LÝ THUYẾT VỀ MUA HÀNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp ahp để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cho trường hợp công ty perfetti van melle (Trang 27 - 46)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. LÝ THUYẾT VỀ MUA HÀNG

Nhiều yếu tố trong thị trường toàn cầu hóa ngày nay đã ảnh hưởng tới nhiều công ty, do đó công ty nghiên cứu để tìm ra những ƣu thế cạnh tranh của chính họ.Và một trong những cái tạo nên ƣu thế cạnh tranh của công ty đó chính là nghiên cứu tập trung vào chuỗi cung ứng. Trong số những hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng, mua hàng là một trong những chiến lƣợc quan trọng nhất bởi vì nó giúp cho công ty có cơ hội giảm chi phí, kéo theo đó là tăng lợi nhuận. Một nhiệm vụ quan trọng trong các chức năng của phòng mua hàng là lựa chọn nhà cung cấp. Ở hầu hết các ngành công nghiệp, chi phí của nguyên vật liệu và các thành phần khác chiếm phần trăm lớn nhất trong chi phí cấu thành nên một sản phẩm.

Nhiều năm trước đây, phương pháp truyền thống để lựa chọn nhà cung ứng dựa trên tiêu chí duy nhất là giá cả (Degraeve & Roodhooft, 1999). Tuy nhiên, khi các công ty nhận ra sự nhấn mạnh chỉ dựa trên duy nhất một tiêu chí giá cả trong việc lựa chọn nhà cung ứng nhƣ vậy là không hiệu quả. Từ đó các công ty chuyển qua phương pháp lựa chọn nhà cung ứng dựa trên đa tiêu chí một cách toàn diện hơn. Gần đây, những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trở nên phức tạp hợp bởi vì những vấn đề liên quan tới môi trường, xã hội, chính trị và sự hài lòng của khách hàng, bên cạnh những vấn đề truyền thống nhƣ chất lƣợng, giao hàng, chi phí và dịch vụ.

Việc nhận ra những tiêu chí thích hợp cho việc lựa chọn nhà cung ứng có thể làm những khác biệt chiến lƣợc đến trách nhiệm của tổ chức để cung cấp những cải tiến liên tục để làm hài lòng khách hàng dẫn đến việc nghiên cứu để tìm những cách mới và tốt hơn cho việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng.

Theo Chopra và Meindl (2007), định nghĩa chuỗi cung ứng là tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Những giai đoạn đó bao gồm: khách hàng, nhà bán lẻ, đại lý bán sỉ hoặc đại lí phân phối, nhà sản xuất và nhà cung ứng (Hình 2.1). Riêng đối với một tổ chức, thì chuỗi cung ứng gồm tất cả các chức năng liên quan tới việc thực hiện yêu cầu và nhu cầu của khách hàng.Những chức năng này bao gồm mua hàng, phát triển sản phẩm, tiếp thị, vận hành, tài chính và dịch vụ khách hàng.

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng

Mua hàng trong tổ chức thường xoay quanh tất cả các hoạt động liên quan tới quá trình mua. Theo Van Weele (2005), những hoạt động này gồm có: Xác định nhu cầu, chọn lựa nhà cung ứng, thảo luận giá cả thích hợp, thương lượng những điều khoản hợp đồng, xuất hợp đồng hoặc xuất đơn đặt hàng, đảm bảo giao hàng đúng hạn. Hình 2.2 bên dưới mô tả những hoạt động của quá trình mua hàng.

Nhà cung ứng

Nhà máy Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Hình 2.2: Những hoạt động của quá trình mua hàng (Weele, 2005)

Một trong những chức năng quan trọng nhất của mua hàng là lựa chọn nhà cung ứng cho những hàng hóa cần mua mà đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn đƣợc yêu cầu. Hình 2.3 bên dưới mô tả quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng.

Hình 2.3: Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng (Monczka, 2005) Trong quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cug cấp thì việc xác định những yêu cầu, tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng và phương pháp đánh giá của quá trình ra quyết định lựa chọn là hai giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất. Để lựa chọn nhà cung ứng thỏa mãn những tiêu chí là phức tạp, đôi khi những tiêu chí đó thỉnh thoảng có thể đối nghịch lẫn nhau.

Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng sẽ có thể thay đổi, và nó tùy thuộc vào mục tiêu và ngành nghề của công ty. Bảng 2.1 bên dưới thể hiện xếp hạng những tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Bảng xếp hạng này được Dickson thực hiện khảo sát vào năm 1966 với 273 người trưởng phòng mua hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mức độ quan trọng của từng tiêu chí.Năm 1991, Weber tiến hành khảo sát lại những tiêu chí đánh giá này và mức độ quan trọng của từng tiêu chí có thay đổi so với nghiên cứu của Dickson năm 1966.

Bước 1:

Xác định nhu cầu cho việc lựa chọn

nhà cung ứng

Bước 2:

Xác định những yêu cầu và tiêu chí quan trọng

Bước 3:

Quyết định chiến lƣợc

Bước 4:

Xác định những nhà cung ứng

tiềm năng

Bước 5:

Lọc ra những nhà cung ứng khả thi Bước 6: Quyết

định phương pháp cho việc lựa chọn

cuối cùng Bước 7: Ra quyết

định chọn lựa và tiến hành thỏa

thuận

Bảng 2.1: Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng Xếp hạng

Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng Nghiên

cứu của Dickson

(1966)

Nghiên cứu của Weber &

cộng sự (1991)

1 3 Chất lƣợng (Quality) 2 2 Giao hàng (Delivery)

3 10 Lịch sử (Performance history)

4 23 Chính sách bảo hành (Warranties and claim policicies) 5 4 Năng lực sản xuất ( Production facilities and capabilities) 6 1 Giá cả (Net price)

7 6 Khả năng kỹ thuật (Technical capability) 8 9 Tình hình tài chính ( Financial position)

9 16 Tuân thủ quy trình đấu giá (Bidding procedural compliance) 10 18 Hệ thống thông tin ( Communication system)

11 8 Danh tiếng và xếp hạng trong ngành (Reputation and position in industry)

12 21 Khát vọng kinh doanh (Desire for business)

13 7 Quản lý và tổ chức (Management and organization) 14 14 Kiểm soát vận hàng (Operational controls)

15 11 Dịch vụ sửa chữa (Repair service) 16 12 Thái độ ( Attitude)

17 20 Ấn tƣợng (Impression)

18 13 Khả năng đóng gói ( Packaging ability) 19 17 Dữ liệu về lao động ( Labor relations records) 20 5 Vị trí địa lý (Geographical location)

21 22 Doanh thu trong quá khứ (Amount of past business) 22 15 Hỗ trợ huấn luyện (Training aids)

23 19 Sự sắp xếp điều chỉnh lẫn nhau (Reciprocal arrangements) Như vậy quyết định phương pháp cho việc lựa chọn nhà cung cấp cuối cùng thỏa mãn nhiều tiêu chí đề ra là một quyết định đa tiêu chí. Vấn đề của quá trình ra quyết định đa tiêu chí là chịu sự ảnh hưởng bởi những tiêu chí xung đột lẫn nhau trong lựa chọn nhà cung ứng. Người ra quyết định phải phân tích, cân nhắc giữa nhiều tiêu chí. Kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí hỗ trợ người ra quyết định trong việc đánh giá các phương án thay thế. Phụ thuộc vào tình trạng mua hàng, các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung ứng sẽ có tầm quan trọng khác nhau.

2.2. CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG TRONG LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp có thể đƣợc phân thành 2 loại: định tính và định lƣợng. Sự lựa chọn tiêu chí nào còn tùy thuộc vào tình trạng của từng công ty.Tuy nhiên một số tiêu chí cơ bản nhƣ giá cả, chất lƣợng và tình trạng giao hàng là những tiêu chí thường được sử dụng rộng rãi. Sarkar và Mohapatra (2006) đã chỉ ra sự thực hiện (Performance) và năng lực (Capacity) như là 2 thước đo chính cho năng lực của một nhà cung cấp. Sự thực hiện (Performance) đƣợc định nghĩa nhƣ khả năng của nhà cung cấp đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn của người mua hàng về giá cả, chất lƣợng, dịch vụ, …Còn năng lực (Capacity) đƣợc định nghĩa nhƣ là tiềm năng của nhà cung cấp có thể tạo đòn bẩy đem lại những ƣu thế cạnh tranh cho người mua hàng về lâu dài.

