Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội huyện nga sơn (Trang 117 - 122)

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NGA SƠN

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1. Điều kiện về phía Nhà nước và cơ quan quản lý

Để công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh tế và điều hành hoạt động tài chính của đơn vị, đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo các định hướng trên chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp lãnh đạo, quản lý: Các cấp lãnh đạo, quản lý ở đơn vị có sự quan tâm đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thì khả năng thực hiện các định hướng trên rất thuận lợi và có tính khả thi cao. Ngược lại, đối với lãnh đạo đơn vị ít có sự quan tâm, đôn đốc thì tổ chức công tác kế toán sẽ bị trì trệ, hoạt động không hiệu quả.

Chất lượng đội ngũ kế toán: Muốn thực hiện được các định hướng trên thì đòi hỏi đơn vị phải thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, khả năng nắm bắt các phần hành công việc. Chất lượng đội ngũ công tác kế toán cao sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đòi hỏi các điều kiện và cơ sở vật chất, trang thiết bị sao cho vừa đáp ứng yêu cầu của công

Quy mô, đặc điểm, mức độ phân cấp quản lý tài chính của đơn vị ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán, do đó tùy theo đặc điểm tình hình hoạt động, quy mô, mức độ phân cấp quản lý tài chính của đơn vị mà có những định hướng cụ thể để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán.

Cơ chế chính sách tài chính, quy định của Nhà nước: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chịu ảnh hưởng bởi các cơ chế, chính sách tài chính, quy định hiện hành của Nhà nước.

3.3.2. Điều kiện về phía Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn

- Căn cứ đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý kế toán để tổ chức kế toán phù hợp, đảm bảo phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tạo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể cán bộ viên chức. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

- Xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị nhằm nâng cao khả năng phát huy hiệu quả các nguồn lực tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tai Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn ở chương 2 của luận văn, đã chỉ ra được các ưu điểm hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn. Từ đó trong chương 3 đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Với mong muốn có thể áp dụng để khắc phục những điểm còn hạn chế trong khâu tổ chức, sử dụng tài khoản , chứng từ kế toán và việc lập các báo cáo nội bộ phục vụ việc kiểm soát nội bộ trong đơn vị.

KẾT LUẬN

Theo mục đích nghên cứu của đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn”, luận văn đã đạt được một số kết quả chứng minh sau:

-Thứ nhất, Luận văn đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.

-Thứ hai, Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn. Chỉ ra ưu điểm và hạn chế cần phải hoàn thiện.

- Thứ ba, Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn.

Việc nghiên cứu đề tài về kế toán ngành BHXH là một ngành đặc thù, chế độ kế toán có sự thay đổi từ việc sử dụng thông tư 178/2012/TT - BTC ngày 3/10/2012 sang thực hiện chế độ kế toán bảo hiểm xã hội theo Thông tư số 102/2018/TT- BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, tuy nhiên trên thực tế đến tháng 11 năm 2019 phần mềm mới triển khai thực hiện trên toàn quốc, do mới chuyển đổi nên việc tiếp cận còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu của luận văn.

Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS.

Nguyễn Viết Tiến, luận văn là sự nghiên cứu cụ thể và nêu ý kiến cá nhân tác giả về việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Nga Sơn. Tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), “Quyết định số 969/QĐ - BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương”;

2. Bộ Tài chính (2006), “Quyết định số 19/2006/QĐ - BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp”;

3. Bộ Tài chính (2004), “Thông tư số 03/2004/TT - BTC ngày 13/01/2004 hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật ngân sách nhà nước và khoản chi hành chính”;

4. Bộ Tài chính (2006), "Thông tư số 71/2006/TT- BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập";

5. Bộ Tài chính (2017), “Thông tư số 107/2017/TT - BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”;

6. Bộ Tài chính (2018), “Thông tư số 102/2018/TT - BTC ngày 14/11/2018 hướng dẫn chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội”;

7. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

8. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

9. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

10. Luật viên chức số 58/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

11. Nghị định số 16/2015/NĐ - CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp.

12. Nghiêm Văn Lợi (2008), Giáo trình Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội huyện nga sơn (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)