Các đặc điểm cơ bản của môn võ Taekwondo

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ vận động viên taekwondo lứa tổi 12 13 tại các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố vinh, nghệ an (Trang 24 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Các đặc điểm cơ bản của môn võ Taekwondo

Taekwondo là môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc, được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Cho đến nay, Liên đoàn Taekwondo thế giới đã có 192 quốc gia thành viên, với khoảng trên 50 triệu người tập luyện. Ủy ban Olympic thế giới (IOC) đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại Đại hội lần thứ 83 năm 1980, từ đó Taekwondo được công nhận là một trong

những môn thi đấu chính thức tại các Thế vận hội Olympic từ năm 2000 đến nay.

Taekwondo là tổng hợp của ba từ:

Tae: Có nghĩa là “ hệ thống đòn chân”.

Kwon: Có nghĩa là “ hệ thống đòn tay”.

Do: Có nghĩa là “ Nghệ thuật đạt đến sự phát triển cao nhất về thể chất và tinh thần”.

Taekwondo là một chương trình hoàn toàn thống nhất, nếu Taekwon là những biểu hiện bên ngoài thì do là bản chất bên trong. Bản chất này được thể hện ở tinh thần thi đấu và đây cũng là phương pháp để hoàn thiện bản thân trong quá trình đấu tranh nội tâm liên tục giữa cái tốt và cái xấu. [5]

Taekwondo hiện đại chú trọng đặc biệt những đòn chân và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn, trong khi môn này có một số nét tương tự các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo…. Taekwondo theo hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân thể hiện những đòn đá đầy uy lực. Tuy nhiên, thục tế Taekwondo có một số lượng đòn tay khá lớn. Nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng thủ bằng chân.

Trong huấn luyện và thi đấu với giá trị một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo coi trọng vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn này không thể tránh khỏi sự mai một, ít được trau chuốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.

Taekwondo là môn giao đấu đối kháng trực tiếp, là sự tổng hợp của sức mạnh thể chất và sức mạnh ý chí. So với các môn khác, có một đặc điểm đó là sử dụng rất nhiều các đòn chân. Nhờ vào một số ưu điểm của môn thể thao đối kháng mạnh mẽ và và hấp dẫn, Taekwondo đã trở thành một môn thi đấu của Thế vận hội Olympic. Trong thi đấu Taekwondo, do các VĐV lấy cương

thắng nhu, lấy sức nhanh đòn chân làm cơ bản, do đó cần phải có những phương pháp huấn luyện đặc biệt.

Theo lý thuyết huấn luyện các môn giao đấu đối kháng nhằm mục đích cao nhất là chiến thuật để đột phá phòng thủ đối phương giành chiến thắng.

Vì vậy, trong huấn luyện cần huấn luyện chuyên sâu, chuyên môn đối kháng, hệ thống lâu dài để nâng cao năng lực tối ưu. Trong thời gian dài bằng lượng vận động lớn và tương đối lớn xen kẽ cường độ và tần số lớn nhất, gần lớn nhất. Trong huấn luyện phải khích lệ và vận động vấn đề chủ động tấn công, giảm tỷ lệ thắng tuyệt đối, nâng cao năng lực “đối vờn” đối kháng nhưng không ra đòn ngay, đặc biệt chú ý đến tuyệt chiêu và phát triển toàn diện.

Ở nước ta, Taekwondo là một trong những môn thể thao có hệ thống tổ chức rất khoa học và chặt chẽ, phù hợp cho việc tập luyện của mọi người nên Taekwondo đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng trong quần chúng. Từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm tạo dựng, phong trào tập luyện Taekwondo từng bước đi vào nề nếp. Hiện cả nước có 60 tỉnh, thành, ngành có phong trào tập luyện Taekwondo (miền Bắc: 20 tỉnh, thành; miền Trung: 16 tỉnh, thành;

miền Nam: 21 tỉnh, thành và 3 ngành là: Giáo dục, Quân đội, Công an). Hiện nay, Taekwondo được coi là một trong những môn thể thao mũi nhọn của ngành TDTT trong việc giành huy chương trên đấu trường quốc tế.