Bảng 2.1 đã đề cập đến những tiêu chí cơ bản của thời kì trước, tuy nhiên trong thế kỷ mới này, với sự toàn cầu hóa diễn ra khắp nơi trên thế giới thì xuất hiện thêm một số những tiêu chí mới (Bảng 2.2) cho việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với xu hướng mua hàng hiện nay chẳng hạn như tiêu chí độ tin cậy, độ linh động, trách nhiệm môi trường, xã hội, khả năng đáp ứng JIT,…

Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các tiêu chí trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng (Thiruchelvam& Tookey, 2011)

STT Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng

Tần suất (1966-

2001)

Tần suất (2001-

2010)

Tổng cộng

1 Chất lƣợng (Quality) * 71 37 108

2 Giao hàng (Delivery) * 75 36 111

3 Lịch sử (Performance history) * 11 10 21

4

Chính sách bảo hành (Warranties and claim

policicies) * 1 5 6

5

Năng lực sản xuất (Production facilities and

capabilities) * 35 20 55

6 Giá cả (Net price) * 81 37 118

7 Khả năng kỹ thuật (Technical capability) * 30 24 54

8 Tình hình tài chính ( Financial position) * 15 17 32 9

Tuân thủ quy trình đấu giá (Bidding procedural

compliance) * 4 0 4

10 Hệ thống thông tin (Communication system) * 7 7 14 11

Danh tiếng và xếp hạng trong ngành (Reputation

and position in industry) * 10 8 18

12 Khát vọng kinh doanh (Desire for business) * 2 2 4 13

Quản lý và tổ chức (Management and

organization) * 17 22 39

14 Kiểm soát vận hàng (Operational controls) * 5 0 5

15 Dịch vụ sửa chữa (Repair service) * 18 11 29

16 Thái độ (Attitude) * 14 6 20

17 Ấn tƣợng (Impression) * 6 4 10

18 Khả năng đóng gói (Packaging ability) * 5 4 9

19 Dữ liệu về lao động (Labor relations records) * 4 6 10 20 Vị trí địa lý (Geographical location) * 17 12 29 21

Doanh thu trong quá khứ (Amount of past

business) * 1 2 3

22 Hỗ trợ huấn luyện (Training aids) * 3 0 3

23

Sự sắp xếp điều chỉnh lẫn nhau (Reciprocal

arrangements) * 5 0 5

24 Độ tin cậy (Reliability) NA 11 11

25 Độ linh hoạt (Flexibility) NA 19 19

26 Cải thiện quá trình (Process improvement) NA 12 12 27 Phát triển sản phẩm (Product development) NA 19 19 28

Trách nhiệm môi trường và xã hội (Enviromental

and social responsibility) NA 9 9

29

An toàn nghề nghiệp (Occupational safety and

health) NA 4 4

30 Sự minh bạch (Integrity) NA 5 5

31 Sự chuyên nghiệp (Progessionalism) NA 4 4

32 JIT NA 5 5

33 Commitment (Cam kết) NA 9 9

34 Tình trạng kinh tế (Economy situation) NA 1 1

35 Hợp tác lâu dài (Long-term relationship) NA 4 4 36 Tình trạng chính trị (Political situtation) NA 2 2 (*): Những tiêu chí có trong nghiên cứu của Dickson (1966), NA: Không đề cập 2.3. LÝ THUYẾT VỀ RA QUYẾT ĐỊNH

Rất nhiều bài toán ra quyết định bao gồm nhiều tiêu chuẩn hơn là một tiêu chuẩn (Criteria). Rất nhiều (nếu không nói là hầu hết) các bài toán quản lý thuộc lớp các bài toán đa tiêu chuẩn (MCDM-Multi Criteria Decision Making). MCDM có thể đƣợc hiểu nhƣ là một phần trong một lĩnh vực rộng hơn của ra quyết định, đó là hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDA-Multi-Criterial Decision Aid). Trên thế giới, MCDM phát triển rất mạnh ở Mỹ, trong khi đó MCDA đƣợc sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các nhà nghiên cứu ở Châu Âu (Roy & Vanderpoonten, 1996).

