Chương 2: TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SẮT TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Thực trạng quyết giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
2.2.2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt nói chung
Để đảm bảo việc quản lý hiệu quả và khoa học một hệ thống vận tải đường sắt có quy mô đó, hoạt động xây dựng, ban hành và thực thi quy định pháp luật liên quan luôn là một trong những trọng tâm công tác của cơ quan quản lý ngành giao thông vận tải. Nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng phương
42
tiện cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lƣợng vận tải, cùng với sự thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước đã khiến những mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải đường sắt vẫn tồn tại và có chiều hướng làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn giao thông. Mà một trong những vấn đề gây nên tình trạng này là chính sách, những quy định của pháp luật liên quan, công tác tổ chức quản lý và các yếu tố tác động đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt hiện nay.
Thứ nhất, kết quả xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về vụ việc tranh chấp về vận chuyển hàng hóa hiện nay: Trong những năm gần đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp kinh doanh thương mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2006 đến năm 2017, toàn Ngành tòa án đã thụ lý và giải quyết khoảng 110.870 vụ án kinh doanh thương mại, số án kinh doanh thương mại có xu hướng tăng dần.12 Tuy nhiên, những vụ việc lớn mang tính chất nghiêm trọng về tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt không có nhiều lắm. Riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tính từ năm 2015 đến năm 2018 ngành tòa án đã thụ lý và giải quyết đƣợc một phần nhỏ của các vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt nói riêng như sau:
Bảng 2.3:
Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa từ 2013 đến 2018
Đơn vị: Số vụ
Năm 2015 2016 2017 2018
Chung 10 23 30 45
Đường sắt 0 1 2 3
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa Có thể nói, trong khoảng thời gian 5 năm, số lƣợng vụ án về kinh doanh thương mại đã gia tăng đáng kể. Số lượng vụ án tranh chấp trong lĩnh vưc đường sắt gia tăng, đây là một con số không hề nhỏ, phản ánh một thực tế về sự gia
12 Trang web của Tòa án nhân dân tối cao: Nguồn:
https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/home, truy cập 25/01/2020
43
tăng của các tranh chấp kinh doanh đặc thù, mới phát sinh. Để giải quyết ổn thoả, đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự là một công việc không phải đơn giản. Đồng thời cũng thể hiện sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội gia tăng kéo theo nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng tăng mạnh.
Thứ hai, Luật đường sắt năm 2017 đã đi vào thực tiễn được gần 3 năm nhƣng cũng tạo cơ sở pháp lý tích cực cho vấn đề giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Tuy nhiên, các vấn đề về giải quyết tranh chấp vẫn đƣợc áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để xét xử, chính vì vậy, trên thực tiễn các chủ thể trong tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt vẫn còn thiếu những cơ sở pháp lý chuyên biệt để áp dụng.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng tăng cường trách nhiệm trong giải quyết các vụ án tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt bằng cách tăng cường kiểm soát hoạt động điều tra, nâng cao số lượng, chất lƣợng các yêu cầu điều tra, theo đó thu thập đầy đủ chứng cứ trong vụ án về tranh chấp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Thận trọng chính xác trong việc ra các quyết định, thực hiện tốt việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tạo điều kiện cho luật sƣ tham gia vụ án ngay từ khi khởi tố. Ngành Tòa án cần xây dựng lực lượng cán bộ Tòa án nắm vững về nghiệp vụ, tăng cường kiến thức thực tiễn và có đạo trong sạch vững mạnh trong toàn ngành, có tài, có đức và thật sự là những cán bộ liêm chính; có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, kể cả đội ngũ Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán.
Nhƣ vậy, nhìn tổng quan về các tranh chấp vận chuyển hàng hóa ở Tòa án tỉnh Thanh Hóa chúng ta thấy rằng việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển bằng Tòa án ở nước ta đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hiện nay.