1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật môn Taekwondo

Trong môn Taekwondo, kỹ thuật được coi như một phương tiện để giải quyết những tình huống nảy sinh trong thi đấu. Thông qua sự phân tích chính xác các tình huống, mỗi vận động viên sẽ phải tự quyết định sử dụng các kỹ thuật tấn công hay phản công để vô hiệu hoá hoạt động của đối phương nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trên thực tế, có sự phân tích chính xác và phản ứng mau lẹ trong các tình huống là điều rất quan trọng trong thi đấu Taekwondo đỉnh cao. Để có thể sử dụng thuần thục được tất cả các kỹ thuật

trong tập luyện và thi đấu thì bắt buộc vận động viên phải thường xuyên luyện tập và hoàn thiện trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Trong thi đấu quyền Taekwondo đỉnh cao đòi hỏi VĐV phải tập trung và phát huy tổng hợp các yếu tố: Linh hoạt, sức mạnh, sự phối hợp, khả năng biểu cảm...để thực hiện một cách hiệu quả nhất các kỹ thuật quyền.

Kỹ thuật Taekwondo có thể được thể hiện một cách hết sức đa dạng thông qua sự kết hợp và biến thể của chúng (sơ đồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Kỹ thuật cơ bản của môn Taekwondo Phía trước Hai bên Phía trước Hai bên Phía trước Cạnh trong

Bàn tay Cẳng tay

Đứng một chân Thủ kín hai chân Bàn chân

Chân

Thủ mở trái phải Thủ mở trướcsau Cẳng tay

Bàn tay Bàn chân Cẳng chân Nắm đấm Khuỷu tay Bàn chân Đầu Gối Cạnh ngoài

Nền tảng cơ bản của

môn võ Taekwondo

Cơ thể

Kỹ thuật

Mục tiêu

Các bộ phận

trên cơ thể

Tấn pháp

Phòng thủ

Tấn công

Mặt

Thân Phía dưới

thân

Tay

Chân

Thủ kín

Thủ mở

Tay Chân

Đòn tay

Đòn chân

Trong thi đầu quyền Taekwondo, các vận động viên sử dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau, nhưng trên thực tế những kỹ thuật thường được sử dụng nhất là:

* Kỹ thuật đấm - Jireugi:

- Arae Jireugi: Đấm thẳng hạ đẳng - Mongtong Jireugi: Đấm thẳng trung đẳng - Olgul Jireugi: Đấm thẳng thượng đẳng.

* Kỹ thuật đá - Chagi:

- Ap chagi: Đá tống trước.

- Dollyo chagi: Đá vòng cầu.

- Dwit chagi: Đá tống sau.

- Yop chagi: Đá tống ngang.

- Tora Yop chagi: Quay sau đá tống ngang.

- Twio Ap chagi: Đá bay tống trước.

- Twio Dubal dangsung Ap chagi: Đá bay liên hoàn 2 đòn tống trước.

* Di chuyển- Baljitgi:

- Di chuyển tiến về trước - Di chuyển lùi về phía sau - Di chuyển sang hai bên - Quay

+ Phòng thủ trực tiếp là gặp gỡ các đòn tấn công của đối phương bằng cách dùng tay che chắn những mục tiêu tấn công. Đây là hình thức phòng thủ hiệu quả nhất nhằm ngăn cản khả năng ghi điểm của đối phương.

+ Phòng thủ gián tiếp là tránh né đòn tấn công của đối phương bằng cách di chuyển tránh đòn hoặc thay đổi tư thế đứng. Phòng thủ gián tiếp luôn được phối hợp với các đòn đánh phản công. Trên thực tế những đòn phản công chính xác được hiện ngay sau một đòn tấn công của đối phương thì bao giờ cũng là những đòn đánh hiệu quả nhất và thường hay ghi điểm nhất.

+ Theo luật thi đấu của Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF), trong thi đấu các vận động viên có thể dùng rất nhiều những kỹ thuật khác nhau, nhưng trên thực tế ở nội dung thi đấu đối kháng chủ yếu dùng kỹ thuật chân là được tính điểm. Đối với nội dung thi đấu biểu diễn (thi đấu quyền) thi các kỹ thuật tay, tấn được sử dụng chủ yếu. Đó là các đòn thế đuợc phối hợp từ những kỹ thuật căn bản tạo nên.

