Chương 2: TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SẮT TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tại Tòa án
2.1.1. Văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Nước ta có đặc điểm địa hình trải dài và hẹp, mật độ dân cư tương đối cao, đặc biệt các đô thị lại tập trung sát vùng biển, do vậy nhu cầu có một tuyến đường sắt hiện đại chạy dọc từ Bắc vào Nam là hết sức cần thiết. Đặc biệt là địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong những năm qua, hệ thống đường sắt của chúng ta không có nhiều thay đổi. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Đường sắt, đó là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Luật Đường sắt được ban hành lần đầu tiên năm 2005, lần đầu tiên lĩnh vực Đường sắt Việt Nam có Luật để điều chỉnh toàn diện mọi hoạt động của ngành. Nhƣng qua thực tế thi hành Luật đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập và không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh một số nội dung đã quy định của Luật Đường sắt 2005 để phù hợp với nội dung Hiến pháp 2013 và các luật, pháp lệnh mới ban hành... Luật Đường sắt 2005 cũng là một luật có bước tiến tốt, gặt hái được nhiều kết quả cho ngành Đường sắt. Nhưng qua thời gian, Luật cũng thể hiện những hạn chế với việc thực thi luật của những người liên quan. Đặc biệt, tuy Luật Đường sắt năm 2005 ra đời, trao trách nhiệm cho rất nhiều cơ quan nhưng cuối cùng tai nạn giao thông đường sắt xảy ra lại giao cho các địa phương xử lý.
Tai nạn xảy ra nhiều khiến ngành Đường sắt chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Hiện nay Bộ GTVT đã hoàn thiện xây dựng 5 Nghị định dưới luật để triển khai thực hiện kịp thời khi luật có hiệu lực. Đáng chú ý, Luật Đường sắt (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định đƣợc cho những hành lang pháp lý thuận tiện cho lĩnh vực đường sắt, trong đó nổi bật là việc kinh doanh vận tải đường sắt được xác định là ngành, nghề được ưu đãi đầu tư; tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng
27
kết cấu hạ tầng, các mức ƣu đãi cao nhất về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, vay tín dụng ưu đãi nhất; áp dụng cơ chế giá đối với phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong bối cảnh việc dùng tiền ngân sách Nhà nước để đầu tư cho hạ tầng đường sắt gặp nhiều khó khăn thì việc Luật Đường sắt có hiệu lực sẽ mở đường cho việc xã hội hóa cho phép các công ty trong nước và nước ngoài, các đơn vị ngoài quốc doanh chung tay cùng với Nhà nước phát triển hệ thống đường sắt. Đây là quy định rất phù hợp với hoàn cảnh hiện nay và Luật Đường sắt sửa đổi sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi về sự phát triển của hệ thống đường sắt.
Bên cạnh đó, Thông tƣ 22/2018/TT-BGTVT ngày 2/5/2018 đã quy định chi tiết về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia thay thế cho Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, đây là các văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
Ngày 12/5/2018 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đường sắt cũng đã hướng dẫn chi tiết về vấn đề vận chuyển hàng hóa là hàng nguy hiểm; Ngày 2/3/2018, thông tƣ 09/2018/TT-BGTVT đã ban hành quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gai và đường sắt chuyên dùng có đường ray nối với Đường sắt quốc gia.
Bên cạnh Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Tòa án còn đƣợc quy định rải rác ở các văn bản pháp luật nhƣ Hiến pháp năm 2013; Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và các văn bản pháp luật khác.
- Quy định pháp luật về thẩm quyền giải giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án trong Hiến pháp năm 2013
Ở nước ta, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước, mục đích thực hiện quyền tư pháp là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khôi phục, duy trì trật tự pháp luật, khôi phục
28
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, góp phần bảo đảm pháp luật đƣợc tôn trọng và chấp hành nghiêm minh. Tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
- Quy định pháp luật về thẩm quyền giải giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng Tòa án trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
Ngày 24/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XIII). Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2015 và thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002. Với 11 chương, 98 điều, Luật cơ bản thay đổi một số nội dung như quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong TAND; về bảo đảm hoạt động của TAND.
Về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Điều 2 của Luật quy định:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã đƣợc thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc
29
không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tƣ pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Với những quy định mới về chức năng nhiệm vụ của Toà án, Luật tổ chức TAND năm 2014 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tƣ pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân...; bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; thể chế hóa những định hướng của Đảng về cải cách tư pháp.
Về tổ chức bộ máy TAND gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Theo đó, tổ chức Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự (Điều 3).