2.2.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp về chủ thể và đối tượng trong Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp về chủ thể giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
Chủ thể tranh chấp chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa chính các bên bao gồm: Bên thuê vận chuyển, bên vận chuyển và bên nhận hàng. Thông thường tranh chấp xảy ra khi chủ thể cũng chính là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển không có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng. Thông thường trong hợp
44
đồng, nội dung này thường được ghi nhận là thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ đƣợc xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân). Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. theo đó, nếu là cá nhân thì chính cá nhân đó ký; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đạiu diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền). Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tƣợng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể. Tuy nhiên, tranh chấp về chủ thể chỉ xảy ra khi hàng hóa không đƣợc vận chuyển đi hoặc vận chuyển không đúng yêu cầu, lúc này các bên mới dở lại hợp đồng để tìm kẽ hở cho việc chịu trách nhiệm.
Đơn cử trong trường hợp “dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng” thì lúc này người nhận hàng mà không đến nhân hàng theo quy định, trong trường hợp doanh nghiệp vận chuyển đã báo tin vẫn không đến nhận hàng mà có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp vẫn đƣợc yêu cầu chi trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa, chi phí phát sinh khác theo quy định của doanh nghiệp vận tải. Chính vì vậy, tranh chấp về chủ thể giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt không phải là tranh chấp chủ yếu và thường ít xảy ra trên thực tế.
Thứ hai, tranh chấp về đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực đường sắt. Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể, trong hợp đồng vận chuyển thì đối tƣợng của hợp đồng là hoạt động vận chuyển. Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tƣợng làm các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại thời gian, đối tượng, chất lượng… đối tƣợng của hợp đồng. Thông tƣ 22/2018/TT-BGTVT có quy định rất rõ trong hoạt động vận tải thông thường người thuê vận tải phải có trách nhiệm kê khai đúng tên hàng hóa theo đúng danh mục hàng hóa nguy hiểm và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình theo Điều 10 Thông tƣ 22/2018/TT-BGTVT, tuy nhiên, trên thực tế nhiều hành khách và đơn vị thuê vận chuyển vẫn không kê khai đúng hàng hóa hoặc hàng hóa không phù hợp với khai thác vận tải đường sắt, hoặc hàng hóa không đáp ứng được quy định về hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Luật đường sắt, khi hàng hóa cần vận chuyển đòi hỏi chất
45
lượng, kỹ thuật cao cũng chưa có lưu ý đối với doanh nghiệp vận chuyển, dẫn đến trường hợp tranh chấp xảy ra sau khi thực hiện hợp đồng.
2.2.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp về nội dung, giá cả trong Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Trong tranh chấp về nội dung vận chuyển hàng hóa thường xảy ra những tranh chấp về thời gian giao hàng, thanh toán tiền, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo quy định tại thông tƣ 22/2018/TT-BGTVT và Luật đường sắt năm 2017 đã quy định một số trường hợp thường gặp phải trong Chương IV về giải quyết sự cố trong quá trình vận chuyển, cụ thể: i) Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng; ii) Xử lý hàng hóa không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng; iii) Hàng hóa coi nhƣ bị mất mát; iv) Hàng hóa bị tịch thu, xử lý; v) Tắc đường vận chuyển; vi) Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển; vii) Hàng xếp sai trọng lƣợng, xếp quá tải; viii) Hủy bỏ vận chuyển; ix) Thay đổi người nhận hàng; x) Thay đổi ga đến. Đây có thể nói là một trong những điểm tiến bộ của luật đường sắt năm 2017, khi rơi vào một trong các trường hợp trên có thể tiến hành xử lý nhanh chóng thông qua thương lượng, hòa giải, chỉ khi nào các bên không có tiếng nói chung mới tiến hành đưa đến tòa án để xử lý và giải quyết. Khi đã đến tại Tòa án là các trường hợp tranh chấp đã trở nên phức tạp.
Ta có thể lấy ví dụ thực tế nhƣ sau:
Vụ việc 1:
Tại bản án số 11/2018/KDTM-PT ngày 22/11/2018 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển tại Tòa án nhân dân Tỉnh Thanh Hóa nhƣ sau:13
Ngày 28 tháng 6 năm 2019, tại Hội trường xét xử Toà án nhân dân huyện V, tỉnh Thanh Hoá, xét xử công khai sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số 18/2019/TLST- DS ngày 02/4/2019, về việc “Tranh chấp hợp đồng vận chuyển tài sản”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 13/2019/QĐXXST-DS ngày 07 tháng 6 năm 2019 giữa các đương sự, theo đó Bên vận chuyển (Bên A) thực hiện niệm vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt.
