4 . Những nghiên cứu vaccine thủy sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tạo chủng aeromonas hydrophila đột biến bằng kỹ thuật knock out gen wzz dùng làm vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết cho cá tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 32 - 35)

Việc nghiên cứu và ứng dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn đang ở giai đoạn đầu, đã có một số công trình nghiên cứu và phát triển vaccine tại Việt Nam tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có sản phẩm thích hợp đáp ứng nhu cầu của ngành thủy sản.

Một số công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vaccine vào nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam như: đề tài sản xuất vaccine cuả Bộ Thủy Sản, đề tài sản xuất vaccine vô hoạt phòng bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ và đề tài nghiên cứu tạo vaccine phòng bệnh đốm trắng trên cá tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, đề tài tạo vaccine ngăn ngừa bệnh mủ gan cho cá tra và đề tài tạo vaccine ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng huyết cho cá tra của Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học…kết quả nghiên cứu bước đầu ở phòng thí nghiệm rất khả quan, đặc biệt là vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypothalmus). Ngoài ra, một số công ty nước ngoài đang nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vaccine phòng bệnh cho cá tra, cá điêu hồng và cá giò… Với những kết quả đạt được như trên, hy vọng trong tương lai việc ứng dụng vaccine phòng hộ đàn cá nuôi sẽ được triển khai rộng rãi và là một công cụ quản lý chất lượng - sản lượng hữu hiệu cho ngành nuôi thủy sản CITATION TBH11 \l 1033 [ HYPERLINK \l

"TBH11" 49 ] .

Trường Đại học Stirling, công ty Pharma của Nauy và công ty Intervet đang đầu tư nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh hoại tử gan tụy trên cá tra và cá basa tại Việt Nam. Năm 2007 công trình nghiên cứu của Peter Coloe – trưởng khoa ngành Khoa học ứng dụng tại ĐH RMIT và Phan Ngọc Thúy nghiên cứu tạo vaccine vi khuẩn sống Edwardsiella ictaluri, vi khuẩn Salmonella làm tăng khả năng miễn dịch cho cá cho thấy rằng đây là vaccine sống không gây bệnh và có thể kích thích toàn bộ hệ thống miễn dịch.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã kết hợp với công ty thuốc thú y TW navetco (2008) thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, cá basa, cá mú, cá giò, cá hồng Mỹ nuôi công nghiệp”, trong đó đối tượng đc quan tâm đặc biệt là cá tra. Sau 2 năm thực hiện, nghiên cứu sử dụng vaccine phòng bệnh đốm trắng cho cá tra đã đạt được một số kết quả khả quan và có triển vọng áp dụng vào thực tế. Đặc biệt là vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypothalmus) cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch của cá tra đối với vi khuẩn E. ictaluri qua kháng thể có trong máu cá đạt cao nhất. Nồng độ kháng nguyên kết hợp sử dụng chất bổ trợ Aluminum cũng được xác định (3.109 tế bào/cá) với phương pháp tiêm vaccine 2 lần vào ngày 1 và ngày 14. Thời gian bảo hộ tốt cho đàn cá có thể kéo dài đến 2 tháng.

Cũng trong năm 2008 trung tâm CNSH TP HCM đã tiến hành đề tài “Tạo chủng Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp tái tổ hợp gen nhằm sử dụng làm vaccine ngăn ngừa bệnh mủ gan cho cá tra”. Năm 2009 trung tâm CNSH TP HCM đã tiến hành đề tài “Khảo sát đáp ứng miễn dịch ở cá tra đối với protein màng (OMP – outer membrance protein ) của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri”. Đến đầu năm 2011, trung tâm CNSH TP HCM đã nghiên cứu thành công 5 chủng vaccine nhược độc và 2 protein màng OmpA và OmpN giúp kháng bệnh gan thận mủ cho cá tra Việt Nam. Chủng E. Ictaluri nhược độc đầu tiên tại Việt Nam được tạo ra bằng công nghệ tái tổ hợp gene, Trung tâm CNSH TPHCM đã đăng ký bản quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ CITATION Đăn13 \l 1033 [ HYPERLINK \l "Đăn13" 50 ] .

