3 . Những nghiên cứu trên đối tượng Aeromonas hydrophila và gen Wzz

Một phần của tài liệu Tạo chủng aeromonas hydrophila đột biến bằng kỹ thuật knock out gen wzz dùng làm vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết cho cá tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 29 - 32)

Chiều dài chuỗi O antigen được điều hòa bởi gen Wzz, chiều dài chuỗi O antigen ảnh hưởng đến cách vi khuẩn gram âm tương tác với các protein bổ thể của hệ miễn dịch tự nhiên. Chuỗi O antigen càng dài sẽ ngăn chặn bổ thể tiếp cận với bề mặt tế bào để ly giải vi khuẩn. Những chủng đột biến bị mất hoàn toàn chuỗi O antigen dễ dàng bị tiêu diệt bởi bổ thể hơn so với chủng hoang dại. Do đó, chiều dài chuỗi O antigen có đóng vai trò quan trọng trong độc tính của vi khuẩn [ HYPERLINK \l

"EKi08" 37 ].

Có thể thấy rõ hơn vai trò của O-antigen qua nghiên cứu trên chủng E. coli O7, khi đột biến gen Wzz biểu hiện O antigen với chỉ 1 tiểu phần O7 antigen của chủng hoang dại. Trong khi đó, đột biến gen Wzz biểu hiện chuỗi O antigen với chiều dài ngắn hơn so với chủng hoang dại 38]}. Ảnh hưởng của chiều dài O antigen đối với sự kháng huyết thanh vẫn chưa được làm rõ nhưng có một vài sự liên hệ giữa chiều dài chuỗi O antigen và độc tính của E. coli[ HYPERLINK \l "AVF98" 33 ].

Bên cạnh đó, vai trò của O-antigen còn thể hiện theo cách khác như một số loại vi khuẩn biểu hiện hai loại kiểu mẫu O antigen và được điều hòa bởi hai gen Wzz khác nhau CITATION EKi081 \l 1033 [ HYPERLINK \l "EKi081" 39 ] . Salmonella enterica hoang dại biểu hiện hai kiểu chuỗi O antigen: chuỗi O antigen dài (16 đến 35 unit) được điều hòa bởi gen Wzzst; chuỗi O antigen rất dài ( > 100 unit) được điều hòa bởi gen WzzfepE. Murray và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm trên chuột với 3 chủng Salmonella enterica đột biến gen Wzz: chủng đột biến gen Wzzst; chủng đột biến gen WzzfepE và chủng đột biến cả hai gen Wzzst/WzzfepE.

Kết quả cho thấy chủng đột biến cả hai gen Wzzst/WzzfepE cho kết quả chuỗi O antigen ngắn hơn, nhạy với huyết thanh hơn và có độc lực thấp nhất; chủng đột biến gen Wzzst không biểu hiện chuỗi O antigen dài, nhạy cảm với huyết thanh và có độc lực thấp hơn so với chủng hoang dại; đột biến gen WzzfepE không khác nhiều so với chủng hoang dại CITATION GLM03 \l 1033 [ HYPERLINK \l "GLM03" 40 ] .

Pseudomonas aeruginosa PAO1, chủng hoang dại chủ yếu biểu hiện hai loại O antigen dài và rất dài được điều hòa bởi hai gen Wzz1Wzz2. Đột biến gen Wzz1 làm giảm sự biểu hiện của chuỗi O antigen dài, đột biến gen Wzz2 dẫn đến không biểu hiện chuỗi O antigen dài, chủng đột biến cả hai gen Wzz1Wzz2 giảm biểu hiện cả hai loại chuỗi O antigen. Các chủng đột biến đã được thử nghiệm trên chuột để kiểm tra độc tính, kết quả chủng đột biến cả hai gen Wzz1wzz2 có độc lực thấp nhất. Đối với chủng hoang dại, tất cả chuột đều chết ở liều gây độc khoảng 5.5

× 105 CFU; nhưng đối với chủng đột biến cả hai gen Wzz1 và Wzz2 thì ở liều lượng tương đương chúng hoàn toàn không gây độc; chủng đột biến gen Wzz1 cho kết quả giảm độc lực đáng kể, liều gây chết 50% của chủng này cao gấp 4,5 lần so với chủng hoang dại; chủng đột biến gen Wzz2 có giảm độc lực nhưng không đáng kể CITATION EKi081 \l 1033 [ HYPERLINK \l "EKi081" 39 ] .