MCDA xây dựng các công cụ để hỗ trợ người ra quyết định trong việc giải một bài toán ra quyết định với nhiều quan điểm hay đa tiêu chuẩn. Đây không phải là công việc dễ dàng vì các tiêu chuẩn,hay còn gọi là thuộc tính (Attribute), nhân tố (Factor), thường thì mâu thuẫn (Conflicting) và trái ngược nhau nên ta không thể tổng hợp chúng lại thành một được. Thông thường, các thuật ngữ này có thể được dùng thay thế cho nhau, và không có một định nghĩa chung cho các thuật ngữ này.

Xu hướng của MCDA là tạo nên một công cụ cho phép người ra quyết định nhận dạng, phân tích và tìm hiểu những quan điểm này để có thể tiến hành quá trình ra quyết định. Nó đƣợc gọi là cách tiếp cận từ gốc rễ (Constructivist approach).

Trong khi đó, MCDM có cách tiếp cận rõ ràng hơn. Trong MCDM người ta giảsử rằng tồn tại một “cái gì đó” mà nó cho phép người ra quyết định xác định phương án nào là tốt nhất. MCDM sử dụng các hàm độ hữu ích nếu nó có thể đƣợc thành lập và mô tả bằng các thuật ngữ toán học, hoặc sử dụng các kỹ thuật so sánh giữa các phương án. Vì thế mục tiêu chính của nó là quan sát các hành vi và quan điểm của người ra quyết định cũng như cố gắng giúp họ hiểu bản chất các cơ chế trong quá trình ra quyết định, phân tích cho họ hiểu tất cả các yếu tố mà nó ảnh hưởng đến kết quả.

Trong lĩnh vực nghiên cứu về MCDM, các nhà nghiên cứu phân ra thành hai loại chính nhƣ sau: Ra quyết định đa mục tiêu (MODM-Multi Objective Decision Making) & ra quyết định đa thuộc tính (MADM- Attribute Objective Decision Making).

Loại thứ nhất (MODM) nhắm vào các loại bài toán có không gian quyết định liên tục, các bài toán chứa một tập lớn các phương án. Nó được nghiên cứu rộng rãi với các phương pháp quy hoạch toán học và các kỹ thuật tối ưu. Do đó nó được thành lập dễ dàng trên các cơ sở lý thuyết và vì vậy bài toán tối ƣu này có thểxem xét nhiều giả thuyết của các biến, các hàm đƣợc định nghĩa từ các mô hình và ràng buộc. Loại bài toán MODM liên tục này đƣợc sử dụng để thiết kế hay tạo ra các phương án ra quyết định, bao gồm các phương pháp: Quy hoạch đa mục tiêu (Goal programming) và các phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu (Multi-objective optimization) như tiếp cận một hàm mục tiêu (Single objective approach), phương pháp mục tiêu toàn cục (Global criterion method), phương pháp Qui hoạch thỏa hiệp (Compromise programming), phương pháp quy hoạch De Novo (De Novo programming),…

Trong khi đó, loại thứ hai (MADM) lại thích ứng với các loại bài toán với không gian ra quyết định rời rạc và có các phương án được xác định trước. Do đó, loại này thường được sử dụng trong việc lựa chọn tập phương án ra quyết định tốt nhất từ danh sách hữu hạn các phương án sẵn có. Loại này bao gồm các phương pháp: Ra quyết định đa nhân tố (MFEP-Multiple Factors Evaluation Process) và Ra quyết định đa tiêu chuẩn/đa thuộc tính như: phương pháp Analytic Hierarchy Process (AHP) của Thomas L. Saaty, phương pháp ELECTRE (Elimination Et Choix Traduisant la Realité) của Roy, phương pháp độ hữu ích đa thuộc tính (Multi-attribute Utilitytheory), phương pháp xếp hạng (Outranking relation approach), phương pháp giao tiếp tuần tự, … Bảng 2.3 bên dưới thể hiện cho sự khác biệt giữa bài toán đa tiêu chuẩn và đa mục tiêu.