Đến cuối năm 2011 trung tâm CNSH TP HCM cũng đã phân lập được chủng A.hydrophila ATCC 7966 gây bệnh nhiễm trùng huyết trên cá tra ở vùng nuôi thủy sản Tiền Giang, bên cạnh nghiên cứu thành công chủng vi khuẩn A.hydrophila nhược độc đột biến gen AroA – có tiềm năng làm vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết trên cá tra, đề tài cũng đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trên cá tra

và bước đầu cho kết quả rất khả quan. Đầu năm 2013, Trung Tâm CNSH TPHCM chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo vaccine từ Aeromonas hydrophila gây bệnh cá tra”, đề tài thuộc chương trình Công nghệ Sinh học do Trương Ngọc Thùy Liên làm chủ nhiệm.

Năm 2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cũng chủ trì thực hiện đề tài

“Nghiên cứu di truyền học các chủng Aeromonas hydrophila gây bệnh cá tra”. Đề tài thuộc chương trình Công nghệ Sinh học do Nguyễn Thị Hiền làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài là xác lập các chủng A. hydrophila độc lực cao để phát triển vắc xin phòng bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết (haemorrhagic septicaemia) cho cá tra.

Tóm lại vấn đề nghiên cứu chế tạo vaccine ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang rất được quan tâm, tuy nhiên đối với đối tượng gây bệnh A.hydophila gây bệnh nhiễm khuẩn huyết – một bệnh rất phổ biến ở cá tra thì các công trình nghiên cứu chỉ mới được triển khai trong vài năm gần đây, nên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vaccine nhược độc sử dụng vi khuẩn sống. Do đó, việc nghiên cứu các chủng A.hydrophila nhược độc để làm vaccine là một hướng nghiên cứu có nhiều tiềm năng.

Hiện nay việc tạo chủng nhược độc vẫn được thực hiện theo hướng tạo ra các đột biến bằng tác nhân vật lý (nhiệt độ, tia UV), hóa học (hóa chất, kháng sinh), hoặc bằng phương pháp sinh học phân tử (knockout gen). Phương pháp knockout gen được sử dụng để bất hoạt các gen độc tính hoặc các gen cần thiết cho quá trình sinh dưỡng của vi khuẩn trong vật chủ. Các chủng này vẫn có thể kích thích hệ thống miễn dịch của vật chủ theo con đường gây bệnh của chủng hoang dại nhưng không đủ độc lực để làm chết vật chủ. Vì vậy, knockout gen là một phương pháp rất hữu dụng trong việc tạo chủng vi khuẩn đột biến nhược độc.

Mục tiêu của đề tài bao gồm:

Nhằm thu nhận chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila đột biến gen Wzz có tính nhược độc cao nhất, chúng tôi tiến hành Knock-out hai trường hợp khác nhau dựa

vào chiều dài đoạn DNA được loại bỏ để so sánh và xác định chủng có tiềm năng làm vaccine hơn, bao gồm: (I) Knock – out đoạn trình tự đặc trưng của gen Wzz thuộc locus AHA-2877 và (II) Knock – out toàn bộ locus AHA-2877.

Nội dung của đề tài :

Tạo 2 chủng đột biến gen Wzz bằng phương pháp Knockout gen sử dụng plasmid pGP704:

- Knock out một đoạn DNA dài 528 bp thuộc trình tự đặc trưng của gen Wzz ra khỏi genome

- Knock out toàn bộ locus AHA-2877 dài 2079 bp chứa trình tự gen Wzz ra khỏi genome

Một phần của tài liệu Tạo chủng aeromonas hydrophila đột biến bằng kỹ thuật knock out gen wzz dùng làm vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết cho cá tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)