1.2.3. Chiến thuật môn Taekwondo

Để thực hiện được một chiến thuật thi đấu Taekwondo hiệu quả thì các đấu thủ nhất thiết phải hiểu rõ được các điều luật, điều lệ thi đấu cũng như là các chiến thuật hiện đại đang được áp dụng trong thi đấu đỉnh cao. Bên cạnh đó họ cũng phải không ngừng hoàn thiện và thuần thục các kỹ năng thi đấu cơ bản để có thể dễ dàng áp dụng chúng trong bất cứ trường hợp nào. Trên sàn đấu các đấu thủ cũng có thể phải dựa vào huấn luyện viên của mình để đánh giá đối thủ nhằm tìm ra một chiến thuật thi đấu hợp lý nhất. Ngày nay, thi đấu Taekwondo chính là một sự so tài về chiến thuật và phần thắng sẽ luôn thuộc về đấu thủ nào có chiến thuật thi đấu hiệu quả hơn. Khi xây dựng chiến thuật thi đấu Taekwondo cần lưu ý ba điểm:

+ Cấu trúc của động tác kỹ thuật và sự vận dụng sáng tạo chúng theo các điều luật thi đấu theo các điều luật đã được ban hành thì bất cứ đấu thủ nào cũng phải tìm cách chiến thắng đối phương trong khuôn khổ các điều luật thi đấu. Vì vậy tất cả các đấu thủ đều phải cố gắng nỗ lực tấn công ghi điểm đồng thời phải hết sức tránh không để bị phạt do phạm luật...

+ Sử dụng hợp lý sát lực trong suốt quá trình diễn ra trận đấu : Các đấu thủ phải lập ra cho mình một chiến thuật thi đấu trong suốt quá trình diễn ra trận đấu (thời gian là 9 phút). Đấu thủ phải xác định được một cách rõ ràng và

hợp lý về những thời điểm phải duy trì sức lực và những thời điểm phải tấn công gây sức ép với đối phương.

+ Áp dụng hiệu quả các động tác giả: động tác giả phải được thực hiện một cách khéo léo hợp lý và điều quan trọng nhất là không để đối phương phát hiện ra.

1.2.3.1. Chiến thuật tấn công

Chiến thuật tấn công trong thi đấu Taekwondo là chiến thuật sử dụng các kỹ năng cơ bản để tấn công vào các mục tiêu trên cơ thể đối phương. Nó thường hay được áp dụng nhất với kỹ năng di chuyển về phía trước và thường tạo ra những hoạt động bột phát. Tuy nhiên để thu được hiệu quả cao thì hoạt động tấn công bắt buộc phải được thực hiện trong một khoảng cách và một thời điểm hợp lý. Hoạt động tấn công có thể được thực hiện bằng ba cách: tấn công trực tiếp, tấn công gián tiếp và phản công. Tấn công trực tiếp là thực hiện ngay các kỹ thuật tấn công, tấn công gián tiếp là thực hiện các kỹ thuật tấn công sau những động tác giả hoặc sau khi di chuyển và phản công là thực hiện kỹ thuật tấn công ngay sau đòn tấn công của đối phương.

a. Tấn công trực tiếp

Căn cứ vào khoảng cách và tư thế đứng của đối thủ mà người ta chia tấn công trực tiếp ra làm ba loại.

- Tại chỗ tấn công: Khi khoảng cách với đối thủ hoàn toàn phù hợp cho việc thực hiện các kỹ thuật tấn công mà không cần tới bất cứ một sự di chuyển hoặc một động tác giả nào.

- Ngả người tấn công: Khi khoảng cách với đối thủ lớn hơn một chút so với khoảng cách trong kỹ thuật tại chỗ tấn công. Trong trường hợp này đấu thủ phải ngả người về trước (nhưng không được di chuyển chân) và thực hiện kỹ thuật tấn công trong tư thế ngả về trước. Thời điểm, khoảng cách và tốc độ là những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này.

- Trượt trước tấn công: Khi khoảng cách với đấu thủ lớn hơn nhiều so với khoảng cách trong kỹ thuật ngả người tấn công. Trong trường hợp này đấu thủ tấn công bắt buộc phải trượt chân trước và chuyển trọng tâm cơ thể về trước để thực hiện kỹ thuật tấn công. Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên để thu được hiệu quả cao thì đấu thủ tấn công nhất thiết phải thực hiện được kỹ thuật tấn công trước khi đối phương phát hiện ý đồ của anh ta.

b. Tấn công gián tiếp: được thực hiện bằng ba cách

- Động tác giả: Để tìm ra mục tiêu tấn công trước hết phải thực hiện động tác giả rồi sau đó mới ra đòn tấn công tùy thuộc vào sự phản ứng của đối phương.

