GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng fmea nhằm giảm thiểu sai sót của qui trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại công ty cổ phần hóc môn (Trang 30 - 37)

3.6 GIỚI THIỆU CÔNG TY 3.1.1 Đôi nét về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Hóc Môn

- Tên viết tắt: H.S.C ( Hoc Mon Joint Stock Company) - Điện thoại: 84-4-32528868

- Website: www.hscagro.com

- Trụ sở chính: 3/27 QL22, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, TpHCM - Trụ sở sản xuất: Ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới, Huyện Hóc Môn, TpHCM 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

- Năm 1988 Công ty Cây Trồng Hóc Môn đƣợc thành lập trên cơ sở kế thừa Trạm Bảo Vệ Thực vật của Huyện. Trụ sở chính đặt ở: 3/27, QL22, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, TpHCM.

- Ngày 02/01/1993 Công ty Cây trồng Hóc Môn chính thức đi vào sản xuất, gia công, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nhà máy sàn xuất đặt ở Ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TpHCM

- Ngày 20/12/2000: Công ty đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Hóc Môn

- Ngày 01/06/2013: Công ty xây dựng thêm nhà máy Minh Long Phát ở Khu Công Nghiệp Xuyên Á - Long An.

3.1.3 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất kinh doanh các loại giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và dịch vụ ngành nông nghiệp.

- Xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

- Gia công thuốc bảo vệ thực vật.

- Mua bán sản phẩm nông nghiệp đƣợc sơ chế, thực phẩm chế biến; thiết bị, dụng cụ, máy móc cơ khí ngành nông ngƣ nghiệp.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.

- Kinh doanh nhà.

Hình 3.1: Một số sản phẩm điển hình tại H.S.C 3.2 QUI TRÌNH SẢN XUẤT

Nhà máy sản xuất theo dây chuyền bán tự động. Bán thành phẩm di chuyển trên bằng chuyền qua các trạm làm việc của công nhân. Hiện nhà máy có 4 nhóm chính:

- Nhóm chuẩn bị: phụ trách việc chuẩn bị nguyên liệu, phụ gia, bao bì, đóng date nhãn, vận chuyển thành phẩm.

- Nhóm phối liệu: phụ trách việc cân nguyên liệu, vận hành máy phối trộn.

- Nhóm sản xuất: phụ trách đứng máy sang chai, đóng nắp, dán nhãn, đóng thùng bán thành phẩm.

- Nhóm KCS: phụ trách việc kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm.

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức sản xuất

Qui trình sản xuất (Xem phụ lục Hình 3.4 và Hình 3.5)

Thuyết minh qui trình sản xuất

Bảng 3.1 Bảng thuyết minh qui trình sản xuất

STT Hoạt động Sản phẩm Người thực hiện

1 Kiểm tra điều kiện sản xuất.

Các điều kiện (công nhân, nguyên liệu, bao bì, nhãn, bồn phói trộn) đƣợc kiểm tra.

Công nhân chuẩn bị sản xuất.

2

Phối trộn bán thành phẩm theo công thức phòng R&D đƣa ra.

Bán thành phẩm. Công nhân phối

trộn.

3 Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu chất lƣợng.

Bán thành phẩm đƣợc kiểm tra.

Phiếu kiểm tra chất lƣợng. Nhân viên KCS.

4 Chiết rót, đóng nắp, (đóng gói), dán nhãn

Bán thành phẩm qua máy chiết rót, (đóng gói), đóng nắp, dán nhãn.

Phiếu kiểm tra sản xuất.

Công nhân sản xuất.

5 Kiểm tra thành phẩm . Sản phẩm hoàn chỉnh.

Phiếu kiểm tra thành phẩm. Nhân viên KCS.

6 Đóng thùng.

Sản phẩm sau khi kiểm tra đạt chất lƣợng.

Phiếu kiểm tra sản xuất.

Công nhân sản xuất.

7

Kiểm tra thành phẩm trước khi xuất xưởng.

Mẫu trong lô hàng đƣợc lấy để kiểm tra.

Nhân viên KCS.

8 Nhập kho thành phẩm

khi có yêu cầu. Phiếu nhập kho thành phẩm. Nhân viên chuẩn bị

3.3 QUI TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Nhóm chuẩn bị

Nhóm phối liệu

Nhóm sản xuất Nhóm KCS

Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tại nhà máy gồm có hai giai đoạn chính là kiểm tra bán thành phẩm và kiểm tra thành phẩm

3.3.1 Kiểm tra bán thành phẩm

Kiểm tra chất lƣợng bán thành phẩm đƣợc giao cho tất cả các công nhân viên (công nhân sản xuất và nhân viên KCS) ở các công đoạn. Người phụ trách công đoạn sau phải giám sát cảm quan sản phẩm (màu sắc, mùi thuốc, nắp, gói, date, nhãn, khối lượng, thể tích…) của công đoạn trước, nhân viên KCS sẽ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa của bán thành phẩm.

