Thiết kế khảo sát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty tnhh wall stress ensligh (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2. Thiết kế khảo sát

Thu thập dữ liệu thông qua việc phát bảng câu hỏi, khảo sát trực tuyến đối với những cá nhân thuộc đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sau khảo sát sẽ được làm sạch, mã hóa và xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.

4.2.1. Thiết kế mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu chính là nhân viên đang làm việc tại WSE.

Khung mẫu là nhân viên đang làm việc tại WSE từ năm 2013.

Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng. Các đối tượng khảo sát được chọn ngẫu nhiên sao cho dễ dàng thu được số mẫu tối thiếu nhất theo yêu cầu.

Cỡ mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định kích thước mẫu theo kinh nghiệm (Bollen, 1989) cỡ mẫu phải gấp 4 - 5 lần số biến quan sát để đảm bảo độ chính xác của thông tin khi phân tích dữ liệu.

Với 36 biến quan sát, nghiên cứu cần số mẫu tối thiểu là 180, để loại trừ trường hợp thiếu dữ liệu qua quá trình gạn lọc, làm sạch, loại bỏ những trường hợp trả lời không phù hợp thì số mẫu đề nghị là 200.

4.2.2. Xây dựng thang đo Thang đo yếu tố “Tiền lương”

Tiền lương là quyền lợi hữu hình về mặt tài chính mà người lao động được nhận khi làm việc tại một công ty. Nó ảnh hưởng đến hành vi làm việc của nhân viên, có thể thúc đẩy năng suất lao động nếu người lao động được trả thỏa đáng. Thang đo gồm năm yếu tố được tham khảo từ các tác giả Trần Kim Dung (2005) và Phạm Văn Mạnh (2012).

Bảng 4. 3 Các biến thang đo yếu tố “Tiền lương”

Khi làm việc tại WSE, tôi thấy…

1 … tôi được trả lương phù hợp với khả năng và đóng góp

2 … mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của tôi 3 … tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên trong công ty 4 … có thể sống tốt hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty

5 … so với các công ty khác, cảm thấy thu nhập của mình là cao

Thang đo yếu tố “Cơ hội đào tạo – thăng tiến”

Đào tạo giúp nhân viên có được những kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, giúp họ làm việc hiệu quả hơn, bắt kịp được những thay đổi trong thời buổi phát triển khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến giúp họ hăng say trong công việc, tạo cơ hội cho họ phát triển bản thân và địa vị xã hội. Thang đo bao gồm 5 yếu tố, được tham khảo từ các tác giả Trần Kim Dung (2005) và Nguyễn Liên Sơn (2008).

Bảng 4. 4 Các biến thang đo “Cơ hội đào tạo - thăng tiến”

6 … tôi được đào tạo đầy đủ các kỹ năng chuyên môn 7 … tôi được tạo điều kiện học tập nâng cao chuyên môn 8 … WSE tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 9 … tôi có cơ hội phát triển cá nhân

10 … chính sách đào tạo và thăng tiến của WSE công bằng

Thang đo “Quan hệ với đồng nghiệp”

Những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc, tại nơi làm việc, sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc với các đồng nghiệp.

Thang đo được tham khảo từ các tác giả Trần Kim Dung (2005) và Nguyễn Liên Sơn (2008).

Bảng 4. 5 Các biến thang đo “Quan hệ với đồng nghiệp”

11 … đồng nghiệp rất thân thiện và dễ chịu

12 … đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc 13 … tôi và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 14 … đồng nghiệp đáng tin cậy

Thang đo “Quan hệ với cấp trên”

Sự thỏa mãn của người lao động tăng lên khi người lãnh đạo của họ hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi người lao động thực hiện tốt công việc, biết lắng nghe ý kiến của người lao động, và biết quan tâm đến lợi ích của người lao động.

Thang đo gồm 4 yếu tố được tham khảo từ các tác giả Trần Kim Dung (2005), Phạm Văn Mạnh (2012) và Châu Văn Toàn (2009).

Bảng 4. 6 Các biến thang đo yếu tố “Quan hệ với cấp trên”

15 … lãnh đạo quan tâm đến nhân viên

16 … nhân viên nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc 17 … lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên

18 … lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

Thang đo “Đặc điểm công việc”

Thực tế cho thấy công việc thú vị sẽ kích thích nhân việc làm việc tốt hơn, hăng say hơn và đạt được kết quả làm việc cao. Trách nhiệm và quyền hạn trong công việc là yếu tố quan trọng để nhân viên phát huy năng lực bản thân. Nghiên cứu sử dụng thang đo của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2012).

Bảng 4. 7 Các biến thang đo yếu tố “Đặc điểm công việc”

19 … tôi được chủ động trong công việc

20 … đặc điểm công việc hiện tại phù hợp với chuyên môn của tôi 21 … công việc thú vị

22 … an toàn trong công việc

23 … tôi có quyền hạn tương xứng với trách nhiệm 24 … thành quả công việc của tôi được ghi nhận

Thang đo “Phúc lợi”

Phúc lợi gồm có: các loại bảo hiểm, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa… Các điều kiện phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.

Bảng 4. 8 Các biến thang đo yếu tố “Phúc lợi”

25 … công ty có chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt

26 … chương trình bảo hiểm của công ty mang lại lợi ích thiết thực cho tôi 27 … hài lòng với những chế độ phụ cấp (ăn trưa, thưởng tết, quà tặng…) 28 … các chương trình phúc lợi của công ty rất đa dạng và hấp dẫn

29 … các phúc lợi mà tôi nhận được không thua kém các công ty khác

Thang đo “Điều kiện làm việc”

Điều kiện môi trường tốt là đòi hỏi tất yếu để nhân viên có thể phát huy hết tài năng trong quá tình làm việc. Thang đo gồm 4 biến quan sát, được tham khảo từ tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2012).

Bảng 4. 9 Các biến thang đo yếu tố "Điều kiện làm việc"

30 … thời gian làm việc thích hợp

31 … nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái

32 … tôi được cung cấp đầy đủ các công cụ, dụng cụ làm việc 33 … nơi làm việc an toàn

Thang đo “Sự thỏa mãn trong công việc”

Bảng 4. 10 Các biến thang đo "Sự thỏa mãn công việc"

34 … yêu thích công việc hiện tại 35 … hài lòng với công ty

36 … tôi sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty tnhh wall stress ensligh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)