 259 con, dê cừu 481 con).
Đời sống sinh hoạt: Hạn hán đã làm cho 32/59 xã với 11,81 hộ/64,90 khẩu thiếu nước sinh hoạt. Mặt khác, do ảnh hưởng của nắng hạn nên gây ra thiếu đói cho 35,28 hộ với 184,12 khẩu.
Hạn hán năm 2013-2015:
Năm 2013, mùa mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kết thúc sớm dẫn đến tổng lượng nước mưa bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, gây nên tình trạng cạn kiệt trên sông. Điều này ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của ngành trồng trọt, đặc biệt là năng suất vụ hè thu và vụ mùa năm 2014. Trong đó, xã Mỹ Sơn bị ảnh hưởng nặng nề, diện tích đất nông nghiệp không trồng trọt được lên đến 70%.
Đến năm 2015, tình trạng hạn hán, thiếu nước vẫn tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến vụ Đông Xuân 2014-2015, diện tích gieo trồng bị dừng sản xuất lên đến 6,100 ha, ước tính thiệt hại 204 tỷ đồng (thiệt hại trực tiếp 32 tỷ đồng, gián tiếp 172 tỷ đồng). Vụ Hè Thu 2015 diện tích gieo trồng phải chủ động dừng sản xuất tăng gần gấp đôi so với vụ Đông Xuân, thiệt hại lên đến 330 tỷ.
Ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tổng số động vật chăn nuôi chết lên tới 2,47 con trong năm 2015 vì thiếu nước và thức ăn; trong đó, dê cừu 2,18 con, trâu bò chết 289 con, thiệt hại trực tiếp 5,51 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã có đến 67 ngàn hộ cần hỗ trợ lương thực vì thiếu nước sản xuất, và 8,92 hộ thiếu nước sinh hoạt tại những thời kỳ cao điểm của nắng hạn.
Bảng 2-6. Bản đồ phân vùng hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2000-2014 [12]
Thêm vào đó, tỉnh Ninh Thuận còn đang chịu tác động nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan gây nên do BĐKH. Nhiều con sông trong hệ thống sông CPR cũng như các kênh dẫn nước đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạn dòng.
Nhiều hồ chứa cũng có nguy cơ hạ thấp đến mực nước chết. Theo thông tin đăng tải trên nhiều mặt báo, số ngày nắng nóng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng bất thường, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng thêm 0,03oC trong vòng một thập kỉ qua [2]. Năm 2016, lượng mưa chỉ khoảng 50% so với lượng mưa trung bình nhiều năm [3]. Vấn đề hạn hán đang diễn ra khốc liệt hơn, người dân trên địa bàn tỉnh cố
đào tìm nguồn nước giữa lòng hồ cạn trơ đáy để tưới cho hoa màu [23]. Hậu quả của việc thiếu nước là đất càng ngày bị sa mạc hóa, rừng cây bị chết khô, động vật chết dần cho khát và mùa màng bị hủy do không đạt năng suất [24].
Sự gia tăng tình trạng cạn kiệt dòng chảy trên các sông suối vào mùa khô đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho tỉnh Ninh Thuận, ví dụ như sự gia tăng nguy cơ hoang mạc hóa. Cụ thể, tổng dung tích của 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện chỉ còn lại 120 triệu m3/194.49 triệu m3, chiếm gần 62% dung tích thiết kế. Trong đó, lượng nước tại hồ Đơn Dương hiện nay là 100.89/194.49 triệu m3 và một số hồ chứa nước có dung tích nhỏ đã bị cạn kiệt như Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7, Ma Trai. Một số dòng chảy xa thượng nguồn đã có hiện tượng giảm lưu lượng, dẫn đến tình trạng thiếu nước trong thời gian sắp tới [25].