Có hai cách xử lý nếu bán thành phẩm không đạt chất lƣợng:

- Nếu phát hiện bán thành phẩm bị lỗi nhẹ còn nằm trong khoảng cho phép: đóng nắp nhƣng chƣa seal nắp, dán ngƣợc nhãn, đóng date sai lệch vị trí…với số lƣợng ít sẽ trả lại cho nhóm phụ trách công việc đó để chỉnh sửa lại, không ghi nhận vào sổ KCS

- Nếu phát hiện bán thành phẩm bị lỗi nặng: lấy sai nguyên liệu, cân không đúng khối lƣợng nguuyên liệu cho mẻ phối trộn, đóng sai nắp, dán sai nhãn, chiết rót, đóng gói thiếu khối lƣợng, thể tích vƣợt ra khỏi ngƣỡng cho phép… sẽ bị đƣa vào kho phế phẩm, chờ xử lý, ghi nhận lỗi vào sổ KCS.

3.3.2 Kiểm tra thành phẩm

Kiểm tra chất lƣợng thành phẩm là công đoạn cuối trên dây chuyền sản xuất trước khi xuất xưởng nhập kho. Tại công đoạn này, nhân viên KCS sẽ lấy mẫu kiểm tra: thùng carton, số lƣợng gói, chai,thể tích, sản phẩm khuyến mãi,… sau đó lấy mẫu lưu lại.

Nội dung kiểm tra gồm:

- Phương pháp kiểm tra: kiểm tra mẫu ngẫu nhiên, áp dụng duy nhất một cách kiểm tra mẫu cho tất cả các loại thuốc.

- Cỡ mẫu: lấy 10% mẫu cho lô hàng sản xuất.

- Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên rời rạc sao cho phân phối đều khắp lô hàng.

- Tiêu chuẩn lấy mẫu: Lấy lần 1 mẫu đạt chất lượng hoàn toàn thì cho xuất xưởng nhập kho. Nếu lấy mẫu lần 1 sản phẩm không đạt chỉ tiêu chất lƣợng nhƣng nhỏ hơn 40% thì trả lại nhóm phụ trách khâu đó chỉnh sửa lại. Nếu lấy mẫu lần 1 sản phẩm không đạt chỉ tiêu chất lƣợng vƣợt mức cho phép là 40%, lỗi thuộc công đoạn phối trộn thì lấy mẫu lần 2 kiểm tra lại, nếu vẫn không đạt vƣợt mức 40%, thì bác bỏ cả lô hàng, nhân viên KCS lập phiếu yêu cầu xử lý lô hàng bị lỗi, chuyển lô hàng đó vào khu vực chờ xử lý.

3.4 NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM

Dựa vào các số liệu thu thập đƣợc trong năm 2013 (số liệu đƣợc thống kê từ bộ phận Marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận KCS), tình trạng chất lƣợng sản phẩm có những vấn đề sau:

 Lỗi bao bì:

- Gói thường bị xì chảy, túi bị phồng, rộp, thiếu khối lượng

- Chai bị xì nắp, vỏ chai bị móp méo, thiếu thể tích, dán sai nhãn ngƣợc nhãn, đóng date không đúng vị trí cho phép.

 Lỗi trên nhãn:

- Thông tin ghi trên nhãn không đúng với bảng hợp qui, nhãn thiết kế không phù hợp với kích thướt chai.

 Lỗi chất lƣợng thuốc:

- Thuốc không đạt các chỉ tiêu đăng ký, tụt hàm lượng sau một thời gian lưu trữ, cảm quan (màu sắc, dạng) không đúng tiêu chuẩn

Bảng 3.2: Các dạng lỗi khách hàng than phiền trong năm 2013 Các dạng lỗi

Khách hàng than phiền

(số lần)

Số lƣợng (gói, chai)

Lỗi bao bì

Gói bị xì chảy 4 54000

Gói bị phình to 7 25000

Túi , gói bị thiếu khối lƣợng 3 713

Màng seal không kín 3 297

Vỏ chai bị móp méo 2 812

Chai bị thiếu thể tích 1 2400

Dán sai nhãn 2 53

Lỗi trên nhãn Thông tin in trên nhãn sai 8 5000

Kích thước nhãn không phù hợp 5 350

Lỗi chất

lƣợng thuốc Thuốc không đạt hàm lƣợng 3 17500

Hình 3.6: Biểu đồ Pareto các dạng lỗi khách hàng than phiền trong năm 2013 3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương 3, tác giả đã trình bày quy trình sản xuất và quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng gói và dạng đóng chai. Dựa vào các số liệu thu thập đƣợc từ phòng KCS, phòng Marketing đã giúp cho tác giả nhận

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Số lượng (gói, chai) Tỷ lệ % tích lũy

diện đƣợc các dạng sai hỏng liên quan đến chất lƣợng sản phẩm. Việc thống kê các dạng sai lỗi và lập biểu đồ Paleto đã cho chúng ta thấy rằng dạng lỗi “Gói bị xì chảy”

và “Gói bị phình to´chiếm đến gần 80% trong tổng số các dạng lỗi. Qua đó cần phải tiến hành tập trung phân tích, tìm nguyên nhân để đƣa ra các biện pháp khắc phục sai lỗi góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm chi phí sản xuất.

CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu Ứng dụng fmea nhằm giảm thiểu sai sót của qui trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại công ty cổ phần hóc môn (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)