Bảng 2.3: Phân biệt bài toán đa tiêu chuẩn hay đa mục tiêu Đặc điểm Đa mục tiêu Đa tiêu chuẩn Các phương án và lời giải Chưa có sẵn, vô hạn Có trước, hữu hạn Phương pháp giải Quy hoạch toán học (Cơ

bản dựa trên QHTT) Các phương pháp chuyên biệt

Rất nhiều các vấn đề cần ra quyết định trong thực tế bao gồm nhiều tiêu chuẩn hơn là một tiêu chuẩn. Hầu hết các bài toán quản lý thuộc lớp các bài toán đa tiêu chuẩn. Ví dụ nhƣ bạn đang xem việc tìm kiếm một việc làm mới, chắc chắn bạn rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn đối với các công ty như mức lương, cơ hội thăng tiến, địa điểm làm việc, môi trường làm việc, ... Còn nếu như bạn muốn mua cái máy tính cá nhân thì cũng sẽ có rất nhiều tiêu chuẩn quan trọng đáng để bạn xem xét như giá bán, cấu hình, bộ nhớ, thương hiệu, các phần cài sẵn có bản quyền, thời gian bảo hành, … Hay trong việc mua một chiếc xe hơi mới chẳng hạn, các tiêu chuẩn nhƣ màu sắc, giá cả, kiểu xe, nhà sản xuất, vấn đề bảo trì, chất lƣợng,

…đều là các yếu tố quan trọng cần xem xét.

Vì nhiều yếu tố liên quan, việc ra quyết định nhiều mục tiêu, nhiều nhân tố thường phải sử dụng đến các cách tiếp cận định lượng đặc trưng. Bài toán ra quyết định đa thuộc tính bao gồm 2 dạng bài toán chính: Ra quyết định đa nhân tố & ra quyết định đa tiêu chuẩn. Thuật ngữ nhân tố (Factor): là một sự tổng hợp các thuộc tính và độ đo các đại lượng khách quan khác, thể hiện sự riêng biệt của các phương án chọn lựa. Thuật ngữ tiêu chuẩn (Criteria): là sự tổng hợp của các thuộc tính và nhân tố thể hiện độ ưu tiên trong chọn lựa phương án.

2.3.1. Ra quyết định đa nhân tố

Trong việc ra quyết định đa nhân tố, người ra quyết định sẽ cân nhắc chọn lựa một hay nhiều phương án dựa trên một số nhân tố.

Việc xem xét các nhân tố chủ yếu bằng trực giác và chủ quan. Mỗi nhân tố đóng một vai trò như là một thang đánh giá, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sẽ được gán 1 trọng số (nói lên tầm quan trọng tương đối giữa các nhân tố với nhau) và những phương án sẽ được chọn lựa tùy thuộc vào các nhân tố này.

Cách tiếp cận này đƣợc gọi là quá trình đánh giá đa nhân tố (Multiple Factors Evaluation Process-MFEP). Việc ra quyết định đa nhân tố bao gồm một số bước, trong đó có các bước đánh giá. Đây là bước ước lượng chủ quan của người ra quyết định.

2.3.2. Ra quyết định đa tiêu chuẩn

Trong những trường hợp chúng ta không thể gán một cách chủ quan các đánh giá về trọng số của nhân tố (tiêu chuẩn) cũng như đánh giá các phương án thì không nên sử dụng phương pháp quá trình đánh giá đa nhân tố (Multiple Factors Evaluation Process-MFEP). Khi đó, các phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn khác tỏ ra hiệu quả. Có thể kể ra các phương pháp được nhiều người biết và sử dụng như hình 2.4 bên dưới. 4 Phương pháp đó như sau: Phương pháp quá trình phân tích thứ bậc (The Analytic Hierarchy Process –AHP), Phương pháp Electre I và II (Prof.

Roy-1967), Phương pháp độ hữu ích (Utility Theory - Prof. Ralph Keeney), Phương pháp giao tiếp tuần tự.

Hình 2.4: Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn

Bảng 2.4 bên dưới mô tả ưu nhược của từng phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn.

Phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM Methods)

AHP ELECTRE TOPSIS PROMETHE Grey theory

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp ahp để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cho trường hợp công ty perfetti van melle (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)