- Gạt đỡ: Gạt đỡ những đòn tấn công của đối phương và lập tức thực hiện các đòn phản công.

- Di chuyển: Tuỳ thuộc vào khoảng cách và tư thế của đối phương để lựa chọn các hình thức di chuyển nhằm thực hiện các kỹ thuật tấn công.

c. Phản công: được thực hiện bằng hai cách

- Phản công trực tiếp: là thực hiện đòn phản công mà không thay đổi vị trí đứng. Tốc độ, sự nhanh nhẹn và lòng dũng cảm là những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này.

- Phản công gián tiếp: là di chuyển tránh né đòn tấn công của đối phương để thực hiện đòn phản công.

1.2.3.2. Đánh giá đối thủ

Việc đánh giá đối thủ được thực hiện trên các mặt:

- Chiến thuật.

- Kỹ thuật.

- Trạng thái tâm lý.

- Tình trạng thể lực.

Việc đánh giá về các mặt này có thể thực hiện được bằng cách nghiên cứu những thông tin, dữ liệu về đối thủ như: chiều cao, tư thế đứng, phong cách thi đấu (tích cực hay tiêu cực, tấn công hay phản công), các kỹ thuật ưa thích, tính cách, ưu và nhược điểm

1.2.4. Đặc điểm về thể lực trong môn võ Taekwondo

Taekwondo là môn võ đòi hỏi rất cao và toàn diện các tố chất thể lực:

sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (năng lực phối hợp vận động). Dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp huấn luyện thể lực, chúng tôi đi sâu phân tích đặc điểm của từng tố chất và sự ảnh hưởng của các tố chất thể lực đó đối với việc tập luyện và thi đấu quyền Taekwondo.

- Tố chất sức mạnh

Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài, hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học, các trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh.

Trong môn Taekwondo, sức mạnh luôn có quan hệ với kỹ thuật và các tố chất thể lực khác như sức nhanh, sức bền. Do đó năng lực sức mạnh rất có ý nghĩa trong việc học và thực hiện hoàn thiện kỹ thuật có vai trò quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV. Đặc điểm sức mạnh của VĐV Taekwondo thể hiện ở sức nặng của đòn đấm và đòn đá khi ra đòn.

Với đặc thù riêng là tập luyện và thi đấu Quyền (nội dung biểu diễn), sức mạnh được thể hiện ở mỗi đòn thế cả tấn công và phòng thủ. Khác với hình thức thi đấu đối kháng, người tập quyền phải hình dung như đang thi đấu với những đối thủ vô hình (trong trí tưởng tượng). Sức mạnh thể hiện không

phải là lực tác động vào đối phương, làm đối phương choáng váng hay knockdown như ở nội dung thi đấu đối kháng mà sức mạnh trong tập luyện và thi đấu quyền được thể hiện ở biên độ, độ dừng của đòn thế thực hiện. Ở đây sức mạnh tĩnh được thể hiện tối đa, khả năng khóa khớp đồng thời giúp cơ thể người tập là một khối vững chắc, sức mạnh qua đó được người xem nhận biết rõ nhất.

- Tố chất sức nhanh

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.

Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như:

- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.

- Tốc độ động tác đơn (với lực đối kháng bên ngoài nhỏ).

- Tần số động tác.

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.

Trong tập luyện và thi đấu Taekwondo, sức nhanh có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến thành tích thi đấu của vận động viên Taekwondo thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, phòng thủ, di chuyển, phản công nhanh.

Với đặc thù riêng là nội dung biểu diễn, tương tự như tố chất sức mạnh, người tập luyện và thi đấu quyền Taekwondo luôn phải hình dung đang thi đấu với đối thủ vô hình. Khi thực hiện đòn tấn công hay phòng thủ VĐV luôn phải thực hiện với một tốc độ nhanh nhất. Những đòn đánh nhanh, uyển chuyển, nhịp nhàng vừa tiết kiệm sức vừa tạo nên hiệu quả cao trong thi đấu.

Tốc độ thực hiện của từng đòn thế có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ thể hiện bài quyền.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ vận động viên taekwondo lứa tổi 12 13 tại các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố vinh, nghệ an (Trang 24 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)