H. Najdenski và cộng sự CITATION HNa03 \l 1033 [ HYPERLINK \l

"HNa03" 41 ] đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá vai trò của O- antigen đối với độc tính của vi khuẩn Yersinia enterocolitica O:8. Tiến hành thí nghiệm trên thỏ bằng cách tiêm 3 chủng đột biến: (1) Chủng đột biến bị mất hoàn toàn O antigen, (2) chủng đột biến gen Wzy bị mất protein Wzy nên biểu hiện LPS với chỉ một O unit duy nhất, (3) chủng đột biến gen Wzz bị mất protein Wzz nên biểu hiện LPS với chiều dài O antigen phân bố một cách ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy chủng đột biến gen Wzz có độc lực thấp nhất.

Những kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ chiều dài của O antigen có ảnh hưởng lớn đến độc tính của vi khuẩn. Do đó, nghiên cứu tạo ra các chủng đột biến gen Wzz

mang lại nhiều hứa hẹn trong việc sản xuất vaccine sống nhược độc CITATION HNa03 \l 1033 [ HYPERLINK \l "HNa03" 41 ] .

Phương pháp tạo vi khuẩn nhược độc đơn giản nhất là phương pháp cấy chuyền nhiều lần trong phòng thí nghiệm để làm giảm độc lực, sau đó gây nhiễm cho vật chủ. Tuy nhiên, độc lực vi khuẩn có thể phục hồi khi chúng được tăng sinh trong cơ thể vật chủ. Vì vậy, phương pháp này không an toàn và không thích hợp để áp dụng trong sản xuất vaccine CITATION THN09 \l 1033 [ HYPERLINK \l "THN09"

42 ] .

Nói chung đã có khá nhiều nghiên cứu vaccine nhược độc đối với tác nhân gây bệnh A.hydrophila trên các đối tượng như: gen aroA CITATION JVi041 \l 1033 [ HYPERLINK \l "JVi041" 43 ] CITATION JVi042 \l 1033 [ HYPERLINK \l

"JVi042" 44 ] ,tranposon Tn916-generated CITATION YLi07 \l 1033 [ HYPERLINK \l "YLi07" 45 ] , transposon mini- Tn5 CITATION KYL97 \l 1033 [ HYPERLINK \l "KYL97" 46 ] , methyltransferase kết hợp với Dam CITATION TEE06 \l 1033 [ HYPERLINK \l "TEE06" 47 ] tuy nhiên trên đối tượng gen Wzz thì hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hướng sản xuất vaccine nhược độc.

Bên cạnh những nghiên cứu về hướng giảm độc lực của vi khuẩn A.hydrophila, còn có những nghiên cứu về khả năng sử dụng chúng như vaccine ngừa bệnh, theo P. Swain (2007), thì sự kết hợp tạo nên kháng nguyên hỗn hợp giữa các dòng vi khuẩn gây bệnh nhược độc như A.hydrophila, Edwardsiella ictaluri Salmonella, khi tiêm vào đối tượng thử nghiêm cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn so với khi chỉ tiêm một kháng nguyên từ duy nhất một loại vi khuẩn nhược độc, nghiên cứu này đưa ra hướng tiếp cận của dòng vi khuẩn nhược độc khi đưa vào ứng dụng rộng rãi làm vaccine trong ngành thủy sản CITATION PSw07 \l 1033 [ HYPERLINK \l

"PSw07" 48 ] .

Một phần của tài liệu Tạo chủng aeromonas hydrophila đột biến bằng kỹ thuật knock out gen wzz dùng làm vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết cho cá tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)