1. Nguyên đơn: Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội
13 Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
46
2. Bị đơn: Bà Trịnh Thị K - sinh năm 1967. Trú tại: Thôn P, xã Y, huyện V, tỉnh Thanh Hóa. Có mặt.
Theo đơn khởi kiện ngày 13/11/2018 và tại bản tự khai ngày 12/4/2019, nguyên đơn là bà Trịnh Thị K trình bày: Từ tháng 7/2018 bà K có thuê công ty đường sắt Hà Nội chở hàng gỗ đã chế biến cho vợ chồng chị Phạm Thị L và anh Vũ Trường G ở Gia Lâm, Hà Nội, hàng hóa được chở nhiều lần, hai bến thống nhất là khi nào chở hàng cộng dồn đến cuối năm sẽ thanh toán. Đến cuối năm 2018 số tiền mà mà K cộng chốt số tiền công chở hàng còn nợ là 109.000.000đồng. Sau khi thực hiện hết năm 2018, công ty TNHH Đường sắt Hà Nội có gửi công văn đến yêu cầu Bà K trả nợ theo hợp đồng nhưng Bà K chưa trả nợ do đang khó khăn. Công ty đồng ý cho bà K nợ công ty tiếp đến giữa năm 2019, nhưng bà K vẫn không tiến hành trả nợ. Công ty đã tiến hành khởi kiên tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa để yêu cầu bà thanh toán số tiền công chở hàng cho bà K là 109.200.000 đồng và tiền lãi chậm trả phát sinh trên số tiền cước phí nợ lại tính từ ngày 05/7/2018 theo mức lãi suất quy định của pháp luật. Tại bản tự khai ngày 12/4/2019, bị đơn là bà K trình bày: có việc vận chuyển hàng hóa và số tiền cước còn nợ là 106.000.000đồng. Vì điều kiện gia đình khó khăn nên cho đến nay bà K không trả được tiền cước phí cho bà Công ty. Nay công ty đồng ý cho Bà K trả số tiền cước chở hàng là 106.000.000 đồng và đề nghị bà K được trả dần mỗi tháng là 3.000.000 đồng, thời gian trả bắt đầu từ tháng 6/2019 cho đến khi trả hết số nợ. Đối với số tiền lãi chậm trả Công ty yêu cầu, bà K không đồng ý vì đây không phải là tiền vay nợ.
Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, Công ty yêu cầu bà K trả số tiền cước vận chuyển hàng hóa còn nợ là 106.000.000 đồng (Một trăm lẻ sáu triệu đồng) và số tiền lãi phát sinh do chậm trả, kể từ ngày 05/7/2018 cho đến thời điểm xét xử theo mức lãi suất pháp luật quy định.
Cách thức giải quyết:
- Căn cứ vào biên bản làm việc tại Ban công an xã Y, huyện V, tỉnh Thanh Hóa do bà Trịnh Thị K xuất trình thể hiện: Ngày 05/7/2018 giữa bà Trịnh Thị K và Công ty đã thống nhất chốt số tiền bà K còn nợ công ty là 106.000.000 đồng và thống nhất phương thức thanh toán như sau: Từ tháng 9/2018 trả 10.000.000đồng, từ tháng 10 đến hết tháng 12/2018 sẽ trả từ 30.000.000đồng trở lên chậm nhất đến ngày 28/12/2018 trả hết số tiền cước vận chuyển hàng hóa. Bà K cũng thừa nhận trong thời gian 2018 có thuê dịch vụ của Công ty
47
TNHH đường sắt Hà Nội chở hàng cho và giữa bà và công ty đã thống nhất số tiền cước xe mà bà K còn nợ là 106.000.000đồng. Đến nay bà K chưa thanh toán một đồng tiền cước xe nào. Như vậy xác định giữa bà Trịnh Thị K và công ty đã xác lập hợp đồng vận chuyển tài sản. Do bà K đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết với công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho công ty số tiền cước phí còn nợ là 106.000.000đồng là phù hợp với quy định tại điều 530, điều 536 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Công ty yêu cầu bà K phải trả số tiền lãi chậm trả tính từ tháng từ ngày 05/7/2018 đến thời điểm xét xử (ngày 28/6/2019) theo mức lãi suất pháp luật quy định.
Xét thấy: Ngày 05/7/2018 giữa bà K và công ty đã thống nhất thỏa thuận phương thức thanh toán tiền cước phí vận chuyển với nhau. Nhưng tính đến nay bà K chậm thanh toán tiền cước phí vận chuyển như đã cam kết vì vậy công ty yêu cầu thanh toán lãi suất chậm trả là có căn cứ, đúng quy định tại điều 357 Bộ luật dân sự vì vậy được chấp nhận. Lãi suất chậm trả được tính như sau:
106.000.000 đồng x 11 tháng 23 ngày x 0,83%/ tháng = 10.352.300đồng - Tổng cộng số tiền cước phí và lãi suất chậm trả được chấp nhận là:
116.352.300 đồng.
Từ các lẽ trên, Tòa án đã đưa ra phán quyết như sau: Căn cứ các Điều 530, Điều 533, Điều 536, Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự; khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39; Khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm b khoản 1 Điều 24; Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty.
2. Buộc bà Trịnh Thị K phải thanh toán tiền cước phí vận chuyển tài sản cho công ty số tiền còn nợ là 106.000.000đồng và số tiền lãi chậm trả là 10.352.300đồng. Tổng cộng là: 116.352.300đồng (Một trăm mười sáu triệu ba trăm năm mươi hai nghìn ba trăm đồng).
Thứ hai, về giá cả của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, luật đường sắt năm 2017 quy định về cơ chế giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt, theo đó xác định rõ giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt là khoản tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận
48
tải đường sắt để chạy tàu trong ga, trên tuyến hoặc khu đoạn đường sắt. Đồng thời, xác định trách nhiệm thẩm quyền định giá của Bộ Giao thông vận tải đối với dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư; tổ chức, cá nhân quyết định giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế các công ty kinh doanh vận chuyển đường sắt đều có niêm yết giá, theo cân nặng của hàng hóa. Mỗi một khối lƣợng sẽ có giá khác nhau, thường quy định 50kg một với hàng rắn, cơ bản. Giá giao động từ 1500 đ/ kg trở lên. Các hàng hóa khoảng vài chục kg: Giá từ 2000-5.000đ /kg. Các hàng hóa từ vài trăm kg: giá từ 1500- 3000đ/kg. Các hàng hóa trên 500kg: Giá khoảng 700k- 800k/ tấn. Xe máy từ 600k trở lên, với xe máy nếu chuyển từ Hà Nội sẽ có giá rẻ hơn. Xe tay ga từ 1 triệu. Giá vận chuyển phụ thuộc vào nơi nhận, loại xe, mới hay cũ .v.v. Giá vận chuyển ô tô khoảng 6 triệu trở lên,… nhƣ vậy, giá vận chuyển phụ thuộc vào loại hàng hóa và tùy vào thời điểm vận chuyển nên có những mức giá khác nhau. Thông thường mức giá này đã có niêm yết nếu có đàm phán thỏa thuận cũng chỉ đàm phán đƣợc với các hợp đồng lớn. Mức giá vận chuyển chỉ có tranh chấp trong trường hợp các bên tiến hành vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau mà kê khai không đầy đủ hoặc không đúng chủng loại hàng hóa dẫn đến việc tính sai giá cả hàng hóa. Đây là một quy định có phần tiến bộ hơn so với Luật đường sắt trước đây, tuy nhiên, lại khó khăn cho các đơn vị kinh doanh đường sắt khi không thể linh hoạt mức giá vận chuyển.
2.2.2.3. Thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trách nhiệm dân sự của Bên vận chuyển đối với hàng hóa đƣợc chuyên chở trên tàu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng – hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa Bên vận chuyển và chủ hàng. Bên vận chuyển có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại của hàng hóa chuyên chở theo các quy định về quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng vận chuyển – khi Bên vận chuyển không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự và vì thế đã gây thiệt hại cho hàng hóa. Trách nhiệm dân sự của Bên vận chuyển đối với hàng hóa đƣợc chuyên chở trên tàu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Tuy nhiên, bên cạnh các thỏa thuận riêng giữa Bên vận chuyển và chủ hàng, việc quy kết trách nhiệm bồi thường được chiểu theo các quy định chung của pháp luật Việt Nam. Pháp luật đặt